Giọng trữ tình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 59 - 60)

Một trong những giọng điệu làm nên phong cách của nhà văn Haruki Muruakami đó là giọng trữ tình. Giọng kể mượt mà, sâu lắng, trữ tình đan xen yếu tố siêu thực của người kể chuyện đã đưa người đọc lắng sâu vào từng chi tiết, sự kiện, đồng thời cùng nhà văn và nhân vật suy ngẫm về cuộc đời. Lấy bối cảnh từ những bài hát nhạc Jazz, những truyện ngắn của ông mang âm điệu như những trang thơ. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Haruki Muruakami nói: “Tôi băn khoăn liệu mình có thể chuyển thứ âm nhạc đó vào việc viết lách. Đây chính là điểm khởi đầu phong cách của tôi. Cho dù âm nhạc hay văn chương, điều cơ bản nhất là nhịp điệu… Tôi học được tầm quan trọng của nhịp điệu chính từ âm nhạc, chủ yếu là nhạc Jazz. Tiếp theo là giai điệu (melody), có nghĩa là sự sắp xếp từ ngữ một cách phù hợp để làm sao ăn khớp với nhịp điệu” (http://www.Google.com vn).

Truyện Vườn cỏ buổi chiều cuối cùng như một bản nhạc chất chứa bao tâm trạng: “Khi nghe được ban nhạc Three Dog Night ca bản Mama Told Me, tôi ngừng tay vặn, nằm ngửa ra mà nhìn qua kính mát, đám lá cây, và ánh nắng len qua đám lá cây ấy” [5, tr.120]. Kết hợp với những bản nhạc là những trang thư trữ tình: “Em đã yêu anh suốt từ ngày xưa, bây giờ vẫn yêu, và sẽ còn yêu” [5, tr.110]. Và “cả bây giờ đây, em cũng vẫn yêu anh…Em nghĩ anh hiền hòa và đáng trọng. Nhưng có khi em cảm thấy chỉ thế thôi thì có lẽ không đủ …” [5, tr.122]. Nhịp điệu trầm bỗng hài hòa như một bản tình ca. Trong Bi kịch mỏ

than New York, mở đầu là lời nhạc New York Mining Disaster 1941 của Ban Bee Gees: “Trong lòng đất, công tác cứu người có lẽ còn tiếp tục, hoặc không

chừng mọi người đã chịu thua mà bỏ cả lên rồi” [5, tr.72]. Dù bi kịch hay hài kịch, trong giọng văn của Murakami vẫn hiện lên chất trữ tình, lãng mạn và thi vị. “Anh muốn mang em lên chiếc thuyền hàng đi Trung Quốc, dành riêng cho một mình anh mà thôi. Ôm em trong tay để giữ em mãi mãi, xa lánh tất cả người

tình của em đang khóc bận trên bến xa” [5, tr.46]. Đây là lời ca của bài On slow

Boatb to china nhạc và lời của Frank Loesser, mà Murakami mượn để nói hàm

ý, thuyền hàng đi Trung Quốc là một chuyến đi chậm rãi, sau thời gian thật dài mới đến được nơi thật xa xôi. Vượt qua chặng đường gian khó ấy, con người phải kiên nhẫn, “hãy mơ tưởng đến những mái nhà chói sáng của phố phường Trung Quốc, hãy mơ tưởng đến những cánh đồng cỏ xanh tươi…” [5, tr.45]. Giọng văn mượt mà, nhẹ nhàng, bay bỗng cũng là cách miêu tả nỗi bật tính cách nhân vật.

Ở truyện Nàng Ipanema năm 1963/1982, nhân vật hóa thân vào lời bài hát để tìm niềm vui, muốn được yêu, và tình cảm đó duy trì mãi mãi. “Thân hình thon gọn, da rám nắng tươi trẻ, xinh đẹp, nàng Ipanema bước đi trên bãi cát. Nàng bước theo nhịp Samba uốn éo thanh tú uyển chuyển mềm mại. Tôi muốn nói yêu nàng. Tôi muốn dâng nàng trái tim tôi. Nhưng nàng chẳng để ý đến tôi chỉ nhìn ra biển xa mà thôi” [5, tr.82]. Giọng nuối tiếc, trách móc, giận hờn kết hợp cùng giọng trữ tình tạo nên âm điệu đa thanh trong văn phong của Murakami. Hiện thực có phũ phàng nhưng đối với họ vẫn vô cùng thơ mộng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 59 - 60)