Mô típ kí hiệu, đồ vật, biểu tượng

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 45 - 48)

Kí hiệu là: “Dấu hiệu vật chất đơn giản, do quan hệ tư nhân hay do quy ước, được coi như thay cho một thực tế phức tạp hơn”. Hay: “Kí hiệu là cái có thể nhận biết trực tiếp, cho phép kết luận về sự tồn tại hoặc về tính chân thực của một cái khác liên hệ với nó” [22, tr.644]. Mô típ kí hiệu là những hiện tượng trừu tượng được kí hiệu hoá thành cái cụ thể, còn những cái cụ thể thì lại được kí hiệu hoá thành sản phẩm của trí tưởng tượng.

TruyệnNgười đàn ông đi xe taxi là một minh chứng. Câu chuyện thực và

ảo hoà quyện vào nhau. Nhan đề tác phẩm đánh lạc hướng ta nhầm sang câu chuyện của người đàn ông đi xe taxi, nhưng thực ra đó chỉ là một bức tranh. Bức tranh này do một hoạ sĩ nghèo Thỗ Nhĩ Kỳ vẽ. Nữ họa sĩ (nhân vật chính trong tác phẩm) mua và tặng thưởng cho mình. Bức tranh xét về mặt nghệ thuật thì không có gì nổi trội. Nhưng đối với cô, anh chàng trong tranh đẹp, cô cảm nhận

được sự bó buộc của người đàn ông ngồi trong chiếc taxi như sự lo lắng thường ngày của cuộc sống. Mười năm sau khi cô đốt bức tranh, trong một lần đi du lịch cô gặp chính người đàn ông đi xe taxi. Cảm giác chênh vênh đưa cô vào hai thế giới khác nhau. Người đàn ông đi xe taxi là một dạng kí hiệu, biểu tượng cho những khát khao và đam mê của con người.

Sex là một kí hiệu để con người xác nhận sự tồn tại của nhau. Trong

Folklore của thời đại chúng ta, chàng và nàng dùng cách sờ soạng nhau để nhận

ra nhau sau bao năm xa cách. Cuộc sống bây giờ của mỗi người đã khác, nhưng khi gặp lại nhau họ vẫn dùng cách xưa: “Chúng tôi vuốt ve nhau rất lâu, lâu lắm. Không ai nói lời nào. Có gì để chúng tôi nói? Đó là cách duy nhất để chúng tôi nhận ra nhau sau những năm xa cách. Như khi chúng tôi còn học ở trường. Tất nhiên, mọi thứ giờ đã khác có lẽ tình dục bình thường tự nhiên đơn giản sẽ giúp chúng tôi hiểu nhau hơn. Và có lẽ nó sẽ làm cho chúng tôi cùng vui vẻ, hạnh phúc” [16, tr.127]. Đó là cách họ khẳng định sự tồn tại tình yêu của nhau.

Con người cũng là một dạng siêu kí hiệu trong truyện ngắn của Haruki Murakami. Nhân vật của ông thường được kí hiệu hoá thành những chàng và nàng, tôi, cô gái trăm phần trăm, chàng Clean, nàng Clean, người đàn ông thứ bảy…Anh Clean, chị Clean (sạch sẽ) như trong quảng cáo kem đánh răng. Tình yêu của họ kéo dài suốt bốn năm nhưng cuối cùng tan vỡ vì giá trị truyền thống. Ngay đến những xúc phạm sinh lí, họ cũng có luật của mình là sờ soạng nhau mà thôi. Họ học giỏi, yêu thích thể thao…, họ là cặp đôi hoàn hảo nhất. Hay như cô gái mang danh hoàn hảo trăm phần trăm nhưng nàng không đẹp, tuy nhiên đối với chàng thì nàng là một cô gái hoàn hảo. Các nhân vật trong truyện Murakami như một sự thanh lọc, tinh khiết, hoàn hảo. Những cái tên được kí hiệu hoá cũng là cách chúng ta gặp những con người ấy ở đâu đó trong cuộc sống đời thường hoặc ngay trong chính bản thân chúng ta.

Đồ vật cũng tồn tại như một phần của hiện thực và góp phần tạo nên không khí thực cho những truyện ngắn đậm chất kì ảo của Murakami. Người Ti-

Vi là một câu chuyện về tivi hoá đối với cuộc sống của con người. Người Ti-Vi

xâm nhập vào phòng nhân vật “tôi” một cách tự nhiên, sắp đặt lại đồ đạc, đưa tivi lên nóc tủ…Người Ti-Vi còn xuất hiện “ở chỗ làm việc của tôi, tại bậc cấp ở sở” [8, tr.29]. Hình ảnh trong tivi là Người Ti-Vi xuất hiện trong ngôi nhà của nhân vật “tôi”. Đồ vật hoá làm cuộc sống con người lắng đọng. Nó như báo hiệu một sự việc khác thường sắp xảy ra trong cuộc sống. Spaghetti hoá, biểu hiện sự

lẻ loi của kiếp người: “Năm 1971, tôi mải miết luộc Spaghetti để sống, và mải miết sống để luộc Spaghetti” [4, tr.146]. “Năm ấy, quả thật làn hơi nước ngào ngạt bốc lên từ nồi nhôm chính là niềm tự hào của tôi, và nước sốt cà chua sôi thành tiếng sục sục trong chảo đã cho tôi niềm hi vọng” [4, tr.146]. Cuộc sống hiện đại sôi động nhưng các nhân vật của Murakami không tìm thấy được niềm vui. Ngược lại, họ thấy được an ủi thông qua những công việc đơn giản, cụ thể ở đây là hoạt động nấu món Spaghetti.

Văn học hậu hiện đại được xem là văn học của các ẩn dụ, biểu tượng, huyền thoại… Nói như vậy, dĩ nhiên biểu tượng không phải là đặc sản duy nhất chỉ có ở văn học hiện đại, hậu hiện đại. Guy Schoeller nói: “Sẽ là quá ít, nếu nói rằng, chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta”. Truyện ngắn Murakami đậm chất siêu thực, huyền ảo nhưng bên cạnh đó cũng đậm dấu ấn biểu tượng. Biểu tượng người đàn ông và thế giới băng trong truyện ngắn Người đàn ông băng là một ví dụ. Đây là biểu tượng lớn nhất của câu chuyện, nói lên sự xa cách của con người với con người trong xã hội. Người đàn ông băng có cái nhìn câm lặng và trong suốt. Anh không để ý những gì đang diễn ra xung quanh mình, không nhìn thấy tương lai và không chút hứng thú về tương lai. Ngay đến khoái cảm tính dục cũng không còn, gần gũi thể xác nhưng tâm hồn đã đóng băng: “Khi người đàn ông băng làm tình với tôi, tôi thấy trong tâm trí mình một tảng băng mà tôi chắc là nó hiện hữu ở một nơi cô tịch” [16, tr.38]. Đại nhạc hội của sư tử biển lấy sư tử biển làm biểu tượng cho đại dương bao la: “A là biểu tượng cho B và B sẽ là biểu tượng cho C. Rồi C sẽ là biểu tượng cho cả A và B” [16, tr.56 – 57]. Hay như lưỡi dao săn biểu tượng cho thời gian của kí ức. Kí ức có những vết thương và những đường cong. Trong đêm khuya, thường niềm đau, nỗi nhớ thức dậy khi tha nhân ngủ yên.

Thực và ảo là bút pháp đặc sắc thể hiện quan niệm về con người và cuộc sống. Thế giới thực đơn điệu, thế giới ảo vui tươi, nhiều nguồn sống mới. Cả hai đan xen như để chúng ta soi chiếu và nhận ra trong mỗi chúng ta ai cũng có những khoảng không - thời gian ảo, những giấc mơ…Con người cũng có lúc biến hoá sang dạng khác để làm mới cuộc sống hiện tại và làm mới mình. Tất cả các mô típ mà nhà văn Murakami sử dụng đều là những gợi mở bí ẩn của tâm hồn, mở ra cánh cửa hiện thực thứ hai mà không phải lúc nào con người cũng nắm bắt được.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 45 - 48)