Giọng hài hước, châm biếm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 57 - 59)

Haruki Murakami sử dụng giọng hài hước châm biếm rất tài tình. Vừa hài hước, vừa châm biếm, giọng văn Murakami phê phán những giá trị tinh thần bị đảo lộn, những mặt trái của cuộc sống hậu công nghiệp được phơi bày. Cuộc sống càng hiện đại, các mối quan hệ giữa con người ngày càng xa dần. Sinh hoạt hàng ngày lặp lại: “Tôi 32 nàng 18…Cứ nghĩ thế đâm ra nản. Tôi mới 32 còn nàng đã 18…Ừ, thế mới được. Chúng tôi là bạn hơi đặc biệt của nhau, chỉ thế thôi, không hơn không kém. Tôi có vợ, còn nàng có đến sáu người bạn trai. Nàng hẹn hò với bạn trai mỗi tuần sáu ngày, còn đối với tôi chỉ ngày chủ nhật mỗi tháng. Những ngày chủ nhật còn lại, nàng ở nhà xem tivi. Khi xem ti vi, nàng trông dễ thương như con hải mã” [4, tr.121]. Các giá trị cuộc sống vô nghĩa, con người tìm niềm vui, ý nghĩa cuộc sống trong những điều tầm thường, “đám Spaghetti đã sinh nhằm nồi nước sôi, trôi tuột đi như dòng sông trên vách nghiêng thời gian của năm 1971 mà biến mất. Tôi tiếc thương họ. Những Spaghetti của năm 1971” [4, tr.149]. Thật hài hước, con người giờ lại đi tiếc thương món Spaghetti.

Có khi tác giả tạo ra hai sự đối lập đứng cạnh nhau để làm nỗi bật sự khác biệt của chúng. Tác giả châm biếm thói đạo đức giả xuất hiện nhan nhản trong cuộc sống. Đó là anh chàng nói lắp mỗi khi nói đến hai chữ địa đồ mà lại nuôi ước vọng làm việc trong Viện Địa lý Quốc gia: “Đã thế, một anh chàng cứ nói đến hai chữ địa đồ thì lắp ba lắp bắp, mà lại nuôi chí vào làm trong viện địa lý quốc gia, thì quả là trớ trêu thật” [7, tr.22]. Ông già trong Chuyện quái đản

trong thư viện, bên ngoài rất tử tế: “Giờ đóng thư viện thì chẳng vấn đề gì. Tôi

bảo được là được thôi” [4, tr.183]. Nhưng bên trong, ông là một người rất hiểm độc: “Câm mồm lại mà bước vào trong đi. Rồi đọc thuộc lòng cả ba cuốn sách. Đúng một tháng sau, chính ta sẽ kiểm soát. Nếu thuộc lòng được ta sẽ thả ra” [4, tr.190]. Ở Người lùn nhảy múa, sự giả dối được ngụy biện tinh vi. Lợi dụng quyền lực và lòng yêu mến của mọi người mà người lùn làm những chuyện vô lương tâm. Làm cho cách mệnh nổi dậy, làm cho nhân vật “tôi” phải chạy trốn cảnh sát: “Cứ thế, đã gần một tháng nay, tôi trốn chui trốn nhủi từ rừng này sang rừng kia, núi này qua núi nọ. Đào củ mà ăn, ăn cả côn trùng, uống nước sông mà sống qua ngày” [7, tr.117].

Haruki Murakami mẫn cảm trước những vấn đề truyền thống quá khắt khe, đó là vấn đề trinh tiết. Vào những năm 1960, trinh tiết có ý nghĩa quan trọng hơn bây giờ. Nhưng “tôi thấy (chẳng phải tôi điều tra gì đâu), khoảng năm mươi phần trăm các cô gái thời chúng tôi đã không còn trinh tiết trước tuổi hai mươi” [16, tr.110]. Nhà văn giễu cợt cái gọi là truyền thống ấy: “Bây giờ nhìn lại, tôi có thể nói rằng phần lớn các cô gái trong thời chúng tôi, dù còn trinh hay không, đều chia sẻ những xung đột nội tâm về tính dục. Nó tùy thuộc vào hoàn cảnh và đối tác. Họ bị kẹp giữa một bên là đám đông tương đối thầm lặng, có cách nghĩ thoáng, cho tình dục là một loại thể thao và một bên là những thủ cựu cho rằng con gái phải giữ gìn trinh tiết đến tận khi lập gia đình” [16, tr.110]. Đừng cấm đoán tình dục nhưng cũng đừng ủng hộ nó một cách thái quá. Tình dục là một biện pháp để giải tỏa nỗi cô đơn. Nhà văn còn phê phán một gia đình chỉ coi trọng người khỏe mạnh, còn người bệnh tật thì trở thành trục xoay cho mọi người trong gia đình: “Tôi muốn nói là gia đình tôi - chia làm hai loại người: loại người khỏe mạnh và loại bệnh tật. Loại bình thường và loại người khác thường. Loại khỏe mạnh thì bận rộn làm ăn, gia tăng thêm tài sản và trốn thuế - đừng nói với ai nhé - và họ chăm lo cho những người bệnh tật. Đó là sự phân công lao động chặt chẽ” [16, tr.183]. Bằng giọng văn hài hước, châm biếm

nhà văn để nhân vật “tôi”phê phán các mối quan hệ trong gia đình, “gia đình là một thứ lạnh lùng” [16, tr.183], hoặc “một trong những đặc điểm của chính hệ thống này là sự thiếu hụt sẽ bị hút về cái thiếu hụt lớn và sự thừa mứa sẽ bị hút về cái thừa mứa lớn hơn” [16, tr.184]. Sự lạnh nhạt về tình cảm kéo con người đến những thiếu thốn về tinh thần. Giọng châm biếm, hài hước của nhà văn và nhân vật phủ định cái lỗi thời, căm ghét sâu sắc sự dối trá, tiêu cực, đồi bại. Đó cũng là cách khẳng định cá tính riêng của mỗi nhà văn.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w