Sự đan xen yếu tố thực và ảo 1 Yếu tố thực

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 34 - 35)

2.2.1. Yếu tố thực

Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn đều tạo cho mình một bút pháp nghệ thuật riêng. Bút pháp ấy có khi tồn tại ở dạng tiềm ẩn, có khi ở dạng một tuyên ngôn. Truyện ngắn của Haruki Murakami đã vẽ lên một bức tranh hiện thực về xã hội Nhật Bản ở những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.

“Văn học là nhân học” (M.Gorki). Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực, là người ghi chép trung thực của thời đại. Văn học phản ánh hiện thực cũng là một phương thức tạo độ bền lâu cho tác phẩm. Bên cạnh yếu tố ảo, phi hiện thực, người nghệ sĩ phải nên kết hợp yếu tố thực để làm cho bức tranh trong tác phẩm sinh động và muôn màu. Yếu tố thực được Haruki Murakami sử dụng thật tài tình. Thực nhưng có cảm giác giống như ảo. Nếu như nhà văn đoạt giải Nobel văn chương năm 1968 Yasunari Kawabata nghiêng về chiều sâu nhận thức văn hoá mang tính đạo đức thẩm mĩ cao không biết mệt mỏi trên con đường hành trình đi tìm cái đẹp trong thiên nhiên và trong con người, thì Haruki Murakami cũng tiếp thu nét đẹp ấy trong tác phẩm của bậc tiền bối. Đồng thời ông cũng miêu tả những yếu tố thực như có thực ngoài đời. Chỉ cần theo chỉ dẫn qua những lời văn là ta có thể hình dung ngay khung cảnh ấy: “Hai bè củi được thả neo ngoài khơi xa nhìn như hai hòn đảo sinh đôi. Một khoảng cách lý tưởng nếu từ bờ bơi ra – chính xác là năm mươi feet tính từ bờ và khoảng ba mươi feet

giữa hai bè gỗ. Bề ngang 35 cm, mỗi bè đều có thanh sắt và thảm cỏ nhân tạo phủ trên bề mặt. Mực nước sâu 25 đến 30 cm, trong suốt đến mức ta có thể nhìn thấy sợi dây xích nối giữa hai chiếc bè kéo tận xuống đáy chiếc neo bê tông. Khu vực bơi được một tảng đá ngầm san hô vây quanh. Và ít khi có sóng lớn nên những chiếc bè cứ dập dềnh nhẹ nhàng trên mặt nước” [16, tr.171]. Quang cảnh xung quanh làm phông nền tôn lên nét đẹp của những chiếc bè ngoài khơi xa. Truyện ngắn của Haruki Murakami còn phản ánh hiện thực bức tranh xã hội Nhật Bản hiện đại, tác động của thiên nhiên đến con người. Thảm kịch trận động đất ở phía Tây Nhật Bản gần Kobe (nơi sinh ra của tác giả), hay các tuyến xe điện ngầm bị tấn công… Tất cả đều thể hiện quá trình tìm kiếm lại bản ngã của người dân Nhật Bản. Đặc biệt, trào lưu tự vẫn để thoát khỏi đau đớn, cô đơn trong cuộc đời cũng được ngòi bút hiện thực Murakami khắc hoạ rõ nét. Đó là những cô, cậu sống mãi ở tuổi mười bảy. Lang thang, đặt câu hỏi mình là ai, các nhân vật trong truyện ngắn Haruki Murakami thấy mình lạc lõng trong thế giới thực ảm đạm và buồn tẻ.

Thế giới hiện thực mà Haruki Murakami tạo ra trong các tác phẩm thuộc về một trường phái văn hoá duy nhất: nền văn hoá tiêu dùng chiếm lĩnh toàn cầu. Nhân loại múa may yêu đương, giận hờn, sinh sống trên nhạc jazz với những tiện nghi hiện đại như tivi, tàu shinkansen…Con người bị ngủ mê trong đời sống tối trầm lặng. Đi làm, về nhà, ăn ngủ…, thỉnh thoảng đi nhậu, đi chơi gái hay lâu lâu đi xem kangaroo cho đỡ buồn. Như Bùi Giáng đã nói: “Ta còn gì trên dòng năm tháng trầm luân? Còn nguyên phố thị hội đàm, với trăng châu thổ muôn vàn dưới kia”[16, tr.27].

Yếu tố cuộc sống và hưởng thụ cuộc sống cũng được Haruki Murakami miêu tả rất thực. Tận hưởng những gì của thời đại ban cho: ăn mặc thời trang, uống rượu ở những quán bar nổi tiếng... Họ lao động và biết tận hưởng thành quả lao động của mình. Thượng lưu nhưng hết sức đại chúng. Qua sự miêu tả thực trong tác phẩm của Haruki Murakami, bạn đọc trẻ tuổi sẽ tìm thấy chính mình cùng với nhiều sở thích đam mê về thế giới hiện đại.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Haruki Murakami (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w