Ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về bảo vệ môi trờng trong quy hoạch kinh tế x hội.ã

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong quy hoạch kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 48)

Trình tự tiến hành đánh giá tác động môi trờng

2.2Ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về bảo vệ môi trờng trong quy hoạch kinh tế x hội.ã

vệ môi trờng trong quy hoạch kinh tế - x hội.ã

Ban hành và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trờng là một trong những hình thức pháp lý quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm môi trờng. Tiêu chuẩn môi trờng vừa là công cụ kĩ thuật vừa là công cụ pháp lý để kiểm soát ô nhiễm.

- Tiêu chuẩn môi trờng là cơ sở khoa học để xác định chất lợng môi trờng sống của con ngời, xác định mức độ ô nhiễm đối với từng thành phần môi trờng cụ thể, xác định các biện pháp ngăn chặn và khắc phục tình trạng môi trờng bị ô nhiễm. Nói cách khác, tiêu chuẩn môi trờng là căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trờng, đánh giá hiện trạng môi trờng và dự báo tình hình môi trờng.

- Tiêu chuẩn môi trờng giúp cho các chủ thể có nhu cầu khai thác, sử dụng các thành phần môi trờng biết đợc phạm vi, giới hạn mà họ đợc phép tác động đến môi trờng, cũng nh biết đợc họ đang sống trong điều kiện môi trờng nh thế nào.

- Tiêu chuẩn môi trờng là căn cứ pháp lí để các chủ thể có thẩm quyền xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi và hậu quả mà con ngời gây ra đối với môi trờng.

Theo khoản 5 Điều 3 Luật BVMT năm 2005: “Tiêu chuẩn môi trờng là giới hạn cho phép của các thông số về chất lợng môi trờng xung quanh, về hàm lợng của chất gây ô nhiễm trong các chất thải đợc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lí và bảo vệ môi trờng”.

Nh vậy, những giới hạn cho phép đợc hiểu là mức độ hoặc phạm vi chất ô nhiễm nhất định có thể chấp nhận đợc.

Tiêu chuẩn môi trờng vừa là quy phạm pháp luật vừa là quy phạm kỹ thuật. Đó là sự kết hợp giữa những thuộc tính cơ bản của các thành phần môi trờng nh: Các thông số kỹ thuật, các chỉ số kỹ thuật cụ thể với các hình thức pháp lý nh: quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nớc có thẩm quyền ban hành, để điều chỉnh hành vi của con ngời trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động đến các yếu tố khác nhau của môi trờng.

2.2.1.Để đáp ứng các yêu cầu nêu trên, tiêu chuẩn môi trờng phải đợc xây dựng và áp dụng theo các nguyên tắc sau:

+ Đáp ứng mục tiêu bảo vệ môi trờng; phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trờng.

Phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trờng là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật môi trờng, nguyên tắc này đòi hỏi phải đợc xây dựng trên cơ sở tính toán, cân đối giữa khả năng chịu đựng với tác động đến môi trờng từ mọi hoạt động của con ngời cũng nh những biến đổi bất th- ờng của thiên nhiên, để từ đó xác định giới hạn an toàn đối với môi trờng.

+ Tiêu chuẩn môi trờng phải đợc ban hành kịp thời, có tính khả thi và phù hợp với mức độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tiêu chuẩn môi trờng là công cụ chính để kiểm soát ô nhiễm nên việc ban hành tiêu chuẩn môi trờng kịp thời, có tính khả thi là yêu cầu bắt buộc.

Tình trạng thiếu tiêu chuẩn môi trờng sẽ là rào cản lớn trong công tác quản lí và bảo vệ môi trờng, do không có cơ sở khoa học - pháp lí cho việc xác định chất lợng thực tế của môi trờng và khống chế những tác động xấu đến môi trờng.

+ Tiểu chuẩn ban hành phải phù hợp với kinh tế - xã hội và phù hợp với trình độ khoa học, công nghệ ở các giai đoạn khác nhau trong lịch sử. Nếu tiêu chuẩn môi trờng quá cao hoặc quá thấp so với điều kiện kinh tế - xã hội đều có ảnh hởng tiêu cực đến con ngời và các yếu tố tăng trởng khác. Nếu tiêu chuẩn môi trờng quá thấp sẽ không đảm bảo an toàn đối với sức khoẻ của ngời dân. Ngợc lại, nếu tiêu chuẩn môi trờng quá cao sẽ không phát huy đợc hiệu quả thực tế do khó có điều kiện áp dụng, thậm trí trong một số trờng hợp còn cản trở sự phát triển. Ví dụ, tiêu chuẩn môi trờng quá cao đối với việc nhập khẩu các thiết bị, dây truyền sản xuất quá cao sẽ làm hạn chế việc nhập khẩu các thiết bị để phục vụ sản xuất trong nớc và điều kiện tài chính kĩ thuật ở Việt Nam còn hạn chế. Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trờng quốc gia phải có xu hớng đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này sẽ tác động thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam theo hớng bắt kịp vơi sự phát triển của các quốc gia tiên tiến để đáp ứng yêu cầu chung của thế giới về bảo vệ môi trờng. Nếu xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi trờng phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp Việt Nam nhận đợc nhiều sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lí và nguồn tài chính từ phía các tổ chức của thế giới về tiêu chuẩn kĩ thuật.

+ Tiêu chuẩn môi trờng phải phù hợp với đặc điểm của vùng, ngành, công nghệ sản xuất kinh doanh dịch vụ. điều đó có nghĩa là ở những vị trí địa lí khác nhau, vào những thời điểm khác nhau và phục vụ cho những mục đích khác nhau thì tiêu chuẩn môi trờng không thể giống nhau. ví dụ, chất lợng môi trờng không khí ở bệnh viện không thể giống với chất lợng tiêu chuẩn không khí ở các khu công nghiệp, hay tiêu chuẩn âm thanh (tiếng ồn) giữa ban ngày và ban đêm. Vì vậy, khi xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trờng cần tính tới không gian, thời gian, mục đích của việc sử dụng có tác động đến các yếu tố môi trờng. Có nh vậy, việc thực hiện tiêu chuẩn môi trờng sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trờng trên thực tế.

2.2.2.Việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trờng mang tính khoa học phải dựa vào các căn cứ sau:

- Căn cứ vào tác động của môi trờng đến sức khoẻ và cảm quan của con ng- ời vì con ngời là trung tâm, là mục đích hàng đầu của việc bảo vệ môi trờng. Có thể nói, sức khoẻ của con ngời là thớc đo độ ô nhiễm môi trờng, phản ánh chất lợng môi trờng. Vì thế, các tiêu chuẩn của môi trờng phải phù hợp với sự tồn tại và phát triển của con ngời, tới những điều kiện tồn tại xung quanh con ngời. Tác động của môi tr- ờng tác động đến sức khoẻ của con ngời đợc chia thành 5 cấp độ khác nhau, từ đó làm căn cứ cho việc xây dựng tiêu chuẩn môi trờng: 1) mức độ sạch lí tởng; 2) Mức cơ thể thoả mái; 3) Mức gây bệnh mãn tính; 4) Mức gây bệnh cấp tính; 5) Mức nguy hiểm chết ngời. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều lấy mức 2 làm tiêu chuẩn chung cho môi trờng.

- Căn cứ vào tác động của môi trờng đến hệ sinh thái và vật liệu. Xây dựng tiêu chuẩn môi trờng không chỉ bảo vệ sức khoẻ của con ngời mà còn bảo vệ hệ sinh thái và các yếu tố vật chất khác, để chống lại những ảnh hởng làm suy giảm hệ sinh thái hay làm h hỏng các vật liệu xây dựng trong công nghiệp và trong sinh hoạt.

- Căn cứ vào sức chịu tải của môi trờng (Giới hạn cho phép mà môi trờng có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm) gồm: Tiêu chuẩn về chất lợng môi trờng xung quanh và Tiêu chuẩn về chất thải (Điều 10 luật bảo vệ môi trờng năm 2005).

+ Tiêu chuẩn về chất lợng môi trờng xunh quanh, quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số môi trờng phù hợp với mục đích sử dụng thành phần môi trờng, bao gồm: 1) giá trị tối thiểu của các thông số môi trờng bảo đảm sự sống và phát triển bình thờng của con ngời; 2) Giá trị tối đa cho phép của các thông số môi trờng có hại để không gây ảnh hởng xấu đến sự sống và phát triển bình thờng của con ngời, cây trồng, vật nuôi. Khoản 2 Điều 10 Luật BVMT năm 2005 quy định: “Tiêu chuẩn môi trờng xung quanh bao gồm các nhóm:

Nhóm tiêu chuẩn môi trờng phục vụ các mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và các mục đích khác; nhóm phục vụ mục đích cung cấp nớc

uống, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, tới tiêu nông nghiệp; nhóm tiêu chuẩn nớc biển ven bờ phục vụ mục đích nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi giải trí; mhóm môi trờng đối với không khí ở vùng đô thị, vùng dân c nông thôn; nhóm tiêu chuẩn về âm thanh ánh sáng, bức xạ khu vực dân c, nơi công cộng”.

+ Tiêu chuẩn chất thải quy định giá trị tối đa các thông số ô nhiễm của chất thải bảo đảm không gây hại cho con ngời và sinh vật, theo khoản 3 điều 10 Luật BVMT năm 2005 gồm có các nhóm sau: “Nhóm tiêu chuẩn về nớc thải công nghiệp, dịch vụ, nớc thải chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, nớc thải sinh hoạt; Nhóm tiêu chuẩn về khí thải công nghiệp, khí thải từ các thiết bị dùng để xử lí, tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế; Nhóm tiêu chuẩn khí thải đối với các phơng tiện giao thông, máy móc thiết bị chuyên dụng; Nhóm tiêu chuẩn về chất thải nguy hại; Nhóm tiêu chuẩn về tiếng ồn, độ rung đối với phơng tiện giao thông, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hoạt động xây dựng”.

Tóm lại, tiêu chuẩn môi trờng quốc gia phải thể hiện những nội dung cơ ban nh: Cấp độ tiêu chuẩn; các thông số về môi trờng và giá trị giới hạn; đối tợng áp dụng tiêu chuẩn; quy trình; phơng pháp áp dụng tiêu chuẩn, điều kiện kèm theo… v.v việc điều chỉnh tiêu chuẩn môi trờng là 5 năm một lần, trờng hợp cần thiết có thể sớm hơn, điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý về bảo vệ môi trường trong quy hoạch kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay (Trang 48)