Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê (Trang 68)

tại NXB Thống Kê

2.2.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại NXB Thống kê thành sản phẩm tại NXB Thống kê

2.2.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại NXB Thống kê phẩm tại NXB Thống kê

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thì công việc đầu tiên bắt buộc phải tiến hành đó là xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Ta biết rằng để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành có thể căn cứ vào các yếu tố như: đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, yêu cầu quản lý…Doanh nghiệp tùy vào đặc điểm hoạt động kinh doanh mà sẽ đưa ra những lựa chọn phù hợp.

Đối với NXB Thống kê thì việc xác định đối tượng hạch toán chi phí dựa trên cơ sở đặc điểm của quá trình sản xuất sản phẩm. Như đã trình bày, in là một quy trình liên tục và khép kín. Sản phẩm in ấn dù khác nhau về kích cỡ, nội dung những đều trải quả cùng một quy trình công nghệ, sử dụng cùng những yếu tố đầu vào như nhau. Mặt khác, sản xuất tại NXB Thống kê có thể coi là sản xuất giản đơn; sản phẩm không do nhiều chi tiết, bộ phận phức tạp hợp thành và không có các phân xưởng chuyên môn sản xuất ra một nhóm chi tiết hay bộ phận. Chính vì đặc thù này mà tối tượng hạch toán chi phí tại NXB Thống kê là toàn bộ quá trình sản xuất. Tuy nhiên sản phẩm của NXB Thống kê lại được phân chia thành sách và tờ rời (biểu mẫu, chứng từ…) nên tùy từng loại sản phẩm mà các khoản mục chi phí sẽ khác nhau. Đối với những sản phẩm đơn giản như biểu mẫu chứng từ thì chi phí sản

xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, công in, chi phí sản xuất chung. Những sản phẩm sách thì ngoài ba khoản mục nêu trên còn có chi phí nhuận bút. Vì vậy, dù đối tượng hạch toán chi phí là toàn bộ quá trình sản xuất nhưng kế toán phải tiến hành theo dõi chi tiết đến từng loại sản phẩm để đảm bảo việc tính giá thành được chính xác và đầy đủ. Đối tượng tính giá thành của NXB Thống kê là sản phẩm cuối cùng. Giá thành sẽ được tính cho từng đơn vị sản phẩm sách hay tờ rời.

2.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất

Căn cứ vào các tiêu thực khác nhau, ta có thể tiến hành phân loại chi phí sản xuất tại NXB Thống kê như sau:

Phân loại theo yếu tố chi phí

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm giấy, mực in, bản kẽm, các phụ tùng thay thế trong sản xuất, các nguyên liệu dùng để đóng, xén bìa sách…

+ Chi phí tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng: chi phí tiền lương trong sản xuất gồm tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại Xưởng in và tại Phòng sản xuất – kinh doanh, của các cán bộ làm việc tại Ban biên tập. Công nhân tại NXB Thống kê đa số là lao động thời vụ nhưng với Hợp đồng lao động lại có thời hạn ≥ 6 tháng thì vẫn trích đầy đủ các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí tiền lương như quy định (19% tổng quỹ lương).

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: thể hiện bằng giá trị khấu hao trích trong kỳ của những TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như khấu hao của máy in OPSET, máy phơi bản, máy ComPac và máy in…

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: thể hiện bằng giá trị dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất như điện, nước… tại Xưởng in, phòng Sản xuất – kinh doanh, Ban biên tập và tại phòng Chế bản và in.

+ Chi phí khác bằng tiền: những chi phí trả trực tiếp bằng tiền còn lại phục vụ cho hoạt động sản xuất.

+ Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả những chi phí NVL trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành sản phẩm như giấy in và bản kẽm.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (19% quỹ lương) của công nhân trực tiếp sản xuất tại Xưởng in và tại phòng Sản xuất – kinh doanh.

+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm những chi phí liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ sản xuất sản phẩm tại phòng Sản xuất – kinh doanh, Xưởng in, Ban biên tập. Nó bao gồm các khoản mục cụ thể:

_ Chi phí NVL phục vụ chung cho quản lý sản xuất.

_ Chi phí tiền lương nhân viên quản lý tại Xưởng in, quản lý sản xuất tại phòng Sản xuất – kinh doanh, nhân viên Ban biên tập.

_ Chi phí khấu hao TSCĐ sủ dụng tại các bộ phận trên. _ Chi phí dịch vụ mua ngoài.

_ Chi phí khác bằng tiền.

+ Chi phí trả trƣớc ngắn hạn: NXB Thống kê không chỉ in ấn mà còn xuất bản sách, báo tức là phải chủ động về mặt nội dung. Do vậy chi phí nhuận bút phải được nhìn nhận như một khoản mục chi phí sản xuất. Nhuận bút thường được trả cho tác giả trước khi đơn đặt hành hoàn thành vì thế nó phải được ghi nhận là một khoản chi phí trả trước.

+ Chi phí thuê ngoài: khi khối lượng cần in ấn quá nhiều, vượt qua khỏi công suất của NXB Thống kê thì sẽ phải tiến hành thuê in ở bên ngoài để đảm bảo tiến độ. Sản phẩm thuê in mang về thì mới có chi phí nguyên vật liệu, chi phí công in mà chưa có chi phí nhuận bút hay chi phí biên tập nên chưa thể tính giá thành ngay mà tạm treo trên TK 6112.

Tóm lại: phân loại chi phí theo tiêu thức các khoản mục chi phí trong giá

thành sản xuất là cách thức phân loại tương đối phổ biến và rõ ràng. Theo như cách phân loại này thì chi phí sản xuất tại NXB Thống kê gồm 5 khoản mục phí, phù hợp với đặc trưng của một nhà xuất bản. Đây cũng là cách thức phân loại sẽ được sử

dụng để xem xét các yếu tố chi phí cũng như quá trình tập hợp phí để tính giá thành sản phẩm sau này.

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê (Trang 68)