Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê (Trang 148)

Về phân công công việc: phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được giao cho những kế toán viên có năng lực, trình độ và kinh nghiệm nên công việc diễn ra khá suôn sẻ, ít xảy ra hiện tượng nhầm lẫn hay bỏ sót.

Về tổ chức bộ máy kế toán: bộ máy kế toán tại NXB Thống kê tổ chức theo hình thức tập trung, nghĩa là mọi công việc đều do phòng Kế toán đảm nhiệm. Tuy nhiên kế toán cũng cử người tại các phòng ban thực hiện việc thu thập hóa đơn chứng từ hàng ngày để lên bảng kê. Chính vì thế mà các nghiệp vụ phát sịnh, đặc biệt là các khoản chi phí được cập nhật chính xác và kịp thời. Hiện tượng tính thiếu, thừa chi phí hầu như không xảy ra. Vì vậy có thể nói những chi phí sản xuất phát sinh được hạch toán tại NXB Thống kê là hợp lý và chính xác.

Về hàng tồn kho

Phương pháp tổ chức hạch toán chi tiết: phương pháp thẻ song song, là phương pháp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Đây là một phương pháp đòi hỏi số lượng sổ sách không quá cồng kềnh mà vẫn đảm bảo theo dõi tốt tình hình NVL, phù hợp với quy mô của NXB Thống kê.

Phương pháp hạch toán: NXB Thống kê áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ nhưng được vận dụng sáng tạo để đáp ứng yêu cầu quản lý. Cụ thể, theo

Quyết định 15/2006/QĐ – BTC thì các doanh nghiệp áp dụng hình thực kiểm kê định kỳ sẽ chỉ thực hiện kiểm kê vào đầu kỳ và cuối kỳ, trên cơ sở Biên bản kiểm kê sẽ tính ra chi phí NVL phát sinh trong kỳ (hạch toán vào TK 621). Nhưng tại NXB Thống Kê thì việc quản lý NVL được thực hiện chặt chẽ hơn thông qua Phiếu tính giá. Căn cứ vào đơn đặt hàng hay kế hoạch sản xuất đã được ban giám đốc ký duyệt, phòng Sản xuất - kinh doanh sẽ lập Phiếu tính giá trong đó xác định chi phí

NVL theo định mức. Dựa vào Phiếu tính giá, kế toán sẽ lập được 2 loại bảng kê là “Bảng kê chi phí sản xuất sách” và “Bảng kê chi phí sản xuất biểu mẫu chứng từ”. Căn cứ vào 2 bảng kê này có thể xác định ngay chi phí NVLTT phát sinh mà không đợi tới cuối kỳ. Nghĩa là chi phí NVLTT đã có thể xác định từ trước khi tiến hành sản xuất hay kiểm kê. Điều này cho phép kiểm soát tốt tình hình sử dụng nguyên vật liêu, tránh hiện tượng lãng phí; dùng nguyên vật liệu không đúng công dụng, mục đích. Đây là sự vận dụng chế độ rất phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp: nguồn nguyên liệu đầu vào như giấy, mực in, kẽm… rất ít biến động về giá.

Phân kho và quản lý chi tiết NVL: NVL của NXB Thống kê được theo dõi chi tiết theo từng kho nhập - xuất. Nguyên vật liệu sử dụng cho bộ phận sản xuất nào thì sẽ được lưu tại kho của bộ phận đó. Nguyên vật liệu không dùng trực tiếp cho sản xuất thì được xuất từ kho Quản lý. Phân kho rõ ràng sẽ giúp quản lý không bị lộn xộn và cũng tạo điều kiện cho công tác kế toán được tiến hành thuận tiện. Các bảng kê NVL do vậy cũng lập cho từng kho nhập - xuất; giúp việc tập hợp chi phí NVL, so sánh mức tiêu hao NVL giữa các bộ phận sử dụng được dễ dàng.

Về phƣơng pháp quản lý mức tiêu hao NVL: dựa vào định mức. Kế hoạch mua NVL phải được căn cứ vào kế hoạch sản xuất, việc xuất nguyên vật liệu phải căn cứ vào giá theo định mức của đơn đặt hàng. Đây là một phương pháp quản lý phù hợp với đặc thù của sản phẩm in ấn cũng như điều kiện cụ thể của NXB Thống kê. Thực tế đã chứng minh hiệu quả của phương thức quản lý này trong việc hạn chế lãng phí vật liệu, giảm thiểu những sai sót in ấn. Điều này có ý nghĩa then chốt trong đảm bảo kế hoạch sản xuất và kế hoạch hàng tồn kho được lập chính xác. Hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giảm được chi phí lưu kho, giảm tính rủi ro; tạo điều kiện hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Về hạch toán chi phí nhuận bút: bộ máy kế toán rất khéo léo, sáng tạo trong việc vận dụng chế độ và chuẩn mực kế toán vào điều kiện cụ thể của NXB Thống kê. Như đã trình bày thì chi phí sản xuất tại NXB Thống kê gồm 5 khoản mục, trong đó chi phí nhuận bút - vốn là một yếu tố chi phí – nhưng không hạch toán vào tài khoản đầu 6 mà được ghi nhận là một khoản chi phí trả trước và hạch

toán vào TK 142. Việc hạch toán chi phí nhuận bút vào tài khoản 142 phản ánh đúng bản chất của quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cho từng đơn đặt hàng. Chi phí NVLTT, NCTT, SXC, thuê ngoài được tập hợp và kết chuyển vào cuối mối tháng nhưng khi đơn đặt hàng nào hoàn thành thì mới tính giá thành cho đơn đặt hàng đó. Chi phí nhuận bút của những đơn đặt hàng chưa hoàn thành trong tháng sẽ nằm trên số dư Nợ của TK 142 (các TK chi phí đầu 6 không có số dư) chờ đến khi đơn đặt hàng hoàn thành mới kết chuyển.

Mặt khác, chi phí nhuận bút cho từng cuốn sách là tương đối rõ ràng và có thể xác định ngay từ đầu nên chi phí nhuận bút không cần khâu kết chuyển cuối kỳ. Chi phí nhuận bút nằm trên TK 142 sẽ được kết chuyển thẳng vào TK 631 mà không qua bất cứ một TK chi phí trung gian nào. Cách hạch toán này là làm tắt, nhưng rất hợp lý nếu xem xét đến đặc điểm của TK 142 sử dụng tại NXB Thống kê.

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê (Trang 148)