Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của NXB Thống Kê

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê (Trang 53)

Những đặc trưng của NXB Thống kê :

 Tên doanh nghiệp : Nhà xuất bản Thống kê

 Tên dao dịch : Nhà xuất bản Thống kê

 Trụ sở : 98 Thuỵ Khuê – Tây Hồ - Hà Nội

 TK dao dịch : 102010000000682 – NH Công Thương Ba Đình

 Mã số thuế : 01 – 00111779 – 1

 Điện thoại : (04)8457290

 Fax : (844)8457920

 Website : www.nxbthongke.com.vn

Trong quá trình hơn 21 năm hoạt động, NXB Thống kê đã trải qua nhiều biến động; thăng có, trầm có. Căn cứ vào những biến động lớn, có thể chia quá trình phát triển của NXB Thống kê thành 3 giai đoạn như sau:

Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 1986

Là một “Xí nghiệp Quốc doanh“ thuộc Tổng cục Thống kê nên khi mới thành lập thì nhiệm vụ chủ yếu của NXB Thống kê là xuất bản các tài liệu phục vụ ngành. Do vậy công tác biên tập dẫu được tổ chức chặt chẽ song mang nặng tính chuyên môn thuần tuý. Bên cạnh sách chuyên ngành, chỉ có một số ít nhu cầu về sách tin học, hạch toán kế toán được đáp ứng. Ra đời trong bối cạnh đất nước vừa thống nhất nên nguồn nhân lực còn nhiều thiếu thốn. Những cán bộ đầu tiên không

phải được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ xuất bản mà huy động chủ yếu trong nội bộ ngành, cử nhân trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hoạt động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, mỗi năm NXB Thống kê được phân phối theo chỉ tiêu 100 tấn giấy theo giá bao cấp để in biểu mẫu, chứng từ, giấy tờ quản lý. NXB Thống kê không phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm sách mà được Tổng công ty Phát hành sách tiêu thụ theo đơn đặt hàng. Từ ban đầu, NXB Thống kê đã thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi. Vay ngân hàng là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của NXB Thống kê lúc này. Nhà xuất bản tồn tại chủ yếu dựa vào nguồn thu từ việc in ấn phát hành các chứng từ biểu mẫu Thống kê.

Giai đoạn từ 1987 đến 1991

Đại hội Đảng VI diễn ra với những quyết định quan trọng làm chuyển biến sâu sắc nền kinh tế nước nhà. Thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp Nhà nước phải được tổ chức, xắp xếp lại cho phù hợp với điều kiện mới. Thực tế đòi hỏi NXB Thống kê phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thiếu vốn và đề tài. Trước hết đó là nguồn giấy được bao cấp bị cắt giảm nhiều. Kế đến là thị hiếu của độc giả thay đổi, khiến sách bị tồn đọng không bán được. Tự đi trên đôi chân của chân của chính mình, NXB Thống kê lúng túng trong cả khâu xuất bản lẫn khâu tiêu thụ. Thiếu kinh nghiệm quản lý trong cơ chế mới dẫn đến làm ăn thua lỗ, tình hình đặc biệt khó khăn trong giai đoạn 1987 – 1991. Nếu năm 1987 số lượng đầu sách còn đạt 70 đầu sách/1năm thì đến năm 1991 con số này chỉ là 30 đầu sách/năm. Khó khăn chồng chất khó khăn, có những lúc tưởng chừng không qua được.

Thế nhưng, khó khăn lại giống như một động lực mạnh mẽ để tập thể Ban giám đốc và toàn thể các cán bộ công nhân viên đẩy mạnh quyết tâm ý chí vực doanh nghiệp đứng dậy. Chính những năm tháng sống trong khó khăn là những năm NXB Thống kê tích luỹ kinh nghiệm, vừa học vừa làm; tìm tòi, mở ra lối thoát thích ứng với cơ chế mới. Bước khởi đầu trong quá trình vực dậy đi lên là việc NXB Thống kê được mở rộng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh (theo Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng).

Nhà xuất bản Thống kê luôn luôn giữ vững tôn chỉ mục đích, nhiệm vụ chính trị của mình. Giai đoạn 1987 – 1991 cũng đánh một dấu mốc trong lĩnh vực xuất bản: chấm dứt hoàn toàn thời kỳ bao cấp và chuyển sang kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Giai đoạn từ 1992 đến nay

Năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 217/HĐBT cấp

vốn lần đầu 117 triệu đồng cho NXB Thống kê. Số vốn dù ít ỏi nhưng đã phần nào giảm bớt khó khăn, căng thẳng, thổi một sức sống mới vào NXB Thống kê. Công việc tiếp cận thị trường, tìm tòi những đề tài phù hợp với thị hiếu của độc giả được đặt lên hàng đầu. Các ấn phẩm dần được đa dạng hoá sang hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế khác như quản trị kinh doanh, marketing, sách dịch…đáp ứng kịp thời nhu cầu trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, hoạt động liên doanh liên kết tìm đề tài, tìm lối ra cho sách cũng được NXB Thống kê đẩy mạnh. Những nỗ lực không ngừng này cũng được đền đáp bằng kết quả kinh doanh rất khả quan. Năm 1998, NXB Thống kê lần đầu tiên vượt ngưỡng doanh số 5 tỷ đồng, năm 1999 tăng gấp đôi và năm 2006 đạt trên 20 tỷ đồng. Sách của NXB Thống Kê đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam, vươn tới những những thị trường quốc tế tiềm năng. Có thể nói đây là một giai đoạn phát triển khởi sắc của nhà xuất bản, tạo được chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả và tự tin bước đi trên con đường đầy cạnh tranh phía trước.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của NXB Thống kê

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)