Giá thành in có thể xác định được sau khi quá trình in ấn và gia công (đóng thành quyển) kết thúc. Nội dung của giá thành in bao gồm tất cả các chi phí sản xuất phát sinh tại mọi bộ phận có tiến hành sản xuất, ngoại trừ những chi phí phát sinh từ Ban biên tập. Nguyên nhân của việc tách chi phí SXC của Ban biên tập ra khỏi giá thành in là do phạm vi của quá trình in ấn (đã trình bày ở trên). Những hoạt động của Ban biên tập được coi là đứng ngoài quá trình in ấn.
Như đã trình bày, tại NXB Thống kê có đặc điểm: chi phí phát sinh trong tháng bao nhiêu thì đến cuối tháng kết chuyển bấy nhiêu vào giá thành. Kế toán sử dụng phương pháp giản đơn gián tiếp để tính giá thành in. Chi phí sau khi tập hợp sẽ được phân bổ cho từng trang chuẩn để tính giá thành.
Công thức tính giá thành in:
C Z =
Q
Trong đó:
Z: Giá thành một trang chuẩn của Sách hoặc Biểu mẫu chứng từ
C: Tổng chi phí sản xuất phát sinh (trừ chi phí SXC Ban biên tập) (đã được phân bổ tạm thời cho 2 loại: Sách và Biểu mẫu chứng từ)
Q: Tổng số trang chuẩn hoàn thành trong kỳ.
Ví dụ cụ thể: tính giá thành in cuối tháng 01/2007 cho Sách và Biểu mẫu. Đối với Biểu mẫu, chứng từ: Biểu mẫu chứng từ đều do Xưởng in tại NXB Thống kê tự in. Trong tháng 01/2007 thì tổng số trang chuẩn Biểu mẫu chứng từ hoàn thành là 1.551.978.
Chi phí sản xuất Giá thành in Chi phí Chi phí Chi phí SXC của biểu mẫu = của biểu mẫu = NVL + nhân công + (trừ chi phí chứng từ chứng từ trực tiếp trực tiếp SXC củaBBT)
Các chi phí này có thể xem tại các bảng kê chi phí được trình bày cụ thể ở trên. Để tập hợp các chi phí sản xuất của Biểu mẫu, kế toán lập bảng sau:
BIỂU 2.36 : BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA BIỂU MẪU CHỨNG TỪ
Nhà xuất bản Thống kê
98 Thụy Khuê-Tây Hồ-Hà Nội
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA BIẺU MẪU CHỨNG TỪ
Tháng 01/ 2007
(Đơn vị :đồng)
Khoản mục Tổng chi phí Chi phí đơn vị Ghi chú
Chi phí NVLTT 34.119.300 21,98 Chi phí NCTT 9.408.500 6,06 Chi phí SXC 18.493.200 11,92 Tổng 61.021.000 39,96 Giá thành đơn vị Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) Ngày…tháng 01 năm 2007 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)
Căn cứ vào bảng kê này, kế toán lập “Bảng tính giá thành in của Biểu mẫu chứng từ” (Biểu 2.38)
Đối với Sách: Việc tính giá thành của sách phức tạp hơn của Biểu mẫu chứng từ do sách của NXB Thống kê có thể phân làm 2 loại:
_ Sách do NXB Thống kê tự in: khi sách được in tại Xưởng in và tại phòng Sản xuất - kinh doanh thì NVL và công in đều là do doanh nghiệp tự bỏ ra. Lúc này giá thành in được tính như sau:
Chi phí Giá thành Chi phí Chi phí Chi phí SXC sản xuất = in = NVL + nhân công + (trừ chi phí của Sách của Sách trực tiếp trực tiếp SXC củaBBT)
Ví dụ cụ thể: Trong tháng 01/2007 thì NXB Thống kê (bao gồm cả Xưởng in và phòng Sản xuất - kinh doanh) tự in được 10.967.570 trang Sách chuẩn. Từ các bảng kê chi phí ở trên, kế toán cũng lập một bảng tập hợp chi phí sản xuất cho Sách:
BIỂU 2.37 : BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA SÁCH
Nhà xuất bản Thống kê 98 Thụy Khuê-Tây Hồ-Hà Nội
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA SÁCH
Tháng 01/ 2007
(Đơn vị :đồng)
Khoản mục Tổng chi phí Chi phí đơn vị Ghi chú
Chi phí NVLTT 238.768.900 21,77 Chi phí NCTT 65.841.200 6,00 Chi phí SXC 129.416.700 11,80 Tổng 434.026.800 39,57 Giá thành đơn vị Ngƣời ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) Ngày…tháng 01 năm 2007 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu)
Căn cứ vào bảng kê này, kế toán lập “Bảng tính giá thành in của Sách (tự sản xuất)” (Biểu 2.39).
_ Sách do NXB Thống kê thuê in ở bên ngoài: Khi nào số lượng đơn đặt hàng quá lớn, công suất máy in đang hoạt động không đáp ứng được thì NXB Thống kê sẽ phải thuê in ở bên ngoài. Khi nhận sản phẩm in từ bên ngoài về là kế toán có thể tính ngay giá thành in. Công thức cụ thể như sau:
C
Z = Q
Trong đó:
C: Tổng chi phí thuê ngoài phát sinh
Q: Tổng số trang chuẩn thuê ngoài in hoàn thành trong kỳ.
Ví dụ cụ thể: Trong tháng 01/2007 thì tổng số trang chuẩn thuê in hoàn thành là 6.359.612 trang chuẩn. Tổng chi phí thuê in phát sinh được tập hợp trên TK 611(2) là 259.846.000 VNĐ.
Giá thành đơn vị một trang chuẩn thuê in
Căn cứ vào số liệu này, kế toán có thể lập “Bảng tính giá thành in của Sách (thuê ngoài)” (Biểu 2.40).