Theo chế độ kế toán Mỹ

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê (Trang 48)

Về cơ bản, quan niệm chi phí của kế toán Việt Nam rất gần với quan niệm về chi phí của kế toán Mỹ. Một cách cụ thế, kế toán Mỹ quan niệm chi phí là giá trị tất cả các nguồn lực đã hao phí để có được hàng hóa hoặc dịch vụ. Chi phí trong kế toán Mỹ được phân loại thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ (điều này cũng giống như tại Việt Nam, chi phí được phân thành chi phí trong sản xuất và chi phí ngoài sản xuất):

 Chi phí sản phẩm là bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Chi

phí này bao gồm chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung:

Chi phí NVL trực tiếp: là những hao phí về nguyên vật liệu có thể xác định được một cách dễ dàng, có thể đo lường được một cách hợp lý nhằm phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ. Hao phí những nguyên vật liệu phụ, không liên quan trực tiếp đến việc hình thành sản phẩm thì được coi là chi phí NVL gián tiếp, hạch toán vào chi phí sản xuất chung. Điểm khác biệt trong nội dung chi phí NVL trực tiếp của kế toán Việt Nam và kế toán Mỹ là: chi phí NVL phụ không được ghi nhận vào chi phí NVL trực tiếp, mà được coi là chi phí NVL gián tiếp, do vậy được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.

Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương trả cho người công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

Chi phí sản xuất chung: bao gồm toàn bộ những chi phí khác phát sinh trong quá trình sản xuất, phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ bên cạnh chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp như: chi phí tiền lương cho quản đốc phân xưởng, chi phí khấu hao máy móc phục vụ sản xuất…

 Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và khoản chi phí này không được tính vào giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Thống kê (Trang 48)