Hoạt động phát triển hệ thống thanh toán thẻ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam giai đoạn 2012 2017 (Trang 60)

Bảng 2.12: Mức độ phát triển hệ thống ATM/POS 2007-2011 STT Năm ATM POS Số lượng (lũy kế) % tăng so với năm N-1 Số lượng (lũy kế) % tăng so với năm N-1 1 2007 4.596 53,0 19.616 78,3 2 2008 7.480 62,7 26.930 37,2 3 2009 9.723 29,9 36.620 35,9 4 2010 11.696 20,2 53.952 47,3 5 30.6.2012 12.811 10,0 63.405 17,00

Nguồn: Báo cáo của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam

Trong hoạt động thẻ, việc phát hành thẻ thường phải gắn liền với quá trình mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động mở rộng

hệ thống ATM và đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ - POS (ĐVCNT) đã có sự tăng trưởng đáng kể, nhất là giai đoạn 2007-2011.

Có thể nói hoạt động phát triển hệ thống ATM và POS phục vụ các hoạt động thanh toán thẻ đã được các ngân hàng quan tâm phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, tuy đây là lĩnh vực đầu tư lớn, tốn kém cả chi phí đầu tư và chi phí vận hành hệ thống nhưng số lượng đầu tư đã liên tục có sự tăng trưởng vì thế đã tạo điều kiện rất tốt cho các hoạt động thanh toán thẻ được phát triển góp phần cải thiện đáng kể hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.

Về phát triển mạng lưới ATM: Ngoài việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản, các ngân hàng còn chủ động nghiên cứu và triển khai nhiều tính năng gia tăng trên hệ thống ATM như thanh toán hóa đơn dịch vụ (điện. nước, viễn thông, bảo hiểm…), góp phần mang lại tiện ích cho khách hàng và qua đó giúp giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

Về phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ - POS: nếu năm 2007, cả thị trường mới có hơn 19.616 POS thì đến 30/6/2011 đã có tới hơn 63.000 POS, tăng gần 4 lần. Bên cạnh việc gia tăng về số lượng POS, các ngân hàng đã rất tích cực trong việc mở rộng phạm vi ngành hàng phối hợp lắp đặt mạng lưới chấp nhận thẻ, trong đó chú trọng các ngành kinh doanh bán lẻ, các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng ngày như dịch vụ taxi, dịch vụ bán vé tàu hỏa, máy bay…

Điểm nhấn đáng kể của công tác phát triển mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ trong 3 năm gần đây chính là hoạt động hợp tác kết nối mạng lưới ATM, POS. Trong thực tế, ngay từ khi triển khai hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, các ngân hàng đều ý thức được tầm quan trọng của hoạt động kết nối liên thông, tận dụng cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Từ những năm 2004-2005, liên minh thẻ do Vietcombank và 11 ngân hàng cổ phần và liên doanh đã chính thức đi vào hoạt động liên thông thẻ thông qua sự bảo trợ của Vietcombank để hình thành và xây dựng công ty chuyển mạch thẻ Smartlink hiện nay. Sau đó, tổ chức BanknetVn đã ra đời với mục tiêu xây dựng một hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia nhằm kết nối các hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng Việt Nam, có sự tham gia

của các ngân hàng lớn như BIDV, Vietinbank, Agribank…Từ năm 2008, thực hiện chỉ đạo của ngân hàng nhà nước (NHNN) về việc kết nối với các tổ chức chuyển mạch thẻ nhằm tạo ra mạng lưới chấp nhận thẻ thống nhất trên toàn quốc, các ngân hàng Việt Nam đã cùng với các công ty chuyển mạch như Smartlink, BanknetVn, VNBC liên tục mở rộng việc kết nối. Mạng lưới ATM đến naygần như cơ bản đã liên thông toàn thị trường, chủ thẻ của các ngân hàng đã có thể thực hiện các giao dịch trên ATM của các ngân hàng khác và ngược lại một cách dễ dàng, thuận lợi với mức phí hợp lý. Tiếp sau sự thành công của kết nối mạng lưới ATM, bắt đầu từ tháng 10/2012, NHNN đã chỉ đạo và phối hợp với các ngân hàng, các công ty chuyển mạch mở rộng kết nối mạng POS trên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng. Việc chia sẻ mạng lưới và đẩy mạnh kết nối liên thông hệ thống ATM, POS không chỉ góp phần gia tăng thuận tiện cho chủ thẻ mà còn góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động thẻ của các NHTM, tiết kiệm chi phí đầu tư cho mỗi ngân hàng và cho toàn xã hội, cũng như giúp hạn chế lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, qua đó thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt...

Với các nổ lực mở rộng mạng lưới trên, doanh số thanh toán thẻ của các ngân hàng thương mại đã không ngừng gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 doanh số thanh toán thẻ quốc tế của toàn thị trường đạt 470 triệu USD, đến năm 2010, toàn thị trường đã đạt gần 1.500 triệu USD, tăng gần 300% chỉ trong vòng 5 năm. Đến nay, mạng lưới thanh toán thẻ tại Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận thanh toán các thẻ mạng thương hiệu Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diners Club, CUP và DiscoverCard, là các thương hiệu thẻ hàng đầu và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Đối với hoạt động thanh toán thẻ nội địa, thời gian gần đây, các ngân hàng đã chú trọng đầu tư và tích cực mở rộng mạng lưới ĐVCNT nội địa, trong đó chú trọng các ĐVCNT trong các lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị,…nhằm tạo cơ sở thuận lợi và dễ dàng cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Một số dịch vụ tiện ích thanh toán cá nhân hàng ngày như taxi, mua vé tàu hỏa, vé máy bay…cũng bắt đầu được

một số ngân hàng hợp tác với đơn vị cung cấp dịch vụ cho phép thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa. Với lợi thế đặc thù xuất phát từ tính chất phổ biến rộng rãi (hơn 32,4 triệu chủ thẻ ghi nợ nội địa), đơn giản, dễ sử dụng của loại hình thẻ thẻ ghi nợ nội địa, dịch vụ thanh toán thẻ ghi nợ nội địa đang thể hiện các đóng góp quan trọng trong việc tạo thói quen và nâng cao nhận thức của người dân về phương tiện thanh toán thẻ hiện đại, qua đó góp phần đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh quảng nam giai đoạn 2012 2017 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w