- Có kế hoạch chủđộng nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về hội nhập và đối ngoại kinh tế cho cán bộ, nhân viên, người lao động tại đơn vị mình.
Đến lượt mình, câu chuyện hội nhập và tham gia AEC hay TPP sắp tới không còn là của Trung ương hay các cấp lãnh đạo, nhà quản lý, nhà đàm phán. Sức nóng và áp lực từ hội nhập buộc các DN, cán bộ, nhân viên, người lao động... phải vào cuộc, phải tham gia cuộc chơi với tư cách người chơi. Nếu không, các chính sách dù thiết kếđẹp và các cuộc chơi hội nhập sẽ loại bỏ chúng ta. Đáng tiếc, những khảo sát gần
đây đều cho thấy tín hiệu không mấy lạc quan, khi cộng đồng DN, cán bộ và nhân viên của DN còn khá thờ ơ, thiếu hiểu biết cần thiết về hội nhập và các định chế, các cam kết quốc tế. DN và người lao động Thủđô cũng chưa chủđộng, chưa được trang bị kiến thức đầy đủ về hội nhập. Do đó, điều cấp thiết là các DN, người lãnh
đạo DN phải có kế hoạch phổ biến, nâng cao nhận thức, hiểu biết thực tế về hội nhập và CSĐNKT cho người lao động và nhân viên, bên cạnh các kế hoạch và phương án sản xuất kinh doanh của mình.
- Cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và công dân Thủđô phát huy vai trò chủ thể có trách nhiệm cao, vừa là đối tượng thực thi, thụ hưởng và hợp tác tích cực với các cơ quan của Thủ đô và Trung ương trong hoạt động đối ngoại kinh tế. Mở rộng hơn nữa, cộng đồng DN, các tổ chức và công dân trên địa bàn cũng phải
đồng lòng, hợp lực tham gia vào cuộc chơi với cả 3 tư cách đầy đủ: chủ thể, đối tác và người thụ hưởng kết quả hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này cũng giả định phải bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, kiến thức về hội nhập cho tất cả người dân và các tổ
chức chính trị - xã hội trên địa bàn. Thủ đô đất nước sẽ là cánh cửa mở rộng, địa bàn tập trung và do đó là điểm nóng của hội nhập kinh tế quốc tế. Các DN, công dân và tổ chức trên địa bàn sẽ chịu tác động mạnh mẽ từ hội nhập xét cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Chúng ta cần phải tham gia chủ động, với tư cách người chơi hiểu biết, trách nhiệm, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.
- Cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức và công dân Thủ đô đặc biệt phải tham gia có trách nhiệm, ngay từ đầu trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách đối ngoại kinh tế của Thủđô. Mà trách nhiệm đầu tiên là tham gia tích cực vào xây dựng các cơ chế chính sách ĐNKT chung và cho Thủđô. Đây cũng là cách thức để
nâng chất lượng hoạch định chính sách và hiểu biết, nhận thức của người dân về
chính sách ĐNKT. Có thể coi đây là bài tập đầu tiên về hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở dự báo xu thế khủng hoảng và tái cơ cấu kinh tế thế giới, khả
năng gia tăng xung đột lợi ích và tranh chấp quốc tế đi liền với đối sách tranh thủ
hòa hoãn, hòa bình để tập trung cho phát triển. Luận án nêu các quan điểm, định hướng cơ bản của CSĐNKT Thủ đô nhằm hội nhập toàn diện tới năm 2020, tương
ứng với giai đoạn Việt Nam và Thủđô cơ bản hoàn thành CNH theo hướng hiện đại và tạo lập cơ chế, thể chế kinh tế mới cho vận hành nền kinh tế theo chuẩn mực kinh tế thị trường thế giới.
Luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các CSĐNKT đối ngoại chủ
yếu của Thủ đô. Đó là các các giải pháp: chính sách thúc đẩy tạo dựng môi trường quốc tế hòa bình ổn định thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế; đẩy mạnh chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụ đối ngoại; tăng cường chính sách vận
động thu hút viện trợ và đầu tư nước ngoài; hoàn thiện chính sách hợp tác về khoa học công nghệ; đổi mới chính sách vận động kiều bào tham gia phát triển Thủ đô; cuối cùng, giải pháp chung là tăng cường tổ chức thực thi CSĐNKT của Thủđô.
Luận án cũng đưa ra các kiến đối với chính quyền Hà Nội, kiến nghị với chính quyền Trung ương, khuyến nghị với các doanh nghiệp và tổ chức ở Thủ đô, khuyến nghị về lộ trình liên quan tới hoàn thiện chính sách và hoạt động đối ngoại kinh tế của Thủđô cho giai đoạn tới năm 2020.
KẾT LUẬN
Vấn đề đối ngoại kinh tế và chính sách đối ngoại kinh tế còn mới mẻở Việt Nam, do đó chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống cả về lý luận và thực tiễn. Đề tài luận án “Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập - nghiên cứu tại Hà Nội” được nghiên cứu nhằm góp phần phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện CSĐNKT địa phương nói chung và của Thủđô Hà Nội nói riêng. Luận án đã đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất, trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế
thuộc lĩnh vực đề tài, luận án chỉ ra rằng, cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ĐNKT giữ vai trò then chốt trong ba trụ cột của hoạt động đối ngoại, theo đó CSĐNKT ngày càng có tầm quan trọng trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay địa phương. Việc hoàn thiện CSĐNKT nhằm đảm bảo hoạt động ĐNKT có thểđóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của địa phương nói chung, Hà Nội nói riêng là vô cùng cần thiết.
Thứ hai, Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về ĐNKT và CSĐNKT địa phương như: vai trò, chức năng, các hoạt động ĐNKT cơ bản, phân cấp hoạt động
ĐNKT; hệ thống mục tiêu của CSKTĐN, các CSĐNKT cơ bản theo cách tiếp cận hướng tới mục tiêu của ĐNKT như chính sách tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụ, chính sách vận động thu hút đầu tư và viện trợ nước ngoài, chính sách hợp tác khoa học và công nghệ, chính sách thu hút kiều bào tham gia xây dựng đất nước; quá trình tổ chức thực thi CSĐNKT.
Thứ ba, Luận án đã nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về chính sách và tổ
chức thực thi CSĐNKT, từ đó rút ra bài học có thể vận dụng vào việc hoàn thiện chính sách và tổ chức thực thi CSĐNKT cho Hà Nội. Trong đó, chú trọng đảm bảo tính chủ động, nhất quán, kiên trì đường lối ĐNKT đa dạng hóa, đa phương hóa; duy trì môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cho phát triển;
đảm bảo cân bằng giữa các lợi ích và các tương quan lực lượng, các quốc gia, nhất là với các nước lớn.
Thứ tư, Luận án đã đánh giá thực trạng chính sách, tổ chức thực thi chính sách và kết quả thực hiện CSĐNKT ở Hà Nội. Khẳng định các kết quả và vai trò tác
động tích cực của CSĐNKT, đồng thời chỉ ra những điểm mạnh, cũng như hạn chế
và nguyên nhân hạn chế của CSĐNKT của Hà Nội. Đáng chú ý là các hạn chế cơ
bản của CSĐNKT Thủ đô sau đây: Chính sách được xây dựng chưa đảm bảo hệ
thống, căn cơ, với tầm nhìn chiến lược; Các chính sách chưa gắn kết chặt chẽ với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủđô và đất nước. Chưa thực sự chú trọng những hoạt động mang tính chiều sâu để khai thác có hiệu quả nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế Thủ đô và đất nước; Thành phố chưa có những đề xuất hay kiến nghị chính sách có căn cứ khoa học, thực tiễn gây tác
động mạnh và chuyển biến đột phá trong lĩnh vực đối ngoại kinh tế trên địa bàn, tạo ra động lực lớn cho quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế của Thủđô.
Thứ năm, Luận án đã khẳng định quan điểm và giải pháp hoàn thiện CSĐNKT Thủđô Hà Nội theo các chính sách đối ngoại kinh tế chủ yếu: chính sách thúc đẩy tạo dựng môi trường quốc tế hòa bình ổn định thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế; đẩy mạnh chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụ đối ngoại; tăng cường chính sách vận động thu hút viện trợ và đầu tư nước ngoài; hoàn thiện chính sách hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ; đổi mới chính sách vận
động kiều bào tham gia phát triển Thủ đô; giải pháp chung là tăng cường tổ chức thực thi CSĐNKT của Thủđô.
Thứ sáu, Chính sách, cơ chế ĐNKT Thủ đô được khuyến nghị hoàn thiện theo lộ trình 2 giai đoạn tới năm 2020, phù hợp với các bước chuyển biến về chất của nền kinh tế và hoạt động đối ngoại kinh tế Thủđô.
- Giai đoạn I, năm 2015-2016:Chính sách đối ngoại tập trung xây dựng nền móng cơ bản về nhân lực, cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu ĐNKT; xây dựng các cơ chế, chính sách phối hợp, quy chế phối hợp giữa Sở Ngoại vụ và các Sở ngành Hà Nội trong đối ngoại kinh tế; quy chế cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin ĐNKT; mở
rộng, đa dạng hóa đa phương hóa các đối tác, các thị trường nhằm hạn chế các tác
động của khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới.
- Giai đoạn 2, từ năm 2016 - 2020: Tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách của Thành phố, các quy chế phối hợp giữa Hà Nội với Trung ương, với các cơ
quan đại diện và với các tỉnh thành trong nước về đối ngoại kinh tế; nâng cao chất lượng tham mưu, tư vấn đối ngoại kinh tế cho Lãnh đạo, cộng đồng DN và nhân dân, góp phần giải quyết các vướng mắc và tranh chấp quốc tế; định hướng
CSĐNKT phát triển tập trung các đối tác lớn, các thị trường lớn với các hàng hóa - dịch vụ chất lượng cao, tích cực xác lập vị trí của hàng hóa-dịch vụ của Thủ đô trong mạng sản xuất quốc tế và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có thể được dùng tham khảo cho chính quyền Hà Nội và các địa phương, cho những ai quan tâm tới CSĐNKT của Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Do tính chất phức tạp của vấn đề
nghiên cứu và giới hạn về thời gian, khả năng nghiên cứu của bản thân, nên tác giả
chưa có điều kiện đi sâu đánh giá CSĐNKT Thủ đô toàn diện theo cả các tiêu chí
định lượng và định tính, bởi đòi hỏi phải có cơ sở dự liệu đầy đủ và quá trình điều tra trên diện rộng. Đây cũng là định hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả trong thời gian tới.
1. Trần Nghĩa Hòa (2009), “Vềđịnh hướng chiến lược đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế-xã hội Thủđô Hà Nội giai đoạn 2010-2020”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Sốđặc san, tháng 5-2009.
2. Trần Nghĩa Hòa (2011), “Thời cơ và thách thức đối với an ninh và phát triển của Hà Nội trong mối quan hệ với thế giới và khu vực trong thập kỷ tới”,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 168 (II), tháng 6-2011.
3. Trần Nghĩa Hòa, đồng tác giả (2012), “Chính sách đối ngoại kinh tếở một số
nước và vùng lãnh thổ”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội, Số 80, tháng 8-2012.
4. Trần Nghĩa Hòa, đồng tác giả (2012), “Đối ngoại kinh tế của Hà Nội: thực trạng và một số hàm ý chính sách”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế-Xã hội, Số 83, tháng 11-2012.
5. Trần Nghĩa Hòa (2005), “Nghiên cứu thế mạnh một số thủđô thành phố lớn trên thế giới và đề xuất thứ tựưu tiên phát triển quan hệ hợp tác giữa Hà Nội với các đối tác trong giai đoạn 2006 đến 2010”, Chủ nhiệm chuyên đề nhánh
đề tài nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ Chương trình 01X13 cấp Thành phố, Hà Nội, tháng 5-2005.
6. Trần Nghĩa Hòa (2014), “Các giải pháp tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế
của Thành phố Hà Nội”, Chủ nhiệm chuyên đề nhánh đề tài nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ dự án của Bộ Ngoại giao và Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về “Nâng cao năng lực phục vụ hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam đến 2020”, Bộ Ngoại giao, tháng 10-2014.
Tài liệu tiếng Việt:
1.Hoàng Tuấn Anh (2008), Nỗ lực tạo dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trực tuyến. Địa chỉ:
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tieu-diem/2008/3624/No-luc-tao-dung-va- quang-ba-hinh-anh-Viet-Nam trong.aspx. Truy cập 25/7/2011.
2. Vân Anh (2007), Kinh tế Hà Nội tăng trưởng kỷ lục. Trực tuyến. Địa chỉ: http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Kinh-te-Ha-Noi-tang-truong-ky-luc/20758000/96/. Truy cập: 06/8/2009.
3.Joynal Abdin (2013), Sử dụng ngoại giao kinh tế làm công cụ hiệu quả phát triển kinh tế. Hà Nội.
4. Nicolas Bayne và Stephen Woolcock (2007), Ngoại giao kinh tế mới: Đàm phán và ra quyết định trong quan hệ kinh tế quốc tế”. Hà Nội.
5. Ban Bí thư TW, Chỉ thị 41-CT/TW ngày 15/4/2010 về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳđẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 6. Báo điện tử Chính phủ ngày 18/2/2013, Chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời: Ngoại giao kinh tế là một trong ba trụ cột của ngoại giao Việt Nam.
7. Báo cáo 04/BC-UBND ngày 11/8/2008 về Đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế Thủ đô giai đoạn 2006-2010, Ban Chủ nhiệm Chương trình 10-CTR/TU, Hà Nội.
8. Bộ Ngoại giao (2013), Công tác ngoại giao kinh tế, Nxb CTQG, Hà Nội.
9. Bộ Ngoại giao (2010), Ngoại giao kinh tế góp phần phát triển đất nước. Trực Tuyến. Địa chỉ: http://www.baomoi.com/Ngoai-giao-gop-phan-xay-dung-phat- trien-va-doi-moi-dat-nuoc/122/4773269.epi Truy cập 29/8/2008.
10. Bộ Ngoại giao (2007), Ngoại giao Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Báo cáo tổng kết Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
11. Bộ Ngoại giao (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Bộ ngoại giao Hà Lan (2013), Báo cáo Ngoại giao kinh tế trong thực tiễn: đánh giá ngoại giao kinh tế Hà Lan tại châu Mỹ la tinh, Hà Nội.
14. Cục Thống kê Hà Nội (2014), Báo cáo tình hình KT-XH, Hà Nội.
15. Đại học Kinh tế Quốc dân (2010), Giáo trình Chính sách Kinh tế, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Giáo trình Khoa học quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
17. Đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Giáo trình Quản trị học, Nxb Tài chính, Hà Nội.
18. Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội (2010),
Đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của Thủđô, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Thành phố, Hà Nội.
19. Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Việt Nam học và khoa học phát triển (2011),
Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hà Nội học- Phương pháp tiếp cận và nội dung nghiên cứu, Hà Nội.
20. Học viện báo chí Tuyên truyền (2008), Khoa học chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Học viện báo chí Tuyên truyền (2008), Quan hệ chính trị quốc tế, Nxb Chính trị
Quốc gia.
22. Học viện ngoại giao (2012), Tài liệu cập nhật kiến thức đối ngoại các tỉnh phía Bắc năm 2012, Hòa Bình.
23. Phạm Xuân Hằng (ch.biên, 2010), Hoạt động đối ngoại trên đất Thăng long – Hà Nội”, Nxb Hà Nội.
24. Đại sứ quán Việt Nam tại Ôxtrâylia, Công tác ngoại vụ góp phần thúc đẩy hội