Chính sách đối ngoại kinh tế của Hà Nội, chính xác là tổ chức triển khai thực hiện chính sách đối ngoại kinh tế vào điều kiện Hà Nội, trong đó chủ yếu là thực hiện vai trò phối hợp giữa chính quyền Hà Nội với các bộ ngành trung ương, các cơ
quan đại diện và theo thẩm quyền của địa phương. Thứ hai, với tư cách là một chủ
yêu cầu phát triển mang đặc thù Thủ đô, thành phố vận dụng chính sách chung vào xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối ngoại kinh tế thông qua các chiến lược, quy hoạch tổng thể, các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế, kế hoạch công tác đối ngoại, các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch và giao lưu quốc tế... Thiết lập các kênh liên hệ trực tiếp với các bộ ngành trung ương, với các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, đại sứ quán các nước và tổ chức quốc tế tại Hà Nội, các đơn vị doanh nghiệp và người dân trên
địa bàn.
Bên cạnh các văn kiện chủ trương, chính sách chung của Đảng và Nhà nước như đã nêu, có một số văn bản chính sách của Trung ương ban hành riêng về Hà Nội và các cơ chế, chính sách của Hà Nội ban hành như: (i) Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết 11-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai
đoạn 2011-2020; (ii) Quốc hội (2012), Luật 25/2012/QH13 về Luật Thủ đô; (iii)
Đảng bộ Thành phố (2010), Nghị quyết các kỳĐại hội Đảng bộ Hà Nội, có Đại hội
Đảng bộ khóa XV; (iv) 9 chương trình công tác trọng tâm của Thành ủy Hà Nội các khóa và khóa XV; (v) UBND thành phố Hà Nội, các Quyết định 170/2003/QĐ-UB (2003) thành lập Ban hội nhập Kinh tế quốc tế Thành phố và Quyết định 31/2008/QĐ-UBND (2008) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của sở Ngoại vụ thành phố Hà Nội... (vi) Các chương trình, kế hoạch của UBND thành phố về phát triển kinh tế xã hội theo hàng năm và 5 năm…
Chính sách ĐNKT của Hà Nội thể hiện, trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng mạnh mẽ, Hà Nội với tư cách là một bộ phận cấu thành và đầu tầu tăng trưởng quan trọng của cả nước đã nỗ lực đẩy mạnh tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển. Theo đó, công tác đối ngoại kinh tế
của Thủđô ngày càng có vai trò và vị thế quan trọng trong các mặt đời sống kinh tế
- xã hội của Thành phố, với sự hội tụ và tập trung về chính trị, kinh tế, hàm lượng chất xám đậm đặc và nguồn nhân lực chất lượng cao. Hà Nội được coi là cánh cửa nhìn ra thế giới, nơi khởi động các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế, là đầu tàu đối ngoại của cả nước. Với tư cách Thủ đô, nhiều hoạt động đối ngoại của Hà Nội mang tầm vóc quốc gia, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn và đồng thời có yêu cầu, trách nhiệm cao hơn so với bất kỳ một tỉnh, thành phố nào trong cả nước. Chính sách đối ngoại kinh tế của Hà Nội không chỉ nhấn mạnh vai trò mũi nhọn,
tính tiên phong; mà còn phản ánh tập trung các hoạt động đối ngoại của đất nước thời kỳđổi mới và hội nhập, góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ CNH-HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Cụ thể, chính sách đối ngoại kinh tế Thủđô cần song hành và hỗ trợ các ngành, các lĩnh vực:
- Phát triển dịch vụ đối ngoại trở thành ngành kinh tế quan trọng của Thủ đô, xây dựng Hà Nội thành trung tâm đối ngoại và giao dịch quốc tế lớn của cả
nước. Xây dựng Hà Nội thành đầu mối bán buôn, xuất nhập khẩu và nguồn phát luồng hàng lớn ở khu vực phía bắc và của cả nước. Ưu tiên các hình thức thương mại hiện đại như: thương mại điện tử, trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, dịch vụ hậu mãi, kết hợp khai thác hợp lý các hình thức chợ
truyền thống....
- Phát triển hệ thống hạ tầng và thông tin thị trường hiện đại, kịp thời và hiệu quả; Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội nhằm tăng sức cạnh tranh về hàng hóa dịch vụ và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Gắn với tăng cường các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, giao lưu với bạn bè quốc tế tại Hà Nội và triển khai một số hoạt
động ở nước ngoài; tìm kiếm các đối tác, vận động và tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ
của các tổ chức phi chính phủ vào các hoạt động nhân đạo, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội thành phố nói chung.
- Hoạt động kinh tếđối ngoại hướng vào phục vụ tốt cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu và đối tác đầu tư. Tiếp tục coi trọng khai thác các sản phẩm xuất khẩu và thị trường truyền thống; nhưng về
lâu dài cần tích cực mở rộng các thị trường và sản phẩm mới, tập trung hướng vào các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, chế biến sâu, thu ngoại tệ
mạnh. Tiếp cận có hiệu quả, vững chắc các thị trường lớn của các nước công nghiệp phát triển, ưu tiên thị trường EU, Mỹ, Nhật, Singapore…
- Thực hiện quan hệ đối ngoại rộng mở phong phú, đa dạng về chủ thể, đối tác và lĩnh vực. Chủ thể hoạt động đối ngoại của Hà Nội không phải chỉ có bao gồm tổ chức Đảng và chính quyền, ở cả cấp thành phố và quận, huyện, mà còn có các
đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và
đông đảo quần chúng nhân dân. Hoạt động đối ngoại ngày càng mở rộng, trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, thể dục thể thao...
- Tăng cường nâng cao hiệu quả mối quan hệ song phương và đa phương giữa Hà Nội với các thủ đô, thành phố, tổ chức quốc tế. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá về môi trường, chính sách ưu đãi đầu tư, lộ trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Hà Nội nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủđô và đất nước. Phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận huyện và các doanh nghiệp Thành phố triển khai
đa dạng các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, tìm kiếm đối tác tại các thị trường tiềm năng, đồng thời thực hiện các dự án đầu tư và viện trợ nhân đạo. Kiện toàn về tổ chức và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác đối ngoại nhằm thực hiện có hiệu quả hơn yêu cầu, nhiệm vụ công tác đối ngoại của thành phố.
2.2.2.1. Các đặc trưng và mục tiêu của CSĐNKT Hà Nội
Các đặc trưng: Thứ nhất, với tư cách là Thủ đô, Hà Nội chịu tác động trực tiếp và có cơ hội tiếp nhận các nguồn lực, khai thác tiềm lực, kết quả của CSĐNKT của trung ương và cả nước; Thứ hai, Hà Nội đi tiên phong trong triển khai CSĐNKT của đất nước, thực hiện vai trò phối hợp với các bộ ngành trung ương, các cơ quan đại diện và theo thẩm quyền của địa phương; Thứ ba, với tư cách là chủ
thể địa phương trong quan hệ quốc tế, có tiềm lực vượt trội so với các địa phương khác, được hưởng cơ chế chính sách đặc thù (thể hiện trong Luật Thủ đô), Hà Nội có quyền chủđộng, sáng tạo trong vận dụng cơ chế chính sách chung vào xây dựng và tổ chức thực hiện CSĐNKT trên địa bàn.
Mục tiêu tổng quát của CSĐNKT Hà Nội:Tạo môi trường quốc tế thuận lợi, tham gia tích cực chủ động vào hội nhập, tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển kinh tế Thủđô.
Các mục tiêu cụ thể:
- Tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế, nâng cao vị thế của Hà Nội trên trường quốc tế.
- Mở rộng mạng lưới hợp tác song phương, đa phương với các thủ đô, thành phố, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế.
- Khai phá mở đường, hỗ trợ được các doanh nghiệp trong thâm nhập, phát triển thị trường quốc tế.
xứng với thế mạnh của Thủđô.
- Tăng cường thu hút nguồn lực kiều bào cho phát triển kinh tế Thủđô.
2.2.2.2. Chính sách ĐNKT cơ bản
Chính sách tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho hợp tác phát triển kinh tế:
- Thành phố luôn nhất quán với chủ trương chủ động thiết lập mối quan hệ
hữu nghị, hợp tác với các nước, thủ đô, thành phố, vùng lãnh thổ, các tổ chức kinh tế quốc tế,…; thúc đẩy ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế giữa Hà Nội và các nước, địa phương, các tổ chức nước ngoài; chủđộng tham gia và là thành viên tích cực của các tổ chức quốc tế.
- Tích cực triển khai các chương trình, dự án song phương, đa phương với các thủ đô, thành phố, các tổ chức nước ngoài; không ngừng thực hiện các hoạt
động quảng bá về Việt Nam và Hà Nội ra nước ngoài; tổ chức các buổi tọa đàm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm hợp tác kinh tế với các đối tác nước ngoài.
- Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội và các thủ đô, thành phố
thông qua ngoại giao văn hóa để tạo môi trường cho phát triển quan hệ kinh tế. - Tạo điều kiện cho phát triển đối ngoại nhân dân; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông đối ngoại; đăng cai, cấp phép cho các hội nghị, hội thảo quốc tế.
Chính sách hỗ trợ phát triển thương mại và dịch vụđối ngoại:
- Tăng cường tiếp xúc, khảo sát, tìm hiểu cơ hội kinh doanh tại các thị trường tiềm năng; giới thiệu quảng bá các sản phẩm, dịch vụ xuất khẩu; giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của Hà Nội và Việt Nam.
- Thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp thông tin phục vụ kinh tế đối ngoại cho các tổ chức và doanh nghiệp; tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thủ đô ở
nước ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài tới Hà Nội và Việt Nam.
Chính sách thu hút đầu tư và viện trợ nước ngoài:
- Tích cực quảng bá cơ hội đầu tư tại Hà Nội và Việt Nam; tiến hành vận
động nguồn vốn đầu tư, ODA, viện trợ phi chính phủ từ các nước và các tổ chức quốc tế phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Thủđô.
- Chủ trì, phối hợp tổ chức các hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài; cung cấp thông tin, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường.
Chính sách hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ:
- Chủ động thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác với các tổ chức khoa học - công nghệ, các nhà khoa học nước ngoài.
khoa học công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp Hà Nội và Việt Nam.
Chính sách vận động kiều bào tham gia phát triển kinh tế xây dựng Thủđô: - Chủ động thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ hợp tác với kiều bào nước ngoài; cung cấp thông tin, tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân kiều bào trong thâm nhập và mở rộng thị trường; tìm kiếm cơ hội và thực hiện quá trình đầu tư, thực hiện hợp tác khoa học – công nghệ; đẩy mạnh chính sách khuyến khích kiều bào tham gia xây dựng Thủđô.
2.2.2.3. Tổ chức thực thi chính sách đối ngoại kinh tế của Hà Nội
Xây dựng bộ máy thực thi CSĐNKT:
- Ban Hội nhập Kinh tế quốc tế Thành phố: Chịu trách nhiệm phối hợp điều hành chung về CSĐNKT. Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND Thành phố. Phó ban thường trực là giám đốc Sở Công thương. Các thành viên là đại diện lãnh đạo các sở
ngành của Thành phố. Ban Hội nhập kinh tế quốc tế thành phố hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hà Nội: Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Thành phố, Sở Ngoại vụ có chức năng giúp UBND Thành phố thực hiện quản lý nhà nước các hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch địa phương. Trong phân công điều hành của UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố trực tiếp chỉ đạo công tác đối ngoại và thực hiện quản lý đối với Sở Ngoại vụ.
- Các sở, ban ngành: là các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại theo lĩnh vực chuyên trách như Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch v.v…
Xây dựng kế hoạch, triển khai chính sách: Gồm các kế hoạch đối ngoại của Thành phố, các sở ban ngành hàng năm hoặc 5 năm; các chương trình hoạt động
ĐNKT cụ thể; các kế hoạch ngân sách cho ĐNKT.
Ra các văn bản hướng dẫn ĐNKT: Quy chế quản lý thống nhất các hoạt
động đối ngoại của Thành phố Hà Nội; Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ thành phố Hà Nội; áp dụng Sổ tay đối ngoại kinh tế...
Tập huấn đào tạo về nghiệp vụ, kiến thức, chính sách: cho các cán bộ, công chức quản lý ĐNKT và thực hiện ĐNKT; tập huấn cho các nhà quản lý và người làm công tác ĐNKT của các doanh nghiệp và tổ chức đối ngoại nhân dân.
và kênh truyền thông của Sở Ngoại vụ Thành phố Hà Nộivà các sở ban ngành. Tư vấn, tham mưu: tham mưu về chủ trương, cơ chế, chính sách cho lãnh đạo Thành phố; tư vấn về phương án kinh doanh, đầu tư, hợp tác khoa học – công nghệ
cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài và Hà Nội.
Phối hợp trong thực thi CSĐNKT:
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các Bộ, Ngành trung ương, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong mọi chức năng ĐNKT.
- Thực hiện phối hợp giữa các cơ quan làm công tác ĐNKT, đặc biệt là Sở
Ngoại vụ, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xây dựng hệ thống dịch vụ ĐNKT: Dịch vụ hội nghị, hội thảo quốc tế; dịch vụ thông tin, tư vấn thương mại, đầu tư; dịch vụ đào tạo v.v. Các trung tâm xúc tiến như Trung tâm dịch vụđối ngoại, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến du lịch.v.v…
Giám sát, đánh giá thực hiện, hoàn thiện CSĐNKT: Thành phố xây dựng hệ thống thông tin phản hồi về thực thi CSĐNKT, kết hợp với các cuộc điều tra phỏng vấn; tổ chức giám sát trực tiếp đối với các nhiệm vụ hay đối tượng thực thi CSĐNKT, kết hợp với thông tin phản hồi để có đánh giá thực hiện CSĐNKT theo các mức độ (hoàn thành cao, trung bình, thấp, hoặc theo tỷ lệ %). Từđó, có sự điều chỉnh chính sách phù hợp, hoặc điều chỉnh các mục tiêu, nhiệm vụ chính sách, hoặc điều chỉnh các biện pháp tổ chức, thực hiện chính sách; kể cả đưa ra các sáng kiến cải tiến, hoàn thiện, đổi mới CSĐNKT của địa phương trong hoàn cảnh, nhiệm vụ giai đoạn mới.
Tuy nhiên, trong cả 3 khâu của Quy trình CSĐNKT của Thủ đô (Xây dựng, ban hành chính sách; Đánh giá và giám sát thực hiện chính sách; Hoàn thiện CSĐNKT) đang có những bất cập, gây ảnh hưởng tới kết quả thực hiện cũng như
vai trò tác động hạn chế của CSĐNKT. Khâu xây dựng, ban hành chính sách chưa tiến hành thu thập rộng rãi các ý kiến phản biện của người dân và cộng đồng doanh