Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 61)

Ngày nay Singapore trở thành một quốc gia phát triển có vị thế ngang tầm với nhiều quốc gia khác. Thành tựu của Singapore có được là nhờ thực thi một chính sách đối ngoại kinh tếđúng đắn.

- Do là quốc gia bé nhỏ, tài nguyên nghèo nàn, Singapore đã xây dựng tầm nhìn xa về chiến lược và chính sách đối ngoại, chủ trương bắt tay rộng mở với mọi quốc gia trong khu vực và trên thế giới, không phân biệt thể chế chính trị. Trước hết với nước láng giềng Malaixia, nguồn cung cấp nước ngọt sống còn, Singapore phải luôn duy trì mối quan hệ giao hữu thân thiện. Singapore cũng rất coi trọng mối quan hệ với nước khổng lồ Trung Quốc, một quốc gia với phần đông dân số là Hoa kiều – tương tự Singapore, dù không phải là láng giềng và khác nhau về ý thức hệ. Ngay từ thời kỳ Chiến tranh lạnh, Tổng thống Singapore Lý Quang Diệu đã đến Bắc Kinh (năm 1976) gặp chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Mặt khác, Singapore vẫn khôn khéo trong mối quan hệ ngoại giao hữu hảo với Đài Loan, xem Đài Loan như

bạn làm ăn thân tình.

- Chính sách khuyến khích các khu vực và cộng đồng tham gia các sáng kiến hợp tác kinh tế, thiết lập mối liên kết với tất cả các nước và khu vực quan trọng trên thế giới. Những thể thức hợp tác, từ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) cho tới quan hệ đặc biệt với Mỹ, đã hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp nước này trong giao dịch kinh tế quốc tế. Các quan chức và doanh nhân Singapore luôn năng động đi lại, thường xuyên tăng cường sự hiện diện ở nước ngoài để khẳng định sự tồn tại của đảo quốc sư tử trên bản đồ thế giới cũng như

trong tâm trí các nhà hoạch định chính sách kinh tế và trong tính toán của các doanh nghiệp lớn. Việc Singapore đăng cai cuộc họp của Uỷ ban Olympic quốc tế trong

dịp bình chọn thành phốđăng cai Olympic 2012 vừa qua cũng là cơ hội để quốc đảo này quảng bá hình ảnh đất nước.

Singapore chú trọng tới việc phát triển quan hệ ngoại giao với những nước

đối tác thương mại lớn. Singapore chỉ mở đại sứ quán tại những địa bàn mà địa bàn

đó mang lại giá trị thương mại hai chiều trên 1 tỷ USD/năm. Singapore cũng chú trọng mối quan hệ với Việt Nam, mặc dù khác biệt về thể chế chính trị nhưng vì Việt Nam có thể đem lại những nguồn lợi lớn về kinh tế cho Singapore. Do Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô, Singapore đã đẩy mạnh nhập khẩu dầu thô của Việt Nam để tinh chế lại rồi sau đó xuất khẩu ngược trở lại Việt Nam.

Singapore cũng rất coi trọng việc thúc đẩy và cân bằng quan hệ với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước phương Tây. Trong quan hệ với các nước lớn, Singapore đã đưa ra chiến lược tạo ra không gian chính trị, ngoại giao và kinh tế

vượt ra tầm khu vực ASEAN bằng cách thiết lập những con đường huyết mạch đến thế giới bên ngoài. Singapore theo đuổi các Hiệp định buôn bán tự do song phương (FTA) với các cường quốc kinh tế chủ yếu có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn như

Mỹ, EU… với tư cách đơn phương nhằm tìm kiếm cho mình những đặc quyền riêng rẽ so với ASEAN.

- Một chính sách đối ngoại quan trọng khác của Singapore là khuyến khích sự hiện diện của Mỹ làm đối trọng ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Nhờ thế,

đảm bảo sựổn định trong khu vực và giúp Singapore tự do theo đuổi những lợi ích lớn của mình. Một nước Mỹđược Singapore chào đón là một nước Mỹ can dự và theo chủ nghĩa quốc tế sẵn sàng đóng một vai trò quyết định trong trật tựở khu vực châu Á–Thái Bình Dương bằng việc đóng góp cho hòa bình, phồn thịnh và ổn định tiếp tục ở khu vực này. Năm 1997, cựu Ngoại trưởng Singapore S. Jayakumar, với việc lưu ý sự hiện diện quân sự của Mỹ là yếu tố sống còn đối với hòa bình và ổn

định ở khu vực này, quả quyết rằng chỉ có Mỹ là có ảnh hưởng lớn về chiến lược, có sức mạnh kinh tế và chính trị để thực hiện vai trò lãnh đạo ở khu vực châu Á– Thái Bình Dương. Từ quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Xinhgapo, vai trò của Mỹ - với tư cách là nước giữổn định đối với khu vực này, tạo điều kiện cho các nước khác phát triển kinh tế và trở nên phồn thịnh – là một vai trò mà không một nước nào khác hiện nay, chắc chắn không phải là Trung Quốc, có thể đảm nhận. Vì vậy, Singapore tìm kiếm một cán cân quyền lực thuận lợi và bền vững ở

khu vực châu Á–Thái Bình Dương, trong đó Mỹ đóng một phần chủ chốt. Thủ

tướng Lý Quang Diệu (1999) cho rằng đối với một nước nhỏ như Singapore, nếu không có sự cân bằng quyền lực ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, sẽ rơi vào tình trạng rất nguy hiểm cá lớn nuốt cá bé. Vào đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh lạnh năm 1986, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã phát biểu rằng chính sự

cân bằng quyền lực này đã giúp các nền kinh tế thị trường tự do phát triển.

Quan điểm kiên trì của Xinhgapo về sự cần thiết không thể thiếu được của Mỹđã được thể hiện rộng rãi khi nước này tìm cách giữ chặt quyền lực của Mỹ ở

khu vực châu Á –Thái Bình Dương sau khi kết thúc cuộc Chiến tranh lạnh. đã công khai ủng hộ một sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ bằng việc ký kết một bản ghi nhớ

vào tháng 11/1990 cho phép người Mỹ được sử dụng căn cứ không quân Paya Lebar và cảng Sembawang. Lần lượt tháng 5/2003 và tháng 7/2005, Singapore đã ký kết Hiệp định thương mại tự do và Hiệp định khung chiến lược với Mỹ theo đó mở rộng hơn nữa các mối quan hệ đáng kể vốn có về an ninh, chính trị và kinh tế

song phương, khiến cho họ trở thành những đồng minh trong gần như mọi lĩnh vực.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)