Trong vòng hơn 30 năm qua, Thái Lan theo đuổi chính sách phát triển hướng về xuất khẩu và đã đạt được thành công, đưa đất nước này trở thành một nước xuất khẩu lớn về hàng chế biến, chế tạo với nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng khoa học công nghệ được cải thiện và đóng góp vào tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, đặc biệt là vào những năm thập niên 90 của thế kỷ XX. Sau khủng hoảng 2008-2009, kinh tế Thái lan đã hồi phục trở lại và tăng trưởng với tốc độ
7,8% năm 2010 trong khi xuất khẩu tăng 28%. Tổng kết các kinh nghiệm chính sách đối ngoại kinh tế của Thái Lan như sau:
- Điều chỉnh các kế hoạch kinh tế xã hội hướng vào thực hiện chính sách xuất khẩu: Từ năm 1977, Hội đồng phát triển kinh tế và xã hội (NESDB) Thái Lan bắt đầu nhấn mạnh đến xuất khẩu như là một nhân tố nội tại của tất cả các kế hoạch phát triển. Chính sách thương mại của Chính phủ luôn chú trọng hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ Thái Lan cũng hợp tác chặt chẽ với khu vực tư nhân để thực hiện các chiến lược phát triển xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng hoá Thái Lan thâm nhập vào những thị trường mới, khuyến khích đa dạng hoá các sản phẩm và thị
hiệu lực từ tháng 10/2011, thương mại vẫn luôn là một yếu tố cấu thành, mục tiêu của các chính sách thương mại phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội gồm: bền vững; thương mại tự do, công bằng và tiến bộ, tăng thu nhập và đảm bảo an toàn cho người dân Thái; quản trị tốt và minh bạch. Động lực để phát triển bền vững thương mại sẽ là (i) sự thành công của khu vực tư nhân trong xuất khẩu nhiều loại sản phẩm; (ii) sự thành công của Thái Lan trong tăng cường đa dạng hóa nền kinh tế với nhiều loại sản phẩm phong phú từ nông nghiệp, chế tạo và dịch vụ và (iii) sự thành công của chính phủ trong việc luôn đảm bảo một môi trường đầu tư ổn định và hấp dẫn theo định hướng xuất khẩu, thân thiện kinh doanh. Chính sách thương mại của Thái Lan xây dựng trên những nền tảng này nhằm củng cố vị thế của Thái Lan như
một quốc gia cạnh tranh về thương mại và cung cấp dịch vụ, với thương mại là
động lực của tăng trưởng.
- Thực hiện đồng bộ các chính sách khuyến khích phát triển xuất khẩu: Về đầu tư cho xuất khẩu, Uỷ ban đầu tư (BI - Board of Investment) là tổ chức chính thức của chính phủ có nhiệm vụ tìm kiếm các biện pháp nhằm xúc tiến đầu tư, được thành lập và hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư năm 1977. BI dành ưu tiên cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu, sử dụng nguyên vật liệu ở trong nước hoặc thuê một lực lượng lớn lao động. Bất cứ một dự án khả thi nào mà xuất khẩu được 80% hoặc nhiều hơn thì sẽ được BI hỗ trợ. Về tài chính, tín dụng xuất khẩu, các biện pháp ưu đãi và khuyến khích xuất khẩu mà Chính phủ đưa ra bao gồm việc miễn, giảm thuế xuất khẩu, hoàn thuế VAT và thuế nhập khẩu đầu vào (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu) cho chế biến xuất khẩu thông qua các hình thức kho ngoại quan, khu chế xuất, hỗ trợ chi phí đầu vào cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Các nhà sản xuất, chế biến xuất khẩu được ưu đãi về đầu tư, về tài chính và tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp. Các ưu đãi thuế và phi thuế theo chương trình Tự quản Khu công nghiệp Thái Lan (I-EA-T – Industrial Estate Authority of Thailand) và Khu vực tự do thuế quan (CFZ – Customs Free Zones). Ngân hàng nhà nước xuất nhập khẩu của Thái Lan (EXIM Bank) cung cấp nhiều loại tín dụng và các phương tiện bảo lãnh nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ và hoạt động trên cơ sở
cạnh tranh với các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cũng được sử
Về xúc tiến xuất khẩu, Cục Xúc tiến Xuất khẩu DEP (Department of Export Promotion) đóng vai trò chủ chốt trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, duy trì thành tích xuất khẩu của Thái Lan. DEP hoạt động như là văn phòng trực thuộc Uỷ ban phát triển xuất khẩu (EDC - Export Development Committee) do Bộ trưởng Thương mại làm chủ tịch. EDC đề ra các chính sách, hướng dẫn và điều phối hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Các thành viên của Uỷ ban này được chọn từ ở cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước đại diện cho tất cả các cơ quan của chính phủ và các tổ chức thương mại chủ yếu có liên quan đến xuất khẩu hàng hoá của Thái Lan. Uỷ ban này
được thành lập vào tháng 6/1977. EDC đã lập nên một quỹ hỗ trợ thương mại quốc tế, quỹ này được hình thành bằng các khoản phụ thu là 0,5% trị giá nhập khẩu thuộc mọi danh mục hàng hoá. Ngoài ra EDC cũng đặt ra các mục tiêu và biện pháp nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu, giảm các thủ tục xuất khẩu và giải quyết một loạt vấn đề liên quan đến xuất khẩu thông qua việc phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân. Sự hợp tác giữa Chính phủ và khu vực tư nhân luôn được tăng cường. Vai trò của Chính phủ Thái Lan chủ yếu là tạo ra môi trường ổn định cho khu vực tư nhân hoạt động có hiệu quả trong điều kiện kinh tế thế giới ngày càng toàn cầu hóa. Thái Lan đã thực hiện các chính sách tự do hoá, tư nhân hoá một số lĩnh vực hoạt động công cộng. Chính sách tỷ giá thị trường cùng với hệ thống thanh toán tự do cũng đã được thực hiện, kết hợp với chính sách khuyến khích đầu tư, các chương trình điều chỉnh thuế, hỗ trợ tài chính, cải cách thủ tục hải quan đã góp phần đẩy mạnh xuất khẩu của khu vực tư nhân.
- Chính sách thuận lợi hóa xuất khẩu, đẩy mạnh hội nhập: Thái Lan ủng hộ
thuận lợi hóa thương mại và tiếp tục hợp lý hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động hải quan, áp dụng hải quan điện tử, thông quan và thanh toán trực tuyến. Từ năm 2008, hải quan không dùng giấy tờ đã được vận dụng đầy đủ và Thái Lan bắt đầu đưa vào áp dụng dịch cụ “một cửa”. Tuy nhiên, Thái Lan chưa hoàn thành việc điều chỉnh pháp lý cần thiết cho phù hợp với Công ước Kyoto chỉnh sửa về thủ tục hải quan và tham nhũng của Hải quan Thái Lan chưa được cải thiện nhiều. Ngoài ra, Thái Lan
đã thực hiện nhiều nỗ lực trong việc đơn giản hóa hệ thống đánh giá và trả thuế
cùng như các sắc thuế của nước này, nhất là thuế hàng hóa và thuế quan nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Thái Lan.
Mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của Thái Lan: là nền kinh tế mở, Thái Lan tham gia đầy đủ và sâu rộng trong các tổ
chức/thể chế kinh tế, thương mại quốc tế lớn, là thành viên sáng lập của ASEAN, tham gia tất cả các Hiệp định thương mại ASEAN+, tham gia trong ASEM, APEC, là thành viên của WTO. Thái Lan cũng rất tích cực thực hiện tự do hóa thương mại song phương, Thái Lan đã ký FTA với Úc năm 2005, ký CEPA với Niu Zilân (2005), ký EPA với Nhật Bản năm 2007, ký FTA với Pêru (2010), Ấn Độ (2011) và Chile. Việc tham gia sâu rộng trong hội nhập song phương, khu vực và đa phương nhằm mở rộng điều kiện tiếp cận thị trường hơn nữa cho hàng hóa Thái củng cố và nâng cao thị phần ở các thị trường truyền thống, thâm nhập, phát triển thị trường mới, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, việc mở rộng hội nhập đã giúp cho môi trường kinh doanh của Thái Lan trở nên thân thiện hơn, thu hút đầu tư của các TNC/MNC vào nền kinh tế nước này và giúp Thái Lan tham gia vào mạng sản xuất/chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu linh kiện điện tử, CNTT, ô tô, xe máy của thế giới…
Nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã chuyển mạnh sang các sản phẩm chế tạo và các sản phẩm nông-công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Hiện nay Thái Lan xuất khẩu chủ yếu sản phẩm chế
biến, chế tạo: xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng 72,5% tổng KNXKHH của Thái Lan năm 2010 (năm 2007 là 75,8%) trong đó xuất khẩu hàng công nghệ cao và mới đã trở thành ngành hàng xuất khẩu lớn nhất. Máy văn phòng và thiết bị viễn thông (chủ yếu là linh kiện vi tính) là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng 18,4% trong tổng KNXKHH năm 2010, tiếp theo là sản phẩm ô tô, hóa chất và các sản phẩm chế biến khác [32; 245-246]. Thái Lan xuất khẩu gạo chủ yếu là gạo phẩm cấp cao, thủy sản chế biến dạng IQF hay đóng hộp, sản phẩm ăn liền thâm nhập mạnh mẽ các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị,… Ngay cả mặt hàng nhiên liệu như dầu mỏ, Thái Lan cũng nhập khẩu dầu thô về lọc dầu rồi xuất khẩu thành phẩm… Đây chính là những thành tựu quan trọng của chiến lược phát triển xuất khẩu của Thái Lan.
- Cuối cùng, Thái Lan cũng áp dụng các biện pháp bảo vệ như cấm, hạn chế xuất khẩu, phù hợp với cam kết quốc tế với lý do để đảm bảo ổn định giá cả thị
bảo vệ môi trường sinh thái. Luật pháp Thái Lan cho phép đánh thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm. Sự duy trì lâu dài các quy định về mức thuế xuất khẩu cao đối với một số sản phẩm cơ bản (phụ phẩm da súc vật, gỗ và sản phẩm gỗ) cũng như
khả năng sẽ đưa vào áp thuế XK đối với các sản phẩm khác (ví dụ: gạo và cao su)
được coi là một hình thức hỗ trợ cho các ngành công nghiệp hạ nguồn trong nước. Kiểm soát xuất khẩu dưới hình thức yêu cầu đăng ký, giấy phép, hạn ngạch và cấm XK được áp dụng đối với 30 sản phẩm, chủ yếu là vì mục đích an toàn, sức khỏe công cộng, môi trường, bảo về sở hữu trí tuệ và thực hiện các cam kết quốc tế. Giấy phép xuất khẩu đã được dỡ bỏ đối với một số sản phẩm nhưng các sản phẩm khác, chủ yếu là hàng thực phẩm vẫn được duy trì theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước.