Đối ngoại kinh tế là nhiệm vụ của không chỉ riêng ngành ngoại giao mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, do nhiều cơ quan bộ ngành và chính quyền địa phương tham gia thực hiện. Hoạt động đối ngoại kinh tế diễn ra ở các cấp độ và bình diện khác nhau, hay là sự phân cấp hoạt động đối ngoại kinh tế.
Ở cấp độ quốc gia, hoạt động đối ngoại kinh tế do các cơ quan bộ ban ngành trung ương thực hiện (Bảng 1). Ngành ngoại giao, trực tiếp là bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, là cơ quan đầu mối, điều phối để song hành, hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi cho các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp để triển khai các nhiệm vụ kinh tếđối ngoại. Các bộ ngành chức năng về cơ
bản đều có vụ hợp tác quốc tế hoặc cục hợp tác quốc tế được giao làm đầu mối trong hợp tác quốc tế nói chung và hợp tác kinh tế quốc tế nói riêng, hợp tác quốc tế
chuyên ngành về thương mại, lao động, đầu tư, công nghệ... Sự phối hợp giữa bộ
ngoại giao và các bộ ngành chức năng trong nhiệm vụ đối ngoại kinh tế phải dựa trên chức năng nhiệm vụđược phân công.
Bảng 1: Phối hợp giữa Bộ Ngoại giao và các bộ ngành Bộ ngoại giao Bộ chuyên ngành
(ví dụ Bộ Thương mại)
Phối hợp chiến lược
- Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế
- Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội - Hiệp định v.v..
Phối hợp chính sách
- Các cam kết với WTO
- Giám sát các rào cản thương mại - Phát triển thương mại song phương
Quản lý, chỉ đạo mạng lưới các cơ
quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài
- Phối hợp của hệ thống thương mại- kinh tế với nước sở tại và giữa các sứ quán (network). - Đại diện chính trị (bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, sự hợp tác đầu vào cho cuộc đàm phán thương mại, hiệp định hợp tác...). Tổ chức, điều hành thực hiện theo chức năng chuyên môn - Chỉ đạo chuyên môn hệ thống các cơ
quan thương vụ, các tham tán thương mại ở nước ngoài (tham tán thương mại thường là người của bộ thương mại). - Quản lý các chương trình và quỹ xúc tiến thương mại.
- Chương trình quốc gia xúc tiến thương mại.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Ở cấp độ địa phương, hoạt động đối ngoại kinh tế là sự vận dụng CSĐNKT chung, do các chính quyền địa phương thực hiện (Hình 2:Cây đối ngoại kinh tế). Ở
Việt Nam, từ khi tiến hành chính sách đổi mới và mở cửa năm 1986, cơ chế kế
hoạch hóa tập trung từng bước được tháo gỡ, hoạt động kinh tế và đối ngoại kinh tế được tự do hóa, đương nhiên có sự quản lý thống nhất của nhà nước - gọi là cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Hình 4: Phối hợp hoạt động đối ngoại kinh tếđịa phương
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Các địa phương và doanh nghiệp có thể thiết lập các quan hệ kinh tế - thương mại trực tiếp với các đối tác (nước ngoài) theo pháp luật và phân cấp tương ứng thuộc phạm vi, thẩm quyền địa phương và doanh nghiệp. Thông qua cơ quan đối ngoại, trực tiếp là hệ thống các cơ quan ngoại vụ địa phương, chính quyền cấp tỉnh thường giao cơ quan ngoại vụ làm đầu mối để phối hợp, hỗ trợ hợp tác quốc tế và
đối ngoại kinh tế; trong khi các sở, ban ngành chức năng, doanh nghiệp là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động kinh tếđối ngoại cụ thể. Mối quan hệ phối hợp được thể hiện như Hình 4.
Bộ Ngoại giao Chính quyền cấp tỉnh
Sở Ngoại vụ, Các Sở ngành chuyên môn Các DN và Tổ chức tham gia hoạt động KTĐN - Cục ngoại vụ - Vụ khu vực - Đại sứ quán Đối ngoại kinh tế
- Văn bản thỏa thuận quốc tế - Chương trình, kế hoạch hoạt động đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương - Tiếp xúc ban đầu cho chuẩn bị ký kết thỏa thuận hợp tác, dự án hợp tác giữa chính quyền tỉnh với đối tác nước ngoài (ví dụ ký thỏa thuận xuất khẩu lao động, hàng hóa…) - V.v…
Hoạt động kinh tế đối ngoại cụ thể (ví dụ xuất khẩu lao động, hàng hóa) - Chương trình xuất khẩu của địa phương
- Đề xuất đề án, chương trình, địa bàn, đối tác, thị trường xuất khẩu
- Tổ chức thực hiện thỏa thuận, hợp đồng quốc tế đã ký kết