Hoàn thiện chính sách hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 137)

Hà Nội cần ưu tiên hội nhập và hợp tác quốc tế về KHCN, có hợp tác với cộng đồng trí thức và nhà khoa học Việt kiều ở nước ngoài. Cùng với thành lập các

Đại học quốc tế, mời các giáo sư và nhà khoa học quốc tế tới giảng dậy, thì hội nhập và hợp tác quốc tế về KHCN là một trong những điều kiện quan trọng không thể thiếu để thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển rút ngắn, đón bắt nhanh chóng các xu hướng tiến bộ của KHCN thế giới. Điều này không phải chỉ xuất phát từ trình độ hiện tại của Việt Nam còn thấp kém, mà còn từ yêu cầu phát triển phù hợp với xu thế, yêu cầu của thời đại.

Có thể sử dụng các hình thức hợp tác quốc tế trên lĩnh vực KHCN sau: hợp tác quốc tế trong nghiên cứu KHCN, hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực KHCN, hợp tác trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển KHCN, kể

cả cho phép các Quỹ đầu tư rủi ro quốc tế tham gia; mở rộng trao đổi thương mại quốc tế về KHCN, ưu tiên nhập khẩu các tri thức và công nghệ tiên tiến, công nghệ

nguồn; cuối cùng, huy động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vào phát triển các ngành công nghệ cao và hoạt động nghiên cứu KHCN trong nước. Ví dụ, hiện có hàng trăm ngàn kiều bào ở nước ngoài đang hoạt động trong lĩnh vực KHCN thế

giới, trong đó có nhiều nhà khoa học nổi tiếng và tâm huyết với đất nước. Riêng tại thung lũng Silicôn-Hoa Kỳước có 10.000 người Việt Nam đang làm việc - họ là chuyên gia trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ phần mềm. Nhà nước cần có chính sách thu hút, sử dụng và khuyến khích động viên họ cống hiến (kể cả tài năng, các mối quan hệ quốc tế và vốn liếng) cho công cuộc phát triển chấn hưng

đất nước.

Ưu tiên thu hút FDI vào các lĩnh vực nghiên cứu - triển khai.Thực tế thế giới cho thấy các lĩnh vực nghiên cứu triển khai có tầm quan trọng lớn đối với sự phát

triển đổi mới, sáng tạo của một nước. Các khu kinh tế Thiên Tân (Trung Quốc), Inehơn-na (Hàn Quốc) chủ yếu đã thu hút các trung tâm nghiên cứu - triển khai của nước ngoài. Chính những trung tâm này sẽ mang vào trong nước những phát minh, sáng chếđể triển khai và thương mại hóa. Các trung tâm này không chỉ thu hút nhân tài nước ngoài mà còn thu hút các nhân tài trong nước.

Nhanh chóng hình thành các trung tâm nghiên cứu - triển khai trình độ quốc tế, Hà Nội cần liên doanh với Mỹ, Nhật, các quốc gia phát triển để xây dựng các khu đô thị - thành phố khoa học theo mô hình Thung lũng Silicon, với những thể

chế phù hợp như: thiết lập chính quyền đô thị khoa học, áp dụng các mức thuế thấp hấp dẫn, có thể miễn thuế thu nhập cho các nhà khoa học sáng chế; trao quyền tự

chủ quản lý cao cho các trung tâm nghiên cứu – triển khai, quyền xuất nhập cảnh và cư trú thuận tiện.v.v… Những thể chế này nên để các đối tác nước ngoài đề xuất và Hà Nội xem xét chấp thuận, vì nếu Hà Nội tự quyết định sẽ không phù hợp với họ, họ sẽ không vào. Sở dĩ Hà Nội phải liên doanh với Mỹ, Nhật vì ta chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Địa điểm xây dựng khu đô thị này, Hà Nội không nên tự

xác định, mà nên có tham khảo ý kiến các đối tác nước ngoài khi lựa chọn.

Đề ra và phấn đấu thực hiện mục tiêu cụ thể của Chính phủ là đến năm 2020 thu hút hoảng 3.000 lượt chuyên gia vào Hà Nội, thu hút 100 chuyên gia Việt Kiều về nước tham gia đào tạo, chuyển giao công nghệ trên 5 lĩnh vực cụ thể: Công nghệ

mới như công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, năng lượng tái tạo; Cải thiện năng lực đào tạo sau đại học; Xây dựng các đại học xuất sắc trên cả nước theo tiêu chuẩn và mô hình của nước ngoài; Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của các cơ sởđại học Đổi mới chương trình đào tạo, hình thức trực tiếp hoặc từ xa, đổi mới hệ thống giáo dục đại học, phương pháp học, phương pháp đánh giá; Tư vấn phản biện cơ chế chính sách (quản trị giáo dục đại học, cách làm, cách quản lý mới...).

- Hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức giáo dục và các trường đại học nước ngoài; phát triển các trường Đại học quốc tế tại Hà Nội.

- Đưa ra những biện pháp cụ thể và thiết thực nhằm kêu gọi và vận động các trí thức, nhà khoa học kiều bào, người nước ngoài tại Thủ đô hợp tác KHCN, giáo dục đào tạo, văn hóa,... đóng góp xây dựng thành phố.

- Thường xuyên tổ chức giao lưu, trao đổi thông tin với các nhà khoa học kiều bào, người nước ngoài nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Thủđô; định kỳ tổ chức gặp mặt, sinh hoạt, đối thoại để giải quyết những khó khăn, vướng mắc,

tạo môi trường thuận lợi trong hợp tác, làm ăn, sinh sống; tranh thủ sự ủng hộ của người nước ngoài giúp kết nối Hà Nội với đối tác nước ngoài khác.

- Quảng bá, tuyên truyền về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đường lối và chủ trương xây dựng thành phố và các chính sách thu hút, kêu gọi kiều bào trở

vềđầu tư, hợp tác xây dựng và phát triển thành phố. Xây dựng chính sách hợp tác về khoa học công nghệ, đầu tư vào khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)