a) Bộ máy triển khai và cơ chế phối hợp thực hiện CSĐNKT:
Cơ cấu và hệ thống bộ máy công tác ngoại giao kinh tếđược tổ chức và hoàn thiện ở tất cả các cấp Chính phủ, Bộ ngành, Địa phương, khái quát qua sơ đồ dưới
đây (Hình 7):
Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế: có nhiệm vụ chủ yếu là: (i) Tư
vấn cho Thủ tướng Chính phủ về chủ trương, chính sách, chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế; (ii) Tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ về đàm phám kinh tế-thương mại quốc tế; (iii) Giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức phối hợp hoạt động của các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; (iv) Theo dõi, đánh giá tình hình kinh tế quốc tế và khu vực, đề xuất chủ trương, chính sách nhằm tăng cường hợp tác kinh tế thương mại với các nước và kinh tế
quốc tế; (v) Phối hợp với các bộ, ngành phổ biến, tuyên truyền về hội nhập kinh tế
quốc tế.
Ban chỉ đạo Ngoại giao kinh tế trực thuộc Bộ ngoại giao: có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Ngoại giao xây dựng chính sách, biện pháp nhằm tăng cường và thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế của ngành ngoại giao; chịu trách nhiệm đối với hoạt động ngoại giao kinh tế của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài.
Hình 7: Cơ cấu tổ chức bộ máy đối ngoại kinh tế
(Nguồn: tác giả tổng hợp) Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài: Các sứ quán đều thành lập Tổ
công tác kinh tế trực tiếp do Đại sứ hoặc tham tán kinh tế, thương mại phụ trách. Tổ
kinh tế có nhiệm vụ triển khai công tác ngoại giao kinh tế. Hoạt động ngoại giao kinh tế tại các cơ quan đại diện chủ yếu là: (i) Tuyên truyền quảng bá hình ảnh Việt Nam tại nước sở tại; (ii) Cung cấp thông tin về tình hình kinh tế-xã hội của nước sở
tại; (iii) Kiến nghị chính sách và biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và nước sở tại; (iv) Phối hợp với các cơ quan Việt Nam xúc tiến ODA, đầu tư, thương mại, du lịch và xuất khẩu lao động; (v) Hỗ trợ các tổ chức và cá nhân thiết lập và tăng cường quan hệ với các đối tác nước ngoài; (vi) Công tác người Việt
Cấp Chính phủ
Ủy ban Quốc gia về Hội nhập kinh tế quốc tế
- Chủ tịch: Phó Thủ tướng chính phủ
- Phó Chủ tịch thường trực; Bộ trưởng Công Thương - Thành viên: các bộ Ngoại giao, TC, KHĐT v.v…
Cấp Bộ, ngành
Bộ Ngoại giao
Ban chỉđạo Ngoại giao kinh tế - Trưởng ban: Thứ trưởng BNG - Phó ban TT: Vụ THKT - Thành viên: các vụ chức năng và vụ khu vực, CSĐN, TCQT v.v.. Tổ kinh tế tại Cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài
- Tổ trưởng: Đại sứ hoặc tham tán kinh tế, thương mại - Thành viên: viên chức ngoại giao KT Cục Ngoại vụ (Bộ Ngoại giao) - Theo dõi và hướng dẫn công tác chung cho các cơ quan ngoại vụ địa phương
Địa phương
Ban Hội nhập KTQT
- Trưởng ban: PCT UBND tỉnh/thành phố
- Phó ban TT: Sở Công Thương - Thành viên: các sở ngành Ngoại vụ, KHĐT, Tài chính…
- Sở Ngoại vụ chuyên trách công tác đối ngoại kinh tế - Trung tâm dịch vụ đối ngoại - Trung xúc tiến đầu tư
- Trung tâm xúc tiến TM - Trung tâm xúc tiến du lịch
Các bộ TM, KHĐT …
- Cục xúc tiến thương mại - Cục đầu tư nước ngoài…
Nam ở nước ngoài, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp kiều bào tại nước ngoài, hỗ trợ
pháp lý cho các cá nhân và tổ chức Việt Nam v.v..
Hệ thống các cơ quan ngoại vụ địa phương: Các sở ngoại vụ đều có nhiệm vụ thực hiện công tác đối ngoại kinh tế. Bộ ngoại giao đã thành lập Cục ngoại vụ
(năm 2013), điều phối chung, theo dõi và hướng dẫn công tác chuyên môn đối với hệ thống các cơ quan ngoại vụ tại địa phương. Cơ quan xúc tiến như Bộ Thương Mại có Cục xúc tiến Thương mại, Bộ Kế hoạch Đầu tư có Cục Đầu tư nước ngoài. Các địa phương ngoài thành lập Sở Ngoại vụ còn thành lập các Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch trực thuộc các Sở thương mại, kế hoạch đầu tư, văn hóa thể thao và du lịch… thực hiện các hoạt động kinh tếđối ngoại cụ thể.
Cơ chế phối hợp giữa Bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài thực hiện: (i) chức năng thông tin (cung cấp thông tin, cập nhật tình hình nươc sở tại và đối tác, khu vực và thế giới, dự báo và tham vấn các vấn đề kinh tế quốc tế; (ii) chức năng khai phá, tiếp cận (mở ra quan hệ với các đối tác, tổ chức,
định chế kinh tế quốc tế; mở ra các lĩnh vực hợp tác mới với các đối tác như về xuất khẩu lao động, chuyển giao công nghệ v.v..); (iii) chức năng song hành và hỗ trợ
tham gia xử lý các tranh chấp kinh tế thương mại quốc tế, vận động hành lang khi cần thiết và; (iv) chức năng đôn đốc thực hiện các cam kết, thỏa thuận quốc tế trên cơ sở các hiệp định, tuyên bố cấp cao, thỏa thuận v.v…
b) CSĐNKT thực thi đạt được các kết quả sau:
- Tham gia đàm phán song phương và đa phương, ký kết các hiệp định và văn bản thỏa thuận khung với các chính phủ và định chế quốc tế: Đảng và nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện nhằm phát triển đất nước, lấy
đổi mới kinh tế và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Đối ngoại có nhiệm vụ
mởđường tạo môi trường quốc tế thuận lợi hòa bình, ổn định và phát triển, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trước hết, đối ngoại nói chung và ĐNKT có sứ mệnh đi trước giải quyết những nút thắt để
mở đường cho các hoạt động hợp tác và giao lưu trao đổi về kinh tế - thương mại. Năm 1991 bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, khai thông cửa ngõ thương mại phía Bắc. Năm 1995 bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, giải tỏa vấn đề cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây, khai thông ra thị trường thế giới. Cùng trong
năm 1995 Việt Nam gia nhập ASEAN, sau đó lần lượt ký các hiệp đinh thương mại AFTA với ASEAN và BTA với Mỹ. Năm 2007, sau hơn 10 năm kiên trì đàm phán, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Việt Nam đang tích cực đàm phán gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015; các Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do với Liên minh hải quan Nga-Belaruxia-Kazaktang.v.v…
- Mạng lưới các cơ quan đại diện của Việt Nam trải khắp các châu lục, tăng cường năng lực hoạt động của bộ máy chuyên trách đối ngoại, không ngừng củng cố và mở rộng quan hệ với các đối tác tiềm năng, tận dụng khai thác các cơ hội bên ngoài cho phát triển kinh tế đất nước. Là một nền kinh tế đi sau với trình độ công nghệ thấp, thiếu vốn đầu tư, tiêu dùng trong nước thấp do thu nhập còn hạn chế, Việt Nam khó có thể tăng trưởng cao nếu không dựa vào vốn đầu tư nước ngoài và nhu cầu tiêu dùng từ bên ngoài. Bởi vậy, việc khai thác tiềm năng của các thị trường có tiềm lực vốn và công nghệ lớn, nhu cầu tiêu dùng cao ở bên ngoài, đặc biệt là ở
các nền kinh tế phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước là chiến lược đúng đắn của Việt Nam. Trong quá trình đó, đối ngoại kinh tế có vai trò tìm kiếm các thị trường tiềm năng cho Việt Nam và thiết lập các mối quan hệ chính trị
ngoại giao chặt chẽ với những đối tác này nhằm củng cố quan hệđể hướng tới hợp tác lâu dài, đảm bảo cho tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tăng cường quan hệ với các nước phát triển. Mỹ đang tăng cường hợp tác với khác nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nhằm củng cố vị thế của mình trong khu vực và đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, trong khi đó EU cũng tăng cường hợp tác với ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng nhằmhỗ trợ trao đổi và đầu tư song phương, tháo gỡ bế tắc do khủng hoảng nợ công châu Âu. Đây là thời cơ hết sức thuận lợi để Việt Nam tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước này để tìm kiếm các lợi ích về kinh tế. Vai trò của đối ngoại kinh tế lúc này có cơ hội đẩy mạnh hơn bao giờ hết.
- Quảng bá hình ảnh đất nước, xây dựng thương hiệu quốc gia nhằm thu hút
đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ xuất khẩu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tếđối ngoại. Đối ngoại kinh tế góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ở nước ngoài,
điểm đểđầu tư, địa điểm du lịch và phát triển các quan hệ kinh tế, thương mại,v.v…
Đối ngoại kinh tế có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ, “bôi trơn” cho các hoạt động kinh tế đối ngoại của các địa phương, ngành chuyên môn thông qua những hỗ trợ
hết sức thiết thực và hiệu quả. Việc hỗ trợ các bộ, ban, ngành, sở chuyên môn triển khai và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan đối ngoại và ngoại giao. Khi nền kinh tế hội nhập đầy đủ và sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, tần suất, quy mô các hoạt động kinh tếđối ngoại của các bộ, sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Chính sách đối ngoại kinh tế với tư cách là một bộ phận của chính sách đối ngoại nhằm tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và phát triển là chính sách song hành và tạo thuận lợi cho các bộ, ban, ngành, địa phương và doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh tếđối ngoại như ngoại thương, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, hợp tác quốc tế về
khoa học và công nghệ. Mặc dù chỉ mang tính chất hỗ trợ nhưng các chính sách này
đã góp phần to lớn vào việc thúc đẩy các hoạt động kinh tếđối ngoai thông qua việc
định hướng và tạo ra cơ chế hợp tác cho hoạt động kinh tế đối ngoại, đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động kinh tếđối ngoại để khơi thông các hoạt động kinh tếđối ngoại, tháo gỡ khó khăn, là cầu nối để phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp lên các cấp lãnh đạo thành phố và nhà nước... Điều này không chỉ góp phần đẩy nhanh tốc độ thực hiện mà còn nâng cao hiệu quả của các hoạt động kinh tếđối ngoại, nhờđó đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Hỗ trợ và làm cầu nối để các doanh nghiệp, tổ chức trong nước vươn ra thị
trường thế giới. Với mạng lưới các cơ quan đại diện trải khắp các châu lục, ngành ngoại giao có thế mạnh trong việc thu thập thông tin, dự báo các xu hướng phát triển mới trong khu vực và trên thế giới; hỗ trợ giới thiệu đối tác, tìm kiếm các thị
trường cho hàng hóa, dịch vụ và lao động của Việt Nam. Cán bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện ngoại giao không chỉ là chỗ dựa cho doanh nghiệp mà còn là người chủ động mở đường, khai phá những hướng đi mới, thị trường mới, giới thiệu cho
đối tác nước ngoài những cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Thực tiễn khai phá và mở rộng các thị trường mới ở châu Phi và Mỹ La-tinh (Bra-xin, Vê-nê-xu-ê- la, Nam Phi...) cho thấy xúc tiến và triển khai các hoạt động kinh tế đối ngoại trước hết là trách nhiệm của các bộ, ngành kinh tế, địa phương và doanh nghiệp; ngoại
giao chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ, nhưng sự hỗ trợ này rất quan trọng, mang tính "xúc tác", "cầu nối", và trong những trường hợp nhất định có thể quyết định thành công của công tác xúc tiến. Bên cạnh đó, các cơ quan ngoại giao còn tư vấn cho các doanh nghiệp và đối tác về những bước triển khai cụ thể, hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp quốc tế. Các vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá basa; giày da; hàng dệt may hay tranh chấp nhãn hiệu thuốc lá Vinataba... trong thời gian qua là những ví dụđiển hình cho thấy việc đàm phán các thỏa thuận, giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế có vai trò ngày càng quan trọng và đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa đấu tranh kỹ thuật và vận động chính trị. Thông qua việc hỗ trợ
các doanh nhân đi lại thuận lợi giữa các nước trong khối APEC bằng việc cấp thẻ
ABTC, các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc kinh doanh ở nước ngoài, tiết kiệm thời gian và chi phí, có điều kiện nắm bắt các cơ hội kinh doanh tốt hơn và hiệu quả kinh doanh được nâng cao.
- Thu hút viện trợ, đầu tư, khoa học công nghệ bên ngoài và nguồn lực kiều bào vào phát triển đất nước. Chính sách đối ngoại kinh tế đóng vai trò tích cực và chủđộng trong việc kiếm tìm, vận động và thu hút các nguồn ngoại lực bổ sung cho nhu cầu đang tăng lên trong nước về vốn và khoa học công nghệ. Trước hết là tăng cường thu hút các nguồn vốn ODA, FDI và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ.
Đi kèm với vốn là nguồn lực chuyên gia, bí quyết kỹ thuật, công nghệ. Nguồn nhân lực chất lượng cao từ bên ngoài với trình độ tri thức, khoa học công nghệ sẽ rất có ích nếu họ thông qua dự án cụ thể có thểđào tạo và chuyển giao cho lực lượng lao
động trong nước. Chính sách đối ngoại kinh tế có vai trò quan trọng trong việc vận
động, tạo điều kiện cho kiều bào đầu tư về nước thông qua việc tham mưu chính sách cho Đảng và Chính phủ về người Việt Nam ở nước ngoài, thông qua hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài để gặp gỡ, trao đổi vận động Việt kiều đầu tư xây dựng đất nước, thông qua công tác đối ngoại nhân dân với việc thành lập các hiệp hội dành cho kiều bào ở nước ngoài v.v.. Hiện nay Việt Nam có cộng đồng 3,5 triệu người Việt sinh sống tại gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế
giới đang tiếp tục phát triển, ngày càng ổn định cuộc sống và hội nhập sâu rộng hơn vào xã hội nơi cư trú. Trải qua hàng chục năm cần cù lao động, học tập và phấn đấu, cộng đồng đã tạo dựng cho mình tiềm lực đáng kể về tri thức và kinh tế. Ngày càng có nhiều người thành đạt trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hoá, nghệ
thuật, kinh tế và xã hội. Đại đa số kiều bào đều mang trong mình truyền thống yêu nước, tự tôn dân tộc, luôn hướng về cội nguồn, gắn bó với gia đình, quê hương. Số
lượng kiều bào về nước ngày càng tăng, trung bình mỗi năm khoảng 450-500 nghìn lượt người; trong đó có hàng nghìn trí thức và doanh nhân về nước làm việc, tham gia nghiên cứu, hợp tác về khoa học, công nghệ, giáo dục, quản lý kinh tế... hoặc
đầu tư, kinh doanh. Những đóng góp này có vai trò hết sức to lớn cho sự phát triển của đất nước.