Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại kinh tế

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 51)

Luận án đã chỉ ra nhóm nhân tố cơ bản hay các cấp độ có ảnh hưởng tới nội dung và quá trình tổ chức thực thi CSĐNKT sau đây:

- Các nhân t bên ngoài

Từ đầu thập kỷ 1980, cuộc cách mạng KHCN mới phát triển tăng tốc, với mũi nhọn là công nghệ thông tin và các ngành công nghệ cao, mang lại những biến

đổi ngày càng sâu sắc và nhanh chóng mọi mặt đời sống nhân loại. Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đã thúc đẩy xã hội hoá sản xuất vật chất, tạo ra những bước nhảy vọt về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh việc cơ cấu lại các nền kinh tế, tạo ra nhiều ngành kinh tế mới và thúc đẩy kinh tế tri thức. Sự phổ

cập nhanh chóng của hệ thống Internet và các phương tiện hiện đại khác ngày càng mở rộng giao lưu quốc tế. Đồng thời, xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá được tăng cường, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia và làm gia tăng các hoạt động kinh tế thương mại quốc tế.

Cải cách và mở cửa đã xuất hiện như một trào lưu tại nhiều nước trên thế

giới. Đểđẩy mạnh cải cách kinh tế và hiện đại hoá, một số nước tiến hành ở mức độ

khác nhau quá trình dân chủ hoá và cải cách chính trị. Những biến động này làm thay đổi tính chất và phương thức tổ chức các hoạt động đối ngoại kinh tế. Năm 1995, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ra đời. Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập quốc tế có những định chế mới mang tính toàn cầu, đồng thời tạo ra những cơ hội và xung lực cho quá trình phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một đòi hỏi bức xúc đối với nhiều nước đang phát triển. Mặt khác, toàn cầu hoá cũng đặt ra những thách thức gay gắt đối với tất cả các nước, trước hết là các nước đang phát triển và chậm phát triển: nó có thể làm xói mòn chủ quyền quốc gia, đe dọa sựổn

định kinh tế - xã hội, gây thảm họa môi trường, chênh lệch giàu nghèo và hố sâu ngăn cách phát triển giữa các quốc gia.

Đặc biệt, cục diện chính trị thế giới thay đổi nhanh chóng, phức tạp, diễn ra một bước ngoặt cơ bản. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược mạnh mẽ, đẩy mạnh hoà hoãn và cải thiện quan hệ với nhau. Cùng với việc hệ thống XHCN Liên Xô và

Đông Âu sụp đổ, bức tường Bec-Linh được dỡ bỏ, chiến tranh lạnh đối đầu giữa hai phe cũng chấm dứt. Liên Xô và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ hoàn toàn. Trật tự thế giới hai cực chấm dứt. Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, chú trọng phát triển nội lực, tăng cường cạnh tranh và chạy đua kinh tế. Vềđối nội, các nước tích cực đẩy mạnh các chương trình "chấn hưng kinh tế", "cải tổ", "cải cách mở

cửa" hoặc "bốn hiện đại hoá". Các nước đi vào hoà hoãn, cải thiện quan hệ đối tác, vừa hợp tác vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau. Những thay đổi to lớn và cơ bản trong đời sống kinh tế, chính trị thế giới dẫn tới những tập hợp lực lượng mới trên thế giới. Sự kết thúc của cục diện thế giới hai cực thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng đa phương, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Phát triển kinh tế và khoa học công nghệ trở

thành nhân tố quyết định sức mạnh tổng hợp từng quốc gia và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.

Khu vực châu Á -Thái Bình Dương đang trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới; một số quốc gia và vùng lãnh thổ vươn lên trở

thành những "con rồng", "con hổ mới" về kinh tế. Các nước trong khu vực đều có nguyện vọng cùng tồn tại trong hoà bình, hữu nghị và hợp tác để phát triển. Sự

hợp tác ngày càng tăng ở nhiều tầng, nấc và dưới nhiều hình thức, như tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), Diễn đàn hợp tác

Đông Á-Mỹ La tinh (FEALAC), cùng một loạt hợp tác tam giác tứ giác phát triển khác ra đời.

Các quốc gia trong khu vực đều có lợi ích muốn mở rộng thị trường, phối hợp các nguồn nhân lực, tài lực, kết cấu hạ tầng và các nguồn tài nguyên trong khả

năng sẵn có và điều kiện của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ cho phép. Các nước

đều điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược đối ngoại, trong

đó có đối ngoại kinh tế, của mình cho phù hợp với các xu thế chung đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực tuy còn nhiều vấn

đề gay cấn, song nhìn chung vẫn nằm trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, nhưng tránh đối đầu quân sự trực tiếp. Quan hệ Trung-Mỹ là quan hệ quan trọng nhất, chi phối các vấn đề quốc tế cơ bản của khu vực nói chung và chiều hướng của mối quan hệ này có ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh và phát

triển của Việt Nam nói riêng. Vấn đề Biển đông trong quan hệ Trung-Mỹ là điểu rất

đáng quan tâm hiện nay.

Môi trường hoà bình, ổn định và phát triển của thế giới và khu vực chưa thật vững chắc, vẫn còn tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định. Trong nội bộ

một số nước và giữa các nước với nhau còn tồn tại mâu thuẫn, xung đột về chính trị, sắc tộc, tôn giáo, kinh tế, xã hội, biên giới trên đất liền, hải đảo và trên biển, đặc biệt là cuộc tranh chấp liên quan đến nhiều nước ở biển Đông gần đây.

Sau sự kiện 11/9, vấn đề khủng bố quốc tế và chống khủng bố cũng trở thành mối quan tâm của nhiều nước ở khu vực. Xung đột tại Trung đông, Ukraina... Những diễn biến trong quan hệ giữa các nước lớn liên quan đến khu vực và sự dính líu, can thiệp dưới những hình thức mới có thể gây nên không ít phức tạp cho các quốc gia và quan hệ giữa các nước trong khu vực với nhau.

- Các nhân t bên trong:

Đường lối chính sách đối ngoại của chính phủ cầm quyền: Các quốc gia có chủ quyền, nhất là các nước lớn là một trong những chủ thể quan trọng tác động tới quan hệ đối ngoại kinh tế, thông qua đường lối chính sách nhà nước về đối ngoại chung và đối ngoại kinh tế nói riêng. Ở Việt Nam, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa quyết định tới chính sách đối ngoại kinh tế. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã chỉ ra rằng, Việt Nam cần tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện, xây dựng một nền kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế, coi đây là bước đi tất yếu để Việt Nam tiến kịp với các nước phát triển khác. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị đã xác định thêm mục tiêu của các hoạt

động đối ngoại là giữ vững hoà bình, tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ

và tiến bộ xã hội. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, xác định nhiệm vụđối ngoại là củng cố môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, CNH - HĐH đất nước, phục vụ sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Mở rộng quan hệ

với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ

chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tác tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung

ương Đảng khoá IX (tháng 7 năm 2003) đã nêu ra quan điểm về an ninh quốc gia tổng hợp và toàn diện, đồng thời khẳng định nhiệm vụ của hoạt động đối ngoại là: củng cố môi trường quốc tế thuận lợi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc; tranh thủ vốn, công nghệ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nâng cao vị thế của đất nước ở khu vực và trên thế giới; ưu tiên phát triển sự

hợp tác với các nước láng giềng, chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn.

Trình độ phát triển kinh tế xã hội đất nước: có ảnh hưởng mạnh tới chính sách đối ngoại kinh tế. Trình độ phát triển và tình hình KT-XH vĩ mô của quốc gia

ổn định sẽ tạo thuận lợi cho thực thi chính sách đối ngoại kinh tế tích cực, nhất quán, hiệu quả. Ví dụ, Việt Nam đã đạt tới ngưỡng thu nhập trung bình, tuy nhiên, nền kinh tế tăng trưởng chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Một số

vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Cơ chế, chính sách không đồng bộ, chưa tạo động lực mạnh để phát triển. Nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa được ngǎn chặn. Tiêu cực trong bộ máy nhà nước, đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, đầu tư

công, thuế, xuất nhập khẩu và cả trong hoạt động của nhiều cơ quan thi hành pháp luật,... nghiêm trọng kéo dài.

Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tǎng nhanh. Đời sống một bộ phận nhân dân, nhất là ở một số

vùng cǎn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, vùng đồng bào dân tộc, còn khó khǎn. Chất lượng giáo dục, đào tạo, y tếở nhiều nơi rất thấp. Người nghèo không đủ tiền

để chữa bệnh và cho con em đi học. Trong khi đó các nguồn tài chính từ ngân sách và những nguồn lực khác có thể huy động được cho yêu cầu phúc lợi xã hội vừa rất hạn chế vừa chưa được sử dụng có hiệu quả. Tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường sinh thái, huỷ hoại tài nguyên ngày càng tǎng. Vǎn hoá phẩm độc hại lan tràn, tệ nạn xã hội phát triển, trật tự an toàn xã hội phức tạp. Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và nhất quán, thực hiện chưa nghiêm. Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả, kế hoạch hoá, quy hoạch xây dựng, quản lý đất đai còn nhiều yếu kém; thủ tục hành chính... chậm cải cách. Quản lý xuất nhập khẩu có nhiều sơ hở, tiêu cực, một số trường hợp gây tác động xấu đối với sản xuất.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng đón nhận nhiều cơ hội phát triển mới từ quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Hội nhập khu vực ngày càng

được tăng cường, giúp Việt Nam có được vị thế tốt hơn với tư cách là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và nhiều diễn đàn, tổ chức hợp tác khu vực khác. Nhiều nước lớn (Mỹ, EU) tăng cường hợp tác với Việt Nam thông qua hợp tác song phương hoặc đa phương với việc ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế, hiệp định thương mại tự do, v.v.. Thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, Việt Nam có điều kiện tận dụng tốt hơn các cơ hội hội nhập kinh tế quốc tếđể phát triển kinh tế trong nước.

Năng lực KHCN quốc gia: Quan hệ kinh tế quốc tế nói chung cũng như quan hệ kinh tế nói riêng được xây dựng và vận hành trên cơ sở tương quan lực lượng giữa các nước. Căn cứ để hình thành các quan hệ này chính là thực lực của mỗi quốc gia. Năng lực của quốc gia càng lớn và vững chắc, lợi thế trong các quan hệ

quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế quốc tế của quốc gia đó càng đa dạng, càng lớn và càng được củng cố, bảo vệ một cách vững chắc. Thực tiễn cho thấy rất rõ rằng tuy vấn đề bình đẳng giữa các quốc gia luôn được đề cao như một nguyên tắc xây dựng các quan hệ quốc tế, nhưng những nước càng có tiềm lực lớn càng có xu hướng giành lấy cho mình những lợi ích nhiều hơn.

Trong số các yếu tố góp phần hình thành lợi thế kinh tế của quốc gia, năng lực KHCN có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây chính là nhân tố chủ yếu góp phần tạo ra lợi thế (hoặc ưu thế) cạnh tranh của một quốc gia. Những nước có tiềm lực KHCN mạnh như Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Đức… thường dùng lợi thế về

thức từđơn giản đến các hoạt động được che dấu một cách tinh vi dưới các phương thức, chương trình, hoạt động khác nhau. Khi kinh tế tri thức chiếm vị trí càng quan trọng trong nền kinh tế, lợi thế này càng có vai trò chi phối các giao dịch quốc tế, trong đó có các hoạt động đối ngoại kinh tế.

Các điều kiện địa phương: Ngoài ra, CSĐNKT của địa phương còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi: Trình độ phát triển và các điều kiện KT-XH đặc thù của địa phương, cùng với các tiềm năng và nguồn lực cũng như lợi thế so sánh của địa phương; các chủ trương, quyết sách cụ thể và sự vận dụng cơ, chế chính sách chung vào hoàn cảnh địa phương; quan điểm và sự quyết tâm của lãnh đạo địa phương phát triển ĐNKT, sự năng động và tiên phong của chính quyền địa phương trong chỉ đạo điều hành kinh tếđịa phương; sự ủng hộ của các tổ chức thực hiện ĐNKT nhân dân, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp địa phương đối với ĐNKT. Ví dụ, một địa phương thuộc vùng trung du, miền núi với nhiều cảnh quan thiên nhiên sẽ

có điều kiện để phát triển các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu và du lịch sinh thái phục vụ du khách quốc tế; một địa phương ven biển sẽ có điều kiện để phát triển kinh tế biển và giao thương cảng biển với thế giới; một địa phương biên giới có cửa khẩu và hạ tầng giao thông thuận lợi sẽ có điều kiện phát triển kinh tế cửa khẩu và mậu dịch qua biên giới với các nước láng giềng....

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 51)