Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ phát triển thương mại, dịch vụ đối ngoạ

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 132)

xuyên tổ chức tổng kết, đúc rút kinh nghiệm. Đồng thời liên tục rà soát, điều chỉnh bổ sung các văn bản tới vấn đề thực hiện đường lối, chính sách hợp tác quốc tế về

kinh tế của Thủ đô. Trước tiên, có chủ trương tăng cường vai trò, chức năng, năng lực và điều kiện cần thiết (có điều kiện tài chính và phương tiện trang bị kỹ thuật, công nghệ tin học) cho Ngành ngoại vụ và một số Ban ngành chức năng liên quan của Thành phốđể tham mưu tư vấn vềđối ngoại kinh tế.

3.2.2. Đẩy mnh chính sách h tr phát trin thương mi, dch vđối ngoi đối ngoi

Hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các

địa phương trong cả nước nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển khu vực; tham gia tích cực xây dựng trục kinh tếđộng lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội -Hải Phòng - Quảng Ninh, cầu nối quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Nếu các quan hệ kinh tế và thương mại của Hà Nội với các tỉnh thành trong vùng còn chưa phát triển đủ mức thì các quan hệ

khác khó phát huy hết tiềm năng, sẽ là trở ngại trong quan hệ kinh tế với nước ngoài.

Hiện nay Hà Nội đã khai thông các quan hệ kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên những quan hệ này còn hạn chế. Hàng rau quả, thực phẩm, v.v... cũng như hàng công nghiệp chuyển từ các tỉnh thành vào Hà Nội và ngược lại đã chịu các khoản phí lưu thông trung gian tương đối cao, do vậy đã đẩy giá bán lên cao, gây thiệt cho người tiêu dùng và khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Đáng tiếc, cũng giống như các tỉnh thành trong cả nước, Hà Nội vẫn chưa có cơ chế phối hợp chính thức với các địa phương bạn, chưa có cơ chế chính thức về hợp tác vùng, chưa có Ban thường trực và tổ chức Hội nghị lãnh đạo vùng do Hà Nội chủ trì hàng năm. Hà Nội chưa có các trung tâm thương mại và đại diện đặt ở một số tỉnh, thành quan trọng tạo điều kiện cho giao lưu hàng hóa.v.v…

Do vậy, Hà Nội cần phải nhanh chóng khắc phục yếu điểm này, phát huy vai trò Thủđô và trung tâm động lực trong vùng về kinh tế và thương mại, chủđộng đề

xuất với Trung ương cơ chế và cơ cấu tổ chức điều hành vùng Thủ đô; Xây dựng Hà Nội thành đầu mối bán buôn, xuất nhập khẩu và nguồn phát luồng hàng lớn của khu vực; Phát triển các hình thức thương mại hiện đại: thương mại điện tử, hệ thống siêu thị, chợ đầu mối…và các dịch vụ hậu mãi; Phát triển hệ thống thông tin thương mại rộng rãi, thuận lợi kịp thời và hiệu quả.

Một số nội dung cụ thể trong chính sách đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch đối ngoại của Hà Nội:

- Có kế hoạch xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, tranh thủ xúc tiến tại các diễn đàn, hội chợ quốc tế và khu vực, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm. Chú trọng xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư trên EWEC.

- Đẩy mạnh tiếp xúc với các nhà đầu tư tiềm năng từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và ASEAN..., các công ty nước ngoài, tập đoàn

đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam trên lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ

thông tin, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ chất lượng cao, bất động sản, du lịch, thương mại,... để kêu gọi đầu tư vào thành phố, quyết tâm tạo ra một làn sóng đầu tư mới trong giai đoạn tới.

- Nghiên cứu, rà soát và xây dựng danh mục dự án khuyến khích đầu tư nước ngoài giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020. Xây dựng lộ trình thu hút đầu tư đối với một số dự án trọng điểm như: Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung; các dự án phát triển hạ tầng như: xây dựng đường tàu điện ngầm, các khu đô thị mới, bệnh viện quốc tế, đại học quốc tế, các khu vui chơi giải trí hiện đại chất lượng cao... Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp và chế xuất hiện có trên địa bàn thành phố.

- Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; tập trung khai thác các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Nga và EU. Kịp thời nắm bắt thông tin về việc hội nhập Kinh tế quốc tế và tham gia hiệp định thương mại song phương, đa phương; các đối tác chiến lược của Việt Nam để cung cấp cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố; tổ chức các hội chợ, hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch với doanh nghiệp nước ngoài; Tham gia các hội chợ, diễn đàn quốc tế về

thương mại, du lịch; tạo điều kiện cho doanh nghiệp gặp gỡ các công ty nước ngoài

đến khảo sát, tìm kiếm đối tác kinh doanh tại Hà Nội và tham gia các chuyến công tác nước ngoài của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo nhà nước.

- Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế để tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.Đây không chỉ là xu thế tất yếu trong một nền kinh tế mở và cạnh tranh mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác và giảm bớt sự cạnh tranh với các đối tác quốc tế, tranh thủ được những lợi thế và giảm những bất lợi của đôi bên. Hợp tác, liên kết phải được coi là chiến lược chứ không chỉ là sách lược tình thế, cho phép tăng năng lực và chất lượng công việc mà chưa cần tăng quy mô cũng như các biện pháp tốn kém khác. Có nhiều hình thức hợp tác, liên kết có thể lựa chọn, gồm hợp tác sản xuất các sản phẩm có liên hệ hỗ trợ hay thay thế, SP đầu ra của DN này trở thành

đầu vào cho DN khác, hợp tác cung cấp nguyên liệu đầu vào hay thị trường tiêu thụ đầu ra, hợp tác về khai thác sử dụng thương hiệu (nhượng quyền thương mại) hay góp vốn kinh doanh, v.v.. Hợp tác với các đối tác DN lớn trong nước và nước ngoài là quan trọng, để tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường của phía đối tác. Từng bước hợp tác liên kết để tham gia vào chuỗi cung ứng hay sản xuất khu vực và toàn cầu.

- Đưa ra các chương trình trợ giúp DN xây dựng những sản phẩm và thương hiệu Thủđô “uy tín, chất lượng, vệ sinh và an toàn, thân thiện với môi trường”, đặc biệt là đối với các hàng hoá nông sản & thực phẩm để có thể chiếm lĩnh thị trường nội địa cũng như quốc tế. Cùng với phát triển các hàng hoá mang thương hiệu Thủ đô, cần tạo dựng tài sản trí tuệ cho DN (các nhãn hiệu, sáng chế, bằng phát minh, kiểu dáng công nghiệp, quy trình công nghệ...được đăng ký bản quyền và bảo hộ). Trong xu thế hội nhập và đi vào kinh tế tri thức, việc ưu tiên khuyến khích xây dựng thương hiệu, tài sản trí tuệ của DN sẽ là biện pháp hữu hiệu để tăng cường khả

năng cạnh tranh cho DN và hàng hoá Thủđô.

- Xây dựng chiến lược quảng bá du lịch của thành phố Thủ đô đến các thị

trường trọng điểm quốc tế nhằm thu hút để thu hút khách du lịch quốc tế. Bên cạnh

đó, từng bước hình thành nên hệ thống hiện đại về dịch vụ du lịch, tăng cường các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa.

3.2.3. Tăng cường chính sách thu hút vin tr, đầu tư nước ngoài

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nhằm đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển thành phố theo hướng văn minh, hiện đại; đồng thời tranh thủ viện trợ phi chính phủ

nước ngoài (NGO) trên các lĩnh vực y tế, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu và nắm bắt xu thế hợp tác phát triển của các nhà tài trợ chính phủ, liên chính phủ và các tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020, sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Trên cơ sở đó, xây dựng các dự án ODA ưu tiên của thành phố. Vận

động viện trợ ODA của các nước và các tổ chức quốc tế.

- Định kỳ hằng năm tổ chức để lãnh đạo thành phố tiếp xúc làm việc với các cơ quan đại diện nước ngoài, các cơ quan hợp tác phát triển quốc tế tại Việt Nam như JICA (Nhật Bản), KOIKA (Hàn Quốc), USAID (Hoa Kỳ), AUSAID (Úc), AFD (Pháp), DFID (Anh), GIZ, KfW (Đức)... và các tổ chức quốc tế đa phương như WB, ADB... để vận động nguồn vốn ODA cho các dự án hạ tầng, y tế, môi trường và giáo dục, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Tiếp cận, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ thực hiện nghiên cứu khả thi, quy hoạch tổng thể do các tổ chức quốc tế dành cho các dự án lớn của thành phố. Khuyến khích việc mời các chuyên gia nước ngoài tư vấn giúp thành phố trong các vấn đề về quy hoạch và quản lý đô thị, các dự án quan trọng, nghiên cứu mô hình phát triển thành công của các thành phố phát triển trên thế giới như: “thành phố đáng sống”, “thành phố môi trường”, “thành phố thông minh”... nhằm tìm ra các giải pháp phát triển cho thành phố.

- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa Thủđô với các tổ chức NGOs; tăng cường quan hệ với các tổ chức mới có tiềm năng; đàm phán để hướng sự hỗ trợđến các địa bàn khó khăn và các dự án trọng điểm, ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục cho cộng đồng, phát triển giao thông nông thôn, khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ, xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội; chương trình “5 không”, “3 có”; chương trình hỗ trợ người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam...

- Có kế hoạch và chủđộng nguồn kinh phí đối ứng của thành phố cho các dự

án ODA, NGO để kịp thời và thuận lợi trong quá trình đàm phán, ký kết và triển khai các dự án hiệu quả. Vận động các nguồn vốn để xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông và đô thị nhằm giúp Hà Nội phát triển thành đô thị hiện đại, kết nối với các vùng trong cả nước và với các nước láng giềng. Đẩy mạnh xúc tiến và triển khai các dự án dự kiến thực hiện tại Thủ đô đã được Chính phủ Việt Nam và các nước cam kết.

- Tranh thủ sự hợp tác, giúp đỡ của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành trung ương; nghiên cứu thành lập văn phòng

- Tranh thủ sự hỗ trợ và phối hợp của các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài trong công tác quảng bá hình ảnh thành phố, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch cũng như việc tư vấn, thẩm tra năng lực của đối tác nước ngoài. Hằng năm, chủ động lập chương trình hợp tác giữa thành phố Hà Nội với cơ quan đại diện Việt Nam tại một số quốc gia có tiềm năng hợp tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc, EU, ASEAN... và có đánh giá định kỳ về kết quả triển khai chương trình hành động này.

- Tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ và phối hợp có hiệu quả của Bộ Ngoại giao, Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế và các bộ, ngành trung ương để thực hiện các nhiệm vụ ngoại giao kinh tế. Duy trì cơ chế phối hợp giữa Hà Nội với Bộ Ngoại giao, theo đó hằng năm thành phố đề xuất các nhiệm vụ trọng điểm đề nghị Bộ

Ngoại giao hỗ trợ thực hiện trên lĩnh vực ngoại giao kinh tế.

- Tranh thủ Quỹ hỗ trợ các hoạt động Đối ngoại phục vụ kinh tế, nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của các bộ, ngành trung ương cho các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch của thành phố.

Với tốc độđô thị hóa hiện nay, dân sốđô thị của Việt Nam trong 30 năm tới sẽ có thể đạt tới mức 60 – 70%. Đây là một thách thức lớn cho Hà Nội. Tầm nhìn quy hoạch đô thị của thế giới hiện đại đang và sẽ theo hướng – xây dựng các chùm

đô thị với các tuyến phát triển hướng ra biển, có đường kính khoảng 100 km, với các đường sắt tốc độ cao (250km/giờ) đảm bảo cho việc di chuyển của người dân trong chùm đô thị có thểở và đi làm bất kỳđâu trong chùm đô thị một cách thuận lợi.

Là thủ đô của cả nước, nằm ở một vị trí “đắc địa” trong quan hệ giữa ASEAN - Trung Quốc, Hà Nội có rất nhiều tiềm năng để biến các lợi thế sẵn có thành các lợi ích kinh tế cụ thể. Là một trung tâm công nghiệp lớn, đầu mối của các tuyến giao thông liên hoàn đường sắt - đường bộ - đường hàng không - liên lạc viễn thông, Hà Nội không những có thể sản xuất để xuất khẩu vào thị trường Nam và Tây nam Trung Quốc các hàng công nghiệp chất lượng cao, mà còn có điều kiện trở

thành đầu mối trung chuyển hàng loạt các hàng hóa của Việt Nam cũng như của các nước ASEAN. Vị trí của Hà Nội cho phép tập kết những lô hàng lớn để chuẩn bị

xuất qua Trung Quốc hoặc nơi trung chuyển hàng hóa Trung Quốc thông qua các cảng biển Việt Nam; Hà Nội cũng là thành phố chủ đạo có vai trò điều phối trong phát triển tuyến Hai hành lang – một vành đai kinh tế hợp tác Việt Nam - Trung Quốc, gồm Côn Minh - Vân Nam - Lào Cai - Quảng Ninh - Hải Phòng…

Muốn vậy, Hà Nội cần hiện đại hóa các tuyến giao thông hiện có theo hướng

ổn định và thông tuyến vận tải đường thủy với cảng Hải Phòng, nâng cấp tuyến

đường sắt Hà nội - Hải Phòng - Lao Cai - Lạng Sơn thành tuyến đường sắt đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tạo nên một hệ thống liên hoàn vận tải đa phương tiện về Container giữa các cảng hàng không, cảng sông, kho bãi đường sắt và đường bộ trên địa bàn Hà Nội và các vùng phụ cận. Hà Nội cần tích cực vận động nguồn vốn ODA vào xây dựng hạ tầng đô thị để giúp Thủđô phát triển thành đô thị trung tâm và liên kết với các nước láng giềng nhằm tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa và du lịch.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)