Quan điểm hoàn thiện chính sách đối ngoại kinh tế của Thủđô:
Nói đến công tác đối ngoại, thông thường nhiều người nghĩ đến các hoạt
động thuộc lĩnh vực chính trị, ngoại giao; đối ngoại thường được coi là công việc ngoại giao của nhà nước, gắn liền với nội dung chính trị và do cấp chính quyền trung ương tổ chức thực hiện. Trên thực tế, đối ngoại không chỉ có các hoạt động ngoại giao chính trị đơn thuần mà ngày càng có thêm nhiều các hoạt động ngoại giao văn hoá, ngoại giao kinh tế và do các địa phương tổ chức.
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và yêu cầu đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, công tác Đối ngoại không chỉ giới hạn trong phạm vi các hoạt động chính trị, ngoại giao. Các hoạt động kinh tế đang nổi lên và có vai trò ngày càng quan trọng, mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội, mở ra các cơ hội hợp tác đầu tư, kinh tế, thương mại, du lịch và lao động… thông qua các thỏa thuận, cam kết quốc tế, các chương trình và các dự án hợp tác với nước ngoài, xuất nhập khẩu hàng hóa – dịch vụ, lưu thông vốn, lao động và hợp tác KHCN….
Quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển thịnh vượng, hoạt động đối ngoại kinh tế Thủđô cần quán triệt các quan điểm:
Thứ nhất, nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, thực hiện nhất quán và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc, đường lối, chính sách đối ngoại kinh tế
chung vào hoàn cảnh đặc đô thù củaThủ đô. Chính sách đối ngoại kinh tế của Thủ đô phải đi vào các lĩnh vực cụ thể, thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy quá trình chủđộng hội nhập quốc tế và khu vực trên mọi mặt của Thủđô.
Thứ hai, nguyên tắc tính hệ thống, khoa học, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện. Chính sách đối ngoại kinh tế của Thủđô phải bám sát tinh thần Pháp lệnh thủ đô, Chiến lược, Quy hoạch chung và các kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước và trên địa bàn; đóng góp thiết thực vào việc thực hiện thắng lợi đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước với hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực; gắn với những chủ trương, biện phát lớn có ảnh hưởng quan trọng tới kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, những vấn đề Ngoại giao nhạy cảm cần phải được sựđồng ý của Trung ương.
Thứ ba, chính sách đối ngoại kinh tế phải là một trong những nội dung ưu tiên, xuyên suốt trong hoạt động đối ngoại của các cấp các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và người dân Thủ Đô. Với tư cách là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế lớn của cả nước và trong khu vực, thông qua việc đẩy mạnh hoạt động Ngoại giao, Hà Nội tiếp tục giữ vị trí là trung tâm lớn về đối ngoại kinh tế của khu vực phía Bắc, là cầu nối và cánh cửa rộng mở ra thế giới bên ngoài giúp thu hút các nguồn lực quốc tế, có nhân tài, vốn và tri thức KHCN phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của Thủđô.
Thứ tư, phát triển đối ngoại kinh tế của Thủ đô theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực và hiệu quả. Tập trung ưu tiên phát triển quan hệ
đối ngoại kinh tế với các đối tác truyền thống, các đối tác quan trọng, các thành phố, thủ đô lớn, các bạn hàng lớn; ưu tiên phục vụ các nhiệm vụ tái cấu trúc kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế
Thủđô trong giai đoạn hội nhập tới năm 2020.
Thứ năm, quan điểm có tính đột phá là phát huy sức mạnh tổng hợp, phát triển đồng bộ, đổi mới toàn diện đối ngoại kinh tế. Phát triển đối ngoại kinh tế Thủ đô gắn với hoàn thiện các lĩnh vực thông tin, truyền thông và dịch vụđối ngoại kinh tế, nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho đối ngoại kinh tế, kiện toàn các cơ quan làm nhiệm vụđối ngoại kinh tế. Bên cạnh đó, chú ý đổi mới cơ chế chính sách, hoạt
động đối ngoại kinh tế, thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động đối ngoại nói chung và đối ngoại kinh tế của thủđô Hà Nội nói riêng.
Phương hướng hoàn thiện chính sách đối ngoại kinh tế của Thủđô:
Tăng cường công tác đối ngoại kinh tế của Thủđô Hà Nội trong giai đoạn tới rất cần những định hướng chiến lược được xây dựng trên cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế địa phương. Về chủ trương, Đảng và Nhà nước đã khẳng định
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ
quốc tế và chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế, với phương châm Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
Luật Thủ đô được thông qua theo Nghị quyết Luật số 25/2012/QH13 tại kỳ
họp thứ 4 ngày 21-11-2012 của Quốc hội. Văn kiện nói trên nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nộị “phải phát triển kinh tế - khoa học công nghệ - văn hoá - xã hội toàn diện, bền vững; đảm bảo xây dựng về cơ bản nền tảng vật chất - kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phấn đấu trở
thành một trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì Hoà bình”.
Luật Thủđô cũng quy định cụ thể việc phát triển kinh tế, giáo dục, khoa học - công nghệ, văn hoá - xã hội Thủ đô; quản lý và xây dựng phát triển Thủ đô cũng như trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Thủ đô nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; kế thừa và phát huy truyền thống lịch sử ngàn năm văn hiến Thăng Long - Hà Nộigóp phần xây dựng đất nước
đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.
Đểđáp ứng các nhiệm vụ, trọng trách nặng nề mà Bộ Chính trị, Quốc hội và nhân dân cả nước trao cho, đồng thời phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa và yêu
cầu đẩy mạnh hội nhập kinh tế, chính sách đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thủđô giai đoạn 2010-2020 cần được xây dựng và hoàn thiện sau đây:
- Phát huy vị thế của Thủđô là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và giao dịch quốc tế lớn của cả nước; Phát huy nội lực, tranh thủ tối đa các nguồn ngoại lực và chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ phát triển bền vững Thủđô.
- Củng cố và nâng cao hiệu quả các mối quan hệđối ngoại đã có; tiếp tục tìm tòi, mở rộng các quan hệđối ngoại mới với các đối tác mới theo hướng chất lượng, hiệu quả và thiết thực; chú trọng cải tiến hình thức và phương pháp hợp tác đối ngoại linh hoạt, đa dạng, phù hợp.
- Lựa chọn phát triển đối ngoại kinh tế là khâu đột phá nhằm huy động các nguồn ngoại lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế Thủ đô; đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch, dịch vụ chất lượng cao, giá trị cao; phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô nhanh, bền vững, rút ngắn khoảng cách giữa Hà Nội với các thủđô, thành phố lớn trong khu vực và thế giới.
- Tích cực thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc; tạo môi trường thuận lợi cho thu hút và tiếp nhận các nguồn viện trợ và vốn quốc tế, có vốn vay ưu đãi và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), viện trợ của các tổ chức phi chính phủ
(NGO); đặc biệt chú ý thu hút đầu tư trực tiếp của các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp trong nhóm 500 TNCs lớn toàn cầu, cùng với các công nghệ nguồn, kinh nghiệm tri thức quản lý tiên tiến của thế giới.
- Xây dựng Hà Nội thành trung tâm giao dịch quốc tế lớn của cả nước và ngày càng có uy tín trong khu vực, phát triển dịch vụđối ngoại từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của Thủđô, góp phần thúc đẩy Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của khu vực phía Bắc và của cả nước, phát triển kinh tế
Thủđô theo xu hướng hiện đại, hội nhập, kinh tế xanh, kinh tế tri thức.