Thứ nhất, kinh nghiệm các nước chỉ ra chính sách đối ngoại cần tập trung cho phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giữ gìn môi trường quốc tế hòa bình ổn định, đây chính là tiền đề - cơ sở cho phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đối ngoại kinh tế của quốc gia. Chính sách đối ngoại kinh tế tiếp tục được triển khai, hỗ trợ phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, đa phương hóa, đa dạng hóa trên cơ sở
phát huy thế mạnh của quốc gia. Các quốc gia nêu trên đã thành công về phát triển,
đều thực hiện chính sách đối ngoại kinh tế rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa; nhưng do khả năng và nguồn lực có hạn nên cần có trọng tâm, trọng điểm trong việc lựa chọn khu vực và đối tác hợp tác. Việc đặt trọng tâm vào khu vực nào, quốc gia nào cụ thể cũng xuất phát từ nhu cầu khách quan nội tại của nền kinh tế trong nước.
Thứ hai, thực thi chính sách đối ngoại kinh tế kiên trì, nhất quán trước sau như một, từng chính sách bộ phận và nhiệm vụ cụ thể phải thống nhất với chính sách tổng thể và mục tiêu chiến lược; thông qua chủđộng thiết lập các liên kết kinh tế với các khu vực, các nước, các tổ chức, các đối tác thương mại lớn, duy trì thế
cân bằng lợi ích và hòa bình ổn định quốc tế cho phát triển đất nước; đồng bộ hóa các biện pháp, công cụ nhằm khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu, kết hợp với bảo hộ có
điều kiện cho nền sản xuất và thị trường trong nước; có kế hoạch tích cực nâng cấp cơ cấu xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa-dịch vụ quốc gia trên thị trường thế giới.
Thứ ba, CSĐNKT trên cơ sở khai thác được các nguồn lực và cơ hội bên ngoài, đồng thời phát huy được những tiềm năng, lợi thế vốn có của đất nước, chủ động từng bước nâng cấp và gắn kết sản xuất trong nước tham gia vào chuỗi giá trị
quốc tế. Bên cạnh chính sách thương mại, đầu tư quốc tế, cần hết sức chú trọng chính sách chuyển giao KHCN, tri thức, kinh nghiệm quản lý và vận động kiều bào. Trong xu hướng toàn cầu hóa nhân lực và di chuyển lao động quốc tế, kiều bào
đang trở thành bộ phận hữu cơ của các nền kinh tế tiếp nhận người nhập cư; đồng thời họ vẫn không tách rời, là cầu nối liên hệ văn hóa - kinh tế - thương mại tự
nhiên giữa trong nước với các dân tộc trên thế giới nơi cộng đồng kiều bào đang sinh sống. Chính sách đối ngoại một quốc gia cần khuyến khích được cả hai lực lượng: cả nhà đầu tư, công dân nước ngoài vào làm ăn tại nước mình và kiều bào ở
nước ngoài tham gia đóng góp vào công cuộc phát triển đất nước dưới nhiều hình thức linh hoạt, thiết thực, phù hợp. Trung Quốc đã rất thành công trong việc vận
động Hoa kiều ở nước ngoài đóng góp xây dựng đất nước; Hoa kiều ở khắp nơi trên thế giới đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi từ đại lục, đóng sức người và của cải giúp Trung Quốc có được thành công.
Thứ tư, thu hút nguồn lực của kiều bào vào xây dựng đất nước rất có ý nghĩa
đặc biệt là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Vì chúng ta có lực lượng Việt kiều rất đông đảo 4,5-5 triệu người, có một lịch sửđất nước bị chia cắt và chiến tranh lâu dài. Cộng đồng kiều bào ở nước ngoài phức tạp, có hoàn cảnh tới
định cư và thái độ chính trị khác nhau, nhưng vẫn là “con lạc cháu hồng”; họ giàu lòng yêu nước và có mong muốn đóng góp cho đất nước. Chính sách với kiều bào phải giúp khắc phục mặc cảm, sự bất đồng chính kiến, tạo sự đồng thuận và sức mạnh của dân tộc Việt trước thế giới. Tuy nhiên, cũng không nên coi thu hút nguồn lực kiều bào chỉ là về mặt vật chất và tiền bạc; mà quan trọng là cả về các phương diện tri thức hiểu biết, văn hóa và KHCN, kinh nghiệm quản trị kinh doanh, quan hệ
cá nhân đã tạo lập ở nước sở tại… Việc vận động kiều bào đóng góp xây dựng đất nước có vai trò rất quan trọng để khai thác các tiềm năng to lớn vào xây dựng đất nước, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn. Kiều bào cũng là các đại sứ không
chính thức quảng bá thương hiệu quốc gia, tạo dựng hình ảnh Việt Nam thân thiện và năng động trước thế giới.
Thứ năm, tuy nhiên trong số các nước kể trên, ngoài Singapore đạt được sự
phát triển thành công vượt bậc nhờ vào quyết tâm chính trị và chính sách kinh tế mở
cửa hiệu quả, khôn ngoan, thì Trung Quốc và Thái Lan đang gặp những khó khăn.
Đất nước Trung Quốc rộng lớn với những vùng miền có nhiều trình độ khác nhau, Thái Lan tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về chính trị; cả Trung Quốc và Thái Lan đều phải
đối mặt với tệ tham nhũng, các mâu thuẫn lợi ích và sắc tộc; trong tổ chức thực thi chính sách nói chung, có CSĐNKT nói riêng, các nước này cũng đang có vấn đề
yếu kém về chất lượng hoạch định chính sách, thiếu quyết tâm chính trị và sựđồng thuận cao trong tổ chức thực thi chính sách. Thái Lan đang mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình và Trung Quốc phát triển chưa thật sự bền vững.
Tiểu kết chương 1
Luận án xây dựng khung nghiên cứu CSĐNKT; giải thích các khái niệm cơ
bản về ĐNKT, CSĐNKT, nội dung và các bộ phận chủ yếu của CSĐNKT, quy trình CSĐNKT và các nhân tố ảnh hưởng. Chỉ ra, cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, thì hoạt động ĐNKT và chính sách ĐNKT ngày càng có tầm quan trọng trong hệ thống chính sách phát triển KT-XH chung của một quốc gia hay địa phương. Việc hoàn thiện chính sách ĐNKT nhằm quản lý, phát triển hiệu quả hoạt động ĐNKT theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển chung và đáp
ứng tối đa lợi ích của quốc gia là cần thiết, đặt trong bối cảnh một thế giới toàn cầu hóa chứa đựng các mâu thuẫn và biến đổi nhanh chóng.
Nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện chính sách ĐNKT các nước cho thấy sự
cần thiết nhất quán, kiên trì đường lối ĐNKT đa dạng hóa, đa phương hóa; duy trì môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác cho phát triển; đảm bảo cân bằng giữa các lợi ích và các tương quan lực lượng, các quốc gia, nhất là với các nước lớn; thực thi chính sách ĐNKT mềm dẻo, linh hoạt trong thế giới đa cực, theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Bài học kinh nghiệm của các nước đã phát triển thành công như Xingappore, Trung Quốc là những hình mẫu về hoàn
thiện chính sách ĐNKT phục vụ cho chiến lược cất cánh, tăng trưởng và hiện đại hóa đất nước.
Có thể nói, các quốc gia phát triển thành công trên đây đều đã áp dụng chính sách ĐNKT rất uyển chuyển, linh hoạt và hiệu quảđể tranh thủ, khai thác tối đa các cơ hội của xu hướng toàn cầu hóa vừa nổi lên trong những thập niên nửa sau thế kỷ
XX và đầu thế kỷ XXI, để thu hút vốn, KHCN và tri thức quản trị tiên tiến của phương Tây vào phát triển đất nước. Bài học phát triển của “các con rồng, con hổ
kinh tế” châu Á được diễn đạt dưới công thức nổi tiếng: (Cơ chế thị trường, Vốn và KHCN phương Tây) + (Giá trị văn hóa Khổng giáo phương Đông) = (tạo nên Thể
chế kinh tế đặc thù và mô hình phát triển phương Đông hiệu quả, giầu sức sống).
Điều này đã đúng với các quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Á. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tiếp cận mô hình có nét riêng là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nên việc thu hút nguồn lực bên ngoài trong đó có vốn, KHCN và tri thức quản trị tiên tiến của phương Tây vào phát triển đất nước sẽ không hoàn toàn suôn sẻ mà có những khó khăn và hạn chế.
Việt Nam đề ra nhiệm vụ xây dựng nền KTTT định hướng XHCN “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” xuất phát từ trình độ chậm phát triển,
điều đó đặt ra các thách thức lớn. Chúng ta phải biết học hỏi và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm quốc tế, phải có khả năng “nội sinh hóa” không chỉ KHCN mà cả cơ
chế thị trường thế giới vào phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Do đó, chính sách đối ngoại kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KINH TẾ CỦA THỦĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP 2.1. Chính sách đối ngoại kinh tế của Việt Nam giai đoạn hội nhập
2.1.1. Đường lối đổi mới và chính sách đối ngoại kinh tế của Việt Nam
a) Chủ trương, đường lối CSĐNKT của Việt Nam:
Năm 1986 Việt Nam tiến hành đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Đường lối đổi mới trong chính sách đối ngoại của Việt Nam được nêu trong văn kiện Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) là mở rộng quan hệ quốc tế trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Đổi mới lấy kinh tế làm trọng tâm, mở cửa và đã sớm hình thành chính sách đối ngoại kinh tế phù hợp, đa phương hóa, đa dạng hóa đối ngoại kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới, mở ra hướng hợp tác phát triển mới, không phân biệt thể chế
chính trị, dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, các bên bình đẳng và cùng có lợi.
Các Đại hội Đảng tiếp theo phát triển sâu sắc thêm đường lối đổi mới về ĐNKT. Trong bối cảnh đất nước và quốc tế có nhiều biến đổi, Đại hội VII của
Đảng (1991) xác định nhiệm vụ đối ngoại là giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ
hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển thuận lợi phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội tuyên bố Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
Đại hội VIII của Đảng (1996) xác định nhiệm vụ cụ thể của hoạt động đối ngoại là: mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, đảm bảo hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển; tăng cường quan hệ với các tổ chức của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác; tích cực hoạt động ở các diễn đàn quốc tế, tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu. Đại hội IX của Đảng (2001) chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, chủ yếu và trước hết là kinh tế, đề ra phương châm cho hoạt động đối ngoại: thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các
quan hệ quốc tế; Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
Đại hội lần thứ X của Đảng (2006) xác định mục tiêu và phương hướng đối ngoại là tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình hợp tác và phát triển; rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế
trên các lĩnh vực khác. Theo đó, quan hệ hợp tác quốc tếđã được mở rộng đáng kể
theo chiều rộng, nay cần đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu,
ổn định, bền vững; hoạt động đối ngoại cần phải hướng mạnh đến vào các nhiệm vụ
kinh tế -xã hội thiết thực như mở rộng thị trường, có thêm đối tác, tranh thủ tối đa vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý.
Đại hội XI (2011) chủ trương: triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tích cực và chủđộng hội nhập quốc tế.
Các Nghị quyết của Hội nghị trung ương và Ban bí thư làm sâu sắc, cụ thể
hóa các vấn đề CSĐNKT. Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế (2001); Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên WTO (2007); Chỉ thị 41-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước (2010); Kết luận số 16- KL/TƯ ngày 14-2-2012 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế (2013).v.v…
Cụ thể hóa chủ trương của Đảng về chính sách đối ngoại kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập quốc tế, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như:
(i) Quốc hội (2009) ban hành Luật 33/2009/QH12 cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài thay thế Pháp lệnh cơ quan đại diện;
(ii) Luật Đầu tư nước ngoài (1987) là mốc quan trọng trong quá trình mở cửa nền kinh tế của Việt Nam, là bước ngoặt lớn đánh dấu chính sách đối ngoại kinh tế. Theo đó nền kinh tế Việt Nam mở cửa chào đón các nhà đầu tư, là nền tảng pháp lý
(iii) Thủ tướng chính phủ (1998) Quyết định 31/1998/QĐ-TTg thành lập Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế;
(iv) Chính phủ (2003) ban hành Nghịđịnh 08/2003/NĐ-CP về hoạt động của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế;
(v) Thủ tướng chính phủ (2003) Quyết định 195/2003/QĐ-TTg thành lập Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế;
(vi) Thủ tướng chính phủ (2014) Quyết định 596/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế. Thủ tướng đã có kết luận khẳng định tại Hội nghị
ngoại giao 2014: “Công tác ngoại giao phục vụ kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của ngành ngoại giao trong giai đoạn hiện nay. Các cơ quan ngoại giao cần nỗ lực hơn nữa bằng các giải pháp đồng bộ và việc làm cụ thể để mở rộng thị
trường xuất khẩu, bảo vệ lợi ích của Việt Nam, quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư, thu hút mạnh vốn đầu tư và du lịch nước ngoài vào Việt Nam. Chính phủ sẽ có những biện pháp cụ thể hỗ trợ Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ quan trọng này”;
(vii) Bộ Ngoại giao (2007) ra Chỉ thị 01/CT-BTNG về các biện pháp đẩy mạnh ngoại giao kinh tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng;
(viii) Bộ Tài chính (2011) Thông tư 42/TT-BTC quy định chếđộ quản lý tài chính Quỹ hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế.v.v…
b) Mục tiêu, quan điểm và nội dung CSĐNKT được xác định [5]:
- Mục tiêu CSĐNKT của Việt Nam: Chủ động tạo dựng môi trường quốc tế
thuận lợi, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hỗ trợ DN và mở rộng thị trường XNK hàng hóa - dịch vụ.
- Quan điểm chỉđạo: Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên trong hoạt động ngoại giao; ngoại giao kinh tế phải bám sát chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, gắn kết chính trị - ngoại giao với kinh tế; phát huy tối đa quan hệ chính trị thuận lợi và lợi thế ngoại giao phục vụ
phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; ngoại giao kinh tế là công cụ hữu hiệu đưa