Vai trò, chức năng của đối ngoại kinh tế

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 27)

Vai trò ca đối ngoi kinh tế

Trong thế giới luôn có mâu thuẫn và diễn biến phức tạp, để có thể tồn tại và phát triển, các quốc gia đều phải quan tâm và thực hiện tốt vai trò nhà nước thông qua các chức năng đối nội và đối ngoại. Hai chức năng này có mối liên hệ khăng khít và tương hỗ, trong đó đối nội đóng vai trò quyết định và chi phối. Đối ngoại là sự tiếp tục của đối nội ra thế giới và phục vụ cho đối nội. Một nước nếu không

thường xuyên củng cố tiềm lực bên trong, xây dựng nội lực mạnh sẽ thiếu tiền đề, cơ sở cho nâng cao thế và lực bên ngoài cũng như gia tăng ảnh hưởng và vị thế

quốc tế của mình. Hoạt động đối ngoại nói chung và đối ngoại kinh tế nói riêng chủ động, tích cực, hiệu quả sẽ hỗ trợ tốt cho công cuộc phát triển chấn hưng đất nước và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Dưới góc độ kinh tế học, các hoạt động đối ngoại kinh tế được coi là hàng hóa công (public goods) mà chính phủ cần cung cấp cho xã hội. Các hàng hóa đa dạng mà đối ngoại kinh tế cung cấp cho xã hôi đều nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển kinh tế cuối cùng sẽ góp phần nâng cao phúc lợi chung cho toàn xã hội. Ye Hao (2014) khẳng định vai trò của đối ngoại kinh tế ở

các nước đang phát triển là tạo ra lợi ích, quyền lực, môi trường, và cơ hội [72]: - Vai trò tạo ra lợi ích: đối ngoại kinh tế giúp tăng cường lợi ích phục vụ phát triển kinh tế và đổi mới đất nước. Ví dụ khi nền kinh tế ở trình độ phát triển thấp,

đầu tư và công nghệ nước ngoài là nhu cầu rất cần thiết. Đối ngoại kinh tế giúp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài cũng như các công nghệ mới, hiện đại của nước ngoài vào trong nước, giúp phát triển sản xuất kinh doanh trong nước và từng bước chuyển đổi nền kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập.

- Vai trò tạo dựng quyền lực và ảnh hưởng: bằng việc sử dụng một cách khôn khéo và thông minh sức mạnh đối ngoại kinh tế sẽ giúp tăng cường ảnh hưởng quốc tế của quốc gia cũng như quảng bá hình ảnh của một thành phố ra thế giới với tư

cách như một chủ thể tham gia quan hệ quốc tế và kinh tế quốc tế. Thông qua cơ

chế hợp tác song phương, đa phương và các thể chế kinh tế quốc tế, tổ chức quốc tế... để tạo dựng ảnh hưởng đối với các đối tác nước ngoài.

- Vai trò cải thiện môi trường: đối ngoại kinh tế tạo dựng môi trường cho hợp tác và phát triển, giúp các chủ thể kinh tế thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế và có vai trò quốc tế lớn hơn.

- Vai trò tạo cơ hội: đối ngoại kinh tế không chỉ cải thiện môi trường mà còn tạo cơ hội phát triển, mở ra các thị trường mới, khuyến khích và hỗ trợ các chủ thể

kinh tế vươn ra thế giới.

Bộ Ngoại giao Việt Nam (2013) cho rằng “đối ngoại kinh tế là tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế,

thương mại, đầu tư với nước ngoài, phục vụ thiết thực sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”[8;19]. Ngành ngoại giao đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt

động cụ thể triển khai phương châm “đột phá-mởđường; tham mưu, cung cấp thông tin; song hành hỗ trợ; đôn đốc triển khai”[5]. Thực tiễn trong nước và quốc tế khẳng

định vai trò ngoại giao kinh tế trên một số mặt như sau:

- Vai trò mở đường: phát huy sức mạnh và lợi thế của ngành ngoại giao để

khai thông, mở rộng và tăng cường hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế

giới; tạo cơ hội hợp tác kinh tế, mở ra các thị trường mới.

- Vai trò tham mưu: tham mưu cho nhà nước, các bộ ngành địa phương trong việc hoạch định các chính sách kinh tế, chiến lược phát triển, các vấn đề kinh tế- chính trị quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm chính sách của các nước.

- Vai trò hỗ trợ: ngành ngoại giao song hành cùng các bộ, ngành chức năng,

địa phương, doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc các bộ

ngành, địa phương, doanh nghiệp là chủđạo; ngành ngoại giao tham gia để hỗ trợ, giải quyết những vướng mắc trong triển khai các kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài, song ngoại giao không dẫm chân, làm thay.

- Vai trò đôn đốc thực hiện: kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, các cam kết quốc tế về kinh tếđối ngoại.

Chc năng ca đối ngoi kinh tế

Xuất phát từ chức năng ngoại giao trong việc: (i) thông tin, tạo điều kiện truyền thông; (ii) đàm phán thỏa thuận; (iii) hỗ trợ khắc phục, giải quyết xung đột; (iv) khẳng định vị thế của chủ thể trong quan hệ quốc tế, đối ngoại kinh tế là một trong các yếu tố góp phần quyết định kinh tế đối ngoại bên cạnh lợi thế so sánh, chính sách thương mại, công nghiệp, môi trường pháp luật, kinh tế toàn cầu... Đối ngoại kinh tế có thể gây ảnh hưởng ngay từđầu vào, giai đoạn ban đầu là liên lạc- contacts (tiếp cận ban đầu, tìm hiểu, định vị, thiết lập mạng lưới) đến kết quảđầu ra là hợp đồng-contracts (ảnh hưởng lên giá trị xuất-nhập khẩu, đầu tư, KHCN, du lịch..). Chức năng nhà nước thông qua đối ngoại kinh tế là thông tin, kiến thức; tạo sự tiếp cận, định vị; khuyến khích, hỗ trợ (xem Hộp 1).

Bộ Ngoại giao Hà Lan (2013), trong Báo cáo “Ngoại giao kinh tế trong thực tiễn: đánh giá ngoại giao kinh tế Hà Lan tại châu Mỹ la tinh”,cho rằng ngoại giao kinh tế có các chức năng thông tin, tiếp cận, giải quyết (Hình 3):

- Chức năng thông tin, cung cấp kiến thức: đối ngoại kinh tế do nhà nước triển khai sẽ cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ và tin cậy cho đối tượng sử dụng về khu vực, thị trường và thẩm định đối tác

- Chức năng cung cấp tín hiệu: về mặt cung, thương mại và đầu tư đối với một số hàng hóa, sản phẩm đòi hỏi phải có sự tham gia của nhà nước (đảm bảo cho trường hợp hàng hóa và dịch vụ nhạy cảm, mang tính chất chính trị) trong khi về

mặt cầu, sự can thiệp của nhà nước là cần thiết khi bản thân các chính phủ nước ngoài là khách hàng hoặc họ đóng vai trò quan trọng (như các công việc xây dựng hạ tầng, các công ty nhà nước trong khu vực cấp thoát nước, dầu khí...). Cung cấp tín hiệu tham gia các dự án, các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật liên quan.

- Chức năng cải thiện tiếp cận thị trường: thông qua ảnh hưởng và mối quan hệ đặc thù, nhà nước có thể can thiệp và cải thiện việc tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp, giúp vượt các rào cản, quy định và hoạt động của chính phủ nước ngoài (như cung cấp các thỏa thuận và cam kết thương mại, bảo hộ đầu tư, hỗ trợ

pháp lý...).

Hộp 1: Chức năng của nhà nước thông qua đối ngoại kinh tế[12;15]

- Cung cấp thông tin từ mạng lưới thống nhất, được bảo lãnh bởi nhà nước (nhiều trường hợp chủ thể kinh tế gặp khó khăn hoặc không tiếp cận được thông tin qua các kênh khác).

- Định vị, khuyến khích các sáng kiến cũng như vận động và tăng cường vị thế

quốc gia, xóa bỏ các rào cản và tăng cường tiếp cận thị trường, vốn, khoa học công nghệ thông qua mối quan hệ của nhà nước với nhà nước và với các tổ

chức, thiết chế kinh tế quốc tế.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp cận của các chủ thể kinh tế tới các quan chức nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Hình 3: Cây quyết định ngoại giao kinh tế [12;17]

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)