Tăng cường tổ chức thực thi CSĐNKT

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 141)

- Bồi dưỡng nhân lực đối ngoại kinh tế: Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại và kinh tếđối ngoại tại các sở, ban, ngành, địa phương của thành phố; đảm bảo các sở, ban, ngành, địa phương không trực tiếp làm công tác ngoại giao kinh tế có từ 1 - 2 cán bộ kiêm nhiệm được đào tạo về đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế. Tiêu chuẩn hóa chức danh, nhiệm vụ và các yêu cầu đặt ra đối với cán bộ làm công tác đối ngoại kinh tế tại các sở ngành. Đó là yêu cầu về chính trị, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn, sự hiểu biết hợp tác quốc tế; năng lực giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp; khả năng ngoại ngữ, vi tính và các kỹ năng cần thiết khác cho đối ngoại. Rà soát lại đội ngũ kiêm nhiệm làm công tác đối ngoại kinh tế tại các sở ngành.

Có kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công tác đối ngoại kinh tế trong thời kỳ mới. Phối hợp Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ, Ủy ban quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế và các bộ, ngành, trung ương thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn về công tác đối ngoại kinh tế và hội nhập kinh tế

quốc tế cho cán bộ thành phố. Tranh thủ nguồn viện trợ quốc tế, các chương trình học bổng để nâng cao năng lực và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ của thành phố làm công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại. Thành phố có kế hoạch tuyển chọn và cử

nước. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ biên phiên dịch của thành phố, sẳn sàng tham gia biên phiên dịch cho các hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại của thành phố, các hội nghị quốc tế lớn; Tập trung tuyển chọn và bồi dưỡng cán bộ giỏi các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Trung, Thái, Lào. Tăng cường lực lượng cán bộ trẻ lấy từ cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để dần thay thế vào các chức vụ

chủ chốt và có chính sách ưu tiên và khuyến khích cán bộ làm công tác đối ngoại. Có chếđộ và cơ chếđặc thù thu hút và sử dụng nhân tài Thủđô tham gia hoạt động

đối ngoại kinh tế.

- Đảm bảo tổ chức, vật chất, hậu cần cho đối ngoại kinh tế: Để hoàn thành các hoạt động đối ngoại kinh tế trên địa bàn, Sở ngoại vụ Hà Nội, các cơ quan, doanh nghiệp tham gia đối ngoại kinh tế phải tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, và

đổi mới về phương thức hoạt động; đề cao tính kế hoạch, chất lượng, hiệu quả của hoạt động đối ngoại kinh tế; khắc phục tình trạng lãng phí, hình thức, kém hiệu quả. Công tác hậu cần tiếp đón cũng cần nâng cao chất lượng, chuyên nghiệp, bài bản hơn, gồm việc đón đoàn ngoại giao nước ngoài từ sân bay, đến khâu phục vụ nơi làm việc và nghỉ ngơi của khách tại Hà Nội. Thực hiện tốt công tác này góp phần tạo thiện cảm cho đối tác, việc thiết lập mối quan hệ đối ngoại sẽ thuận lợi, nhanh chóng và bền chặt hơn. Việc xây dựng cơ sở vật chất cho phát triển đối ngoại kinh tế cũng cần được chú trọng. Ví dụ như, trang bị máy tính và hạ tầng tin học đủ

mạnh, có dung lượng lớn, tốc độ nhanh để nhanh chóng tác nghiệp các hoạt động hội thảo, hội nghị phục vụ cho đối ngoại kinh tế, nhất là khi làm việc với đồng nghiệp quốc tế. Đây là bước đi cần thiết để nhanh chóng hội nhập với khu vực trong vấn đề viễn thông, truyền thông.

Đảm bảo tài chính cho đối ngoại kinh tế: Nguồn lực tài chính là một yếu tố

có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác đối ngoại nói chung, đối ngoại kinh tế nói riêng. Các hoạt động đối ngoại kinh tế sẽ gặp không ít khó khăn, một khi các vấn đề

về tài chính không được giải quyết đúng yêu cầu và kịp thời. Tài chính giúp việc tổ

chức tiếp đón các đoàn khách ngoại giao quốc tế, triển khai các đoàn đi công tác nước ngoài, tổ chức hội nghị, hội thảo trong Thành phố giữa đối tác nước ngoài với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, với các sở ngành với nhau, hoặc với các cơ

quan trung ương, các tỉnh lân cận về các lĩnh vực của kinh tếđối ngoại. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước của Thành phốđã có hạn, lại phải cân đối cho nhiều loại hoạt

động, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên không thể thỏa mãn hết nhu cầu tài chính của công tác đối ngoại kinh tế. Vì vậy nguồn lực tài chính cho hoạt động này cần

huy động từ nhiều nguồn khác nữa để đáp ứng một phần yêu cầu thực tế, đồng thời cần được sử dụng một cách có hiệu quả.

Nội dung hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đối ngoại kinh tế của các tổ

chức và doanh nghiệp bao gồm: Hỗ trợ công tác in ấn, phổ biến, tuyên truyền về các hoạt động đối ngoại, trong đó có đối ngoại kinh tế; Hỗ trợ công tác tiếp đón các đại biểu quốc tế, các buổi hội thảo, hội nghị phục vụ cho đối ngoại, công tác hậu cần phục vụ; Hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thị trường, xúc tiến đầu tư, thương mại…; Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo hệ thống đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại kinh tế. Phương thức hỗ trợ tài chính có thể gồm: hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần có thu hồi hoặc không thu hồi kinh phí đã cấp; hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị được chỉ định tổ chức, điều hành công tác đối ngoại kinh tế.

- Cung cấp thông tin, nghiên cứu và dự báo về đối ngoại kinh tế: Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa nội dung thông tin đối ngoại kinh tế. Những nội dung thông tin đối ngoại kinh tế cần được tập trung bao gồm: Thành tựu đổi mới toàn diện của nước ta và Hà Nội; Đường lối, chính sách và những chủ trương quan trọng của

Đảng và Nhà nước liên quan tới phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại; Các lĩnh vực và hình thức khuyến khích sự tham gia của các nước và các tổ chức nước ngoài. Mở rộng đối tượng của thông tin đối ngoại kinh tế cho: Các cơ quan chính phủ, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ; Các Hiệp hội và cộng đồng DN thuộc các ngành kinh tế; Các doanh nhân thuộc các tập đoàn, công ty lớn, doanh nghiệp lớn. Phát huy mọi lực lượng làm công tác thông tin Đối ngoại kinh tế gồm: Tất cả các sở, ngành trong đó ngành kế hoạch đầu tư, ngoại vụ, ngành văn hóa, thông tin truyền thông đóng vai trò quan trọng; Tất cả các cấp chính quyền; Các cơ quan truyền thông đại chúng: phát thanh, truyền hình, tạp chí.

Hình thành cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan, ban ngành làm công tác đối ngoại và đối ngoại kinh tế như các viện nghiên cứu, các trường đại học, các cơ quan, ban, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Định kỳ hằng năm có kế hoạch trao đổi thông tin định hướng về nhu cầu mở rộng thị trường, hợp tác quốc tế để các cơ quan làm công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại kịp thời nắm bắt và phục vụ công tác vận động, xúc tiến. Định kỳ 06 tháng tổ

chức giao ban kinh tế đối ngoại giữa lãnh đạo thành phố với các cơ quan, ban, ngành. Có kế hoạch cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các địa phương nước ngoài có quan hệ hợp tác với thành phố nhằm duy trì quan hệ và tranh thủ sự hỗ trợ

của các cơ quan này trong việc xúc tiến và triển khai các chương trình hợp tác, đầu tư. Cần cải tiến, bổ sung nâng cấp Bản tin của Sở Ngoại vụ, Bản tin Hà Nội hội nhập và phát triển về các nội dung thông tin đối ngoại Thành phố bao quát lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị…. Sở Ngoại vụ là cơ quan chủ trì, các sở ngành khác có trách nhiệm tham gia phối hợp và cung cấp thông tin. Cùng với các cơ quan làm công tác Ngoại giao của Trung ương, Hà Nội cần tăng cường công tác hệ thống hóa, phân loại xử lý thông tin đối ngoại nói chung, đối ngoại kinh tế nói riêng. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc thu thập và xử lý thông tin của các cơ quan chuyên môn được Thành phố giao nhiệm vụ. Thành phố cần chủ động đề xuất Trung ương ra văn bản quy định cụ thể về công tác thông tin Đối ngoại trong tình hình mới nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý thông tin đặc biệt, quản lý các phương tiện thông tin mới như trang Website, mạng, báo điện tử, thương mại điện tử…

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu trong từng lĩnh vực của kinh tếđối ngoại của thành phố Hà Nội; Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu và nắm rõ tình hình đối ngoại kinh tế của các Thủđô khác cũng như các nước và khu vực; Tăng cường nhân lực có năng lực nghiên cứu về kinh tếđối ngoại; Cung cấp cơ sở vật chất hiện đại phục vụ công tác nghiên cứu và dự báo; Xây dựng cơ chế chính sách ưu tiên công tác nghiên cứu và dự báo kinh tế, đặc biệt kinh tế đối ngoại. Bên cạnh, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu các hiệp định, thỏa thuận quốc tếđã ký kết giữa Việt Nam và các nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế để tranh thủ các chương trình hợp tác cho thành phố trong khuôn khổ các hiệp định, thỏa thuận này. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình quốc tế, trong nước tác động tới Thủ đô, đánh giá

đúng những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong bối cảnh hội nhập, xu hướng hợp tác phát triển, thông tin về thị trường, tập quán kinh doanh, kiểm tra xác minh đối tác nước ngoài để cung cấp cho các đối tượng liên quan.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức vềđối ngoại kinh tế: Bắt đầu từ nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, các cán bộ công chức các sở ngành và doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đầu tiên cần tiến hành đểđẩy mạnh hoạt động Đối ngoại kinh tế. Một khi nhìn nhận, đánh giá đúng tầm quan trọng vềĐối ngoại kinh tế, cán bộ lãnh đạo và cán bộ thực thi sẽ tìm cách tháo gỡ khó khăn về tài chính, thời gian và con người phục vụ mục đích này. Phổ biến tuyên truyền chủ chương chính sách, thông tin đối ngoại kinh tế là giải pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức về công tác quan trọng này. Để triển khai công tác tuyên truyền một cách hiệu quả, thiết thực cần lập một tổ tuyên truyền phổ biến về đối ngoại kinh tế cấp Thành phố. Hàng

năm, Thành phố cần có kế hoạch tổ chức các cuộc tập huấn, hội thảo và họp báo nhằm phổ biến chủ trương chính sách và kế hoạch hoạt động đối ngoại của Thủđô cho các cơ quan của Trung ương, thành phố và người nước ngoài sống và làm việc tại Hà Nội. Các hoạt động này sẽ nâng cao nhận thức về vị thế và uy tín quốc tế của Thủ đô, tranh thủ sự giúp đỡ về kinh nghiệm phát triển đô thị và phát triển kinh tế đối ngoại của Thủđô.

Thực hiện các biện pháp đồng bộ về tuyên truyền, phổ biến ở tất cả các cấp, các ngành và nhân dân thành phố để quán triệt, nâng cao nhận thức và triển khai thực hiện có hiệu quả lộ trình, bước đi và những mục tiêu cụ thể của chiến lược Đối ngoại kinh tế. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của Thành phốđể tập trung tuyên truyền, phổ biến về định hướng phát triển Đối ngoại kinh tế của Thành phố. Phát hành ấn phẩm và thông tin vê Đối ngoại kinh tế của Thủđô đối với những Thủ đô và thành phố lớn của các nước trong khu vực ASEAN và các nước có mối quan hệ truyền thống. Lồng ghép tuyên truyền phổ biến CSĐNKT với các hoạt

động giao lưu văn hóa, giáo dục, khoa học, sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức, hội hữu nghị….

- Phối hợp thực hiện CSĐNKT: Xây dựng Quy chế phối hợp giữa các đơn vị

làm công tác đối ngoại và các đơn vị liên quan. Hình thành cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan, ban ngành làm công tác đối ngoại và kinh tếđối ngoại như Viện nghiên cứu kinh tế thế giới, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Học viện Ngoại giao với các cơ quan, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Định kỳ hằng năm có kế hoạch trao đổi thông tin định hướng về nhu cầu mở

rộng thị trường, hợp tác quốc tếđể các cơ quan làm công tác đối ngoại và đối ngoại kinh tế kịp thời nắm bắt và phục vụ công tác vận động, xúc tiến. Định kỳ 06 tháng tổ chức giao ban kinh tế đối ngoại giữa lãnh đạo thành phố với các cơ quan, ban, ngành. Hình thành cơ chế cung cấp thông tin định kỳ cho các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các địa phương nước ngoài có quan hệ hợp tác với thành phố nhằm duy trì quan hệ và tranh thủ sự

hỗ trợ của các cơ quan này trong việc xúc tiến và triển khai các chương trình hợp tác, đầu tư.

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để nắm bắt thông tin về các xu thế lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế và tình hình kinh tế và liên kết kinh tế quốc tế, xu hướng tái cơ cấu kinh tế, phát triển xanh, xu hướng vận

Lãnh đạo các cấp lồng ghép các nội dung và xu thế này vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của địa phương mình; đề xuất với Lãnh đạo cấp cao những biện pháp, chính sách cần có để bảo đảm cho nước ta HNKTQT hiệu quả; mặt khác,

để kịp thời thông tin cho các doanh nghiệp và người dân có biện pháp biện pháp

ứng phó kịp thời với các thách thức và các rủi ro có thể phát sinh trong quan hệ kinh tế quốc tế. Cần cải tiến, bổ sung nâng cấp Bản tin đối ngoại hiện nay của Sở ngoại vụ thành Tạp chí đối ngoại của Thành phố về nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị…. Sở Ngoại vụ là cơ quan chủ trì, các sở ngành khác cùng tham gia cung cấp tin bài.

Phối hợp giữa các sở ngành trong hoạt động đối ngoại kinh tế:Xây dựng các bộ phận đối ngoại kinh tế nằm trong sự quản lý của Sở ngoại vụ. Bộ phận đối ngoại kinh tế do Sở ngoại vụđiều hành có nhiệm vụ lập kế hoạch đối ngoại cụ thể, chi tiết về kinh tế theo từng quý, năm; có kế hoạch 5 năm, 10 năm và dài hơi hơn nữa. Kế

hoạch này cần có sự phối hợp tham vấn của các sở ngành như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, Viện nghiên cứu và phát triển kinh tế – xã hội Hà Nội. Sở ngoại vụ Thành phố Hà nội có nhiệm vụ kết nối với các Sở ngoại vụ của các tỉnh thành phố trên cả nước là đầu mối tổ chức thực hiện các kế hoạch đã vạch ra. Từ đó Thành phố Hà nội, cũng như

các tỉnh thành khác tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch bằng cách phối hợp với các sở ngành liên quan.

Thời gian tới, Thành phố phải xúc tiến xây dựng và hoàn thiện các quy chế

phối hợp vềđối ngoại kinh tế như: Quy chế cung cấp và chia sẻ thông tin vềĐNKT;

Quy chế thống nhất quản lý các hoạt động đối ngoại kinh tế trên địa bàn thành phố;

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)