Thành công và tác động của chính sách ĐNKT Thủ đô

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 109)

Đánh giá khái quát:

- Các CSĐNKT được hoạch định bởi Chính quyền Hà Nội khá toàn diện, hướng tới các mục tiêu của ĐNKT và tạo điều kiện để ĐNKT thực hiện được các mục tiêu đó.

- Tổ chức vận dụng chính sách của Trung ương, Hà Nội đưa ra được nhiều giải pháp và công cụ CSĐNKT phù hợp với điều kiện địa phương.

- Hà Nội đã xây dựng khung bộ máy thực thi CSĐNKT, trong đó Sở Ngoại vụ là cơ quan chuyên trách vềđối ngoại nói chung và ĐNKT nói riêng.

- Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động đối ngoại của Thành phố hàng năm và 5 năm tương ứng với các kế hoạch KT-XH.

- Đã chú ý tới hoạt động thông tin tuyên truyền về ĐNKT và CSĐNKT thông qua các kênh truyền tải và phương thức đa dạng.

với các cơ quan Trung ương trong thực thi CSĐNKT.

- Định kỳ đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách để tạo cơ sở, căn cứ cho hoàn thiện CSĐNKT.

Đánh giá trên một số mặt:

- Chủ trương, đường lối, chính sách ĐNKT của Đảng, Nhà nước nói chung và CSĐNKT của Thủ đô Hà Nội giai đoạn đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với bối cảnh và xu hướng thời đại là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và hội nhập. Đường lối chủ trương và chính sách này đã góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế Thủđô thời kỳđổi mới. Nhờ thế, nền kinh tế Thủđô đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm liền; tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2008-2013 đạt bình quân 9,5%/năm. Trong các năm trở lại đây do khó khăn kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăng trưởng có chậm lại, năm 2009 chỉđạt 6,7%, năm 2010 đạt 11%, năm 2011 đạt 10,7%, năm 2012 đạt 8,1% và năm 2013 đạt 8,2% và năm 2014 đạt 8,5%; tuy nhiên, các mức tăng này vẫn cao hơn 1,3-1,5 lần so với tốc độ tăng GDP cả nước [58]. Tiềm lực và vị thế của Thủđô

được nâng lên trong nền kinh tế cả nước: Hà Nội đóng góp 11% GDP và 13% giá trị xuất khẩu; 20% tổng thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu cả nước; chiếm 70% cán bộ khoa học đầu đàn và 50% cán bộ khoa học có trình độ sau đại học của cả

nước sống và làm việc tại Hà Nội. Đời sống nhân dân Thủđô được cải thiện: GDP bình quân đầu người từ 1.221 USD/người năm 2000 lên 2.200 USD/người năm 2007 (trước khi mở rộng địa giới), tăng gần 2 lần; Năm 2008 đạt 1700 USD/người và năm 2013 đạt 2.250 USD/người, gấp hơn 2 lần so với cả nước [52], [55]. Các mặt giao thông, hạ tầng đô thị, văn hoá, xã hội, tinh thần được cải thiện, bộ mặt Thủ đô ngày thêm khang trang, hiện đại, góp phần nâng cao vị thế Thủđô văn hiến, anh hùng, vì hòa bình trong lòng bạn bè quốc tế.

- Hà Nội đã kết hợp hiệu quả các công tác đối ngoại kinh tế và đối ngoại văn hóa. Các hoạt động đối ngoại văn hóa sôi nổi bên cạnh mục tiêu quảng bá văn hóa con người Thủđô với bạn bè thế giới, tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, đã có đóng góp hết sức quan trọng vào việc quảng bá các giá trị văn hóa, các sản phẩm mang đậm truyền thống văn hóa Việt với bạn bè và đối tác nước ngoài, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm du lịch đặc sắc của Thành phố, đặc biệt các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Nhiều hoạt động quốc

tế, các sự kiện văn hoá đối ngoại lớn của Thủ đô đã được triển khai như: Những ngày văn hóa Hà Nội tại Matxcơva (2008), tại Toulouse – Pháp (2007), tại Fukuoka - Nhật Bản (2009); Những ngày văn hóa Matxcơva tại Hà Nội (2010), Fukuoka tại Hà Nội (2010); Những ngày Toulouse tại Hà Nội (2013), Ngày Hà Nội tại Toulouse (2014) v.v..; qua đó góp phần quảng bá về văn hóa, con người, đất nước và Thủđô Hà Nội với bạn bè quốc tế; đồng thời mở rộng giao lưu, giúp nhân dân Hà Nội hiểu biết về lịch sử, văn hóa, đất nước bạn,v.v... Bề ngoài là chuỗi hoạt động sự kiện đối ngoại văn hóa nhưng lồng ghép bên trong là các hoạt động đối ngoại chính thức cấp cao với các cuộc gặp, hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo các thành phố bạn với thành phố Hà Nội, ký kết các thỏa thuận hợp tác; tổ chức các diễn đàn xúc tiến đầu tư

thương mại và du lịch đã tạo dựng hình ảnh một Hà Nội, Việt Nam tươi đẹp, năng

động, để lại ấn tượng sấu sắc trong lòng bạn bè quốc tế.

- Thủ đô Hà Nội đã phối hợp với Trung ương tổ chức thành công nhiều sự

kiện chính trị, văn hóa, ngoại giao quốc tế lớn, đảm bảo an ninh an toàn cho Trung

ương và các đoàn khách quốc tế; Hà Nội được UNESCO công nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”; nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn chọn Hà Nội làm điểm

đầu tư với những dự án lớn, nhiều du khách quốc tế chọn Hà Nội làm nơi dừng chân và điểm đến an toàn, hấp dẫn; Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị và đối tác với các thủđô, thành phố lớn, các tổ chức quốc tế…

- Hà Nội đã cùng cả nước triển khai nhiều chính sách và hoạt động đối ngoại kinh tế khá toàn diên trên các lĩnh vực để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả. Trong đó, hoạt động xuất khẩu của Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, kim ngạch xuất khẩu tăng cao qua các năm (trừ năm 2009), thị

trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường, đặc biệt là các thị trường mới đều tăng so với các năm trước hội nhập, các doanh nghiệp xuất khẩu giảm dần sự lệ thuộc vào các thị trường lớn; Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Hà Nội tiếp tục thay đổi theo hướng giảm dần các mặt hàng nguyên liệu thô, nông sản chưa qua chế biến và tăng dần số lượng các mặt hàng chế biến, hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Kim ngạch xuất nhập khẩu đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng GDP chung.

- Hà Nội đã đẩy mạnh thực hiện chính sách với người Việt Nam ở nước ngoài, thông qua đó vận động đồng bào chung tay góp sức phát triển đất nước. Thực

hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta về thu hút các chuyên gia, trí thức và doanh nhân Việt kiều ở nước ngoài đóng góp chất xám, nhân lực và vật lực cho sự

nghiệp phát triển đất nước. Quán triệt tinh thần đó, nhiều cơ quan đại diện đã tích cực thúc đẩy thành lập Hiệp hội, cộng đồng doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài (Nga, các nước Ðông Âu, Mỹ, Tây Âu, Úc...), thu hút sự quan tâm và hưởng

ứng tích cực của kiều bào.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)