Giới thiệu chung về Thủ đô HàN ội

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 81)

Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế

và giao dịch lớn của cả nước. Sau khi mở rộng địa giới, Hà Nội có diện tích tự

nhiên 334.853,5 ha và dân số hơn 7 triệu người, đứng thứ 17 trong số các đô thị lớn trên thế giới. Thủđô Hà Nội có vị trí địa - chính trị quan trọng, nằm ở phía Tây Bắc vùng đồng bằng sông Hồng, có hệ thống hạ tầng giao thông thủy bộ khá phát triển, có cảng hàng không quốc tế Nội Bài vừa được mở rộng nâng cấp hiện đại. Từ Hà Nội có thểđi các tỉnh, thành phố của miền Bắc cũng như của cả nước bằng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Hà Nội nằm ở vị trí quan trọng trên hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Vị trí của Hà Nội cho phép việc tiếp nhận thông tin, thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới thuận tiện, cũng như tham gia vào quá trình phân công hợp tác trong nước, quốc tế và hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hà Nội là nơi đặt các cơ quan đầu não của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng của cả nước; nơi tập trung các tổ

chức chính trị-xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện nước ngoài, các tập đoàn xuyên quốc gia; Hà Nội tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu của cả nước, đông đảo đội ngũ các nhà khoa học, các cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong nhiều lĩnh vực. Hà Nội có bề dày lịch sử văn hiến nghìn năm Thăng Long, có nhiều di tích, danh thắng, các điểm du lịch hấp dẫn, tập trung nhiều lễ hội truyền thống. Hà Nội có đội ngũ doanh nhân giầu bản lĩnh và nhiệt huyết, có nguồn nhân lực đông đảo với trình độ, tay nghề cao. Trên địa bàn tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp lớn nhỏ với nhiều doanh nghiệp

lớn trong nước và có vốn FDI, hàng ngàn làng nghề truyền thống với lịch sử “trăm nghề” nổi tiếng, góp phần làm đa dạng các sản phẩm hàng hóa - dịch vụ, mở rộng thị trường xuất khẩu của Thủđô…

Trong nhiều năm Hà Nội duy trì được tốc độ tăng trưởng cao liên tục xấp xỉ

10%/năm và cao hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Nền kinh tế Thủ đô được nâng cao vị thế, chiếm trên 10% tổng GDP, 20% tổng thu NSNN, tổng đầu tư và tổng giá trị công nghiệp của cả nước. Hà Nội mở rộng là thị trường lớn có sức hút và lan tỏa mạnh mẽ với các địa phương trong cả nước và với quốc tế. Sự bổ

sung liên kết giữa các địa phương của Hà Nội mở rộng còn cho phép làm tăng tính

đa dạng, phong phú và hấp dẫn của cơ cấu kinh tế và thị trường thị trường Hà Nội. Việc mở rộng Hà Nội tạo cơ hội quy hoạch lại đô thị, hạ tầng, bố trí lại kết cấu kinh tế, xã hội, ngành nghề và thị trường hợp lý hơn, Hà Nội cũng sẽ có điều kiện thu hút thêm nguồn lực, góp phần khai thác, phát huy các tiềm năng sẵn có của những địa phương và thị trường liên quan.

Tuy nhiên, Hà Nội cũng đang phải đối diện với thách thức do tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và kém hiệu quả, các vấn đề xã hội và ô nhiễm môi trường gia tăng, đô thị hóa quá nóng và người dân mất đất thiếu việc làm, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn ngoại thành. Mục tiêu phải cơ bản hoàn thành CNH-HĐH về trước cả nước 1-2 năm và thu hẹp khoảng cách tụt hậu, đuổi kịp sự phát triển của các thủđô trên thế giới sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.Tựu chung, có các áp lực và thách thức sau:

Áp lực về tổ chức bộ máy, trước hết là vấn đề thống nhất nhận thức và tư

tưởng, tạo sự đồng thuận cao trong các tổ chức, cơ quan công quyền và nhân dân, giảm thiểu tình trạng cát cứđịa phương, bè phái, mất dân chủ và cơ hội chủ nghĩa. Bộ máy hành chính nhà nước trên địa bàn Hà Nội mở rộng cũng phải đứng trước nhu cầu thống nhất hóa, cấu trúc lại trên cơ sở sáp nhập, kiện toàn, hài hòa các mối quan hệ về tâm lý, kinh tế, kỷ cương nhà nước... Công tác cán bộ và sắp xếp lại bộ

máy, địa điểm trụ sở và tăng cường đoàn kết, nâng cao trách nhiệm, năng lực và kỷ

luật công vụ có ý nghĩa mấu chốt bảo đảm khai thác được các cơ hội và phòng tránh các tác động tiêu cực từ việc hội nhập và mở rộng địa giới Thủđô.

Áp lực về Quy hoạch, phải xem xét lại toàn bộ các quy hoạch tổng thể và chuyên ngành (đặc biệt là Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội), từ đó cụ thể hóa vào

từng quy hoạch, kế hoạch, chỉ tiêu, định hướng dài hạn và trung hạn, và cả các giải pháp phát triển hàng năm của các địa phương và đơn vị. Cơ cấu kinh tế Hà Nội mở

rộng sẽ thay đổi khá lớn, vì sẽ cộng thêm các cơ cấu địa phương. Như vậy, tính chất tiên tiến của cơ cấu trước đó sẽ bị giảm bớt đi, tỷ trọng nông nghiệp tăng lên, tỷ

trọng công nghiệp và dịch vụ giảm xuống, mức độ đô thị hóa kém hơn. Thành thử, Hà Nội mở rộng sẽ đứng trước nhu cầu to lớn về đầu tư cải thiện căn bản và cấp bách những cơ sở hạ tầng KT-XH, cải thiện cơ cấu, trình độ kinh tế và cuộc sống, cũng nhưđào tạo nhân lực của các địa phương lạc hậu hơn vừa hợp nhất vào.

Áp lực về cạnh tranh và thị trường, hội nhập và mở cửa sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh về hàng hóa – dịch vụ ngay trên sân nhà. Đó là các các tập đoàn lớn, các thương hiệu quốc tế lớn sẽ thâm nhập vào địa bàn, một mặt người dân và doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp cận với hàng hóa - dịch vụ và KHCN tiên tiến; mặt khác, các doanh nghiệp và hàng hóa – dịch vụ Thủ đô sẽ phải cạnh tranh gay gắt, hoặc phải cải tiến nâng cấp để tồn tại hoặc bị thu hẹp, phá sản theo quy luật thị

trường. Theo đó, các vấn đề đảm bảo công ăn việc làm và an sinh xã hội cũng trở

nên bức xúc.

Áp lực về giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa, Hà Nội đứng trước những nhiệm vụ thường xuyên bảo đảm các yêu cầu ngày càng cao về giữ gìn các giá trị

văn hóa truyền thống của địa phương và dân tộc, tuân thủ các tiêu chuẩn về bảo vệ

môi trường và phòng chống các tệ nạn và tội phạm các loại trong quá trình mở cửa và hội nhập quốc tếđầy đủ hơn, sâu và rộng hơn…

Những thách thức, trở ngại trên con đường phát triển đòi hỏi hoàn thiện các chính sách, trong đó có chính sách đối ngoại kinh tế của Nhà nước và Thành phố

phải đổi mới mạnh mẽ hơn, phù hợp với thực tiễn khách quan nhằm điều chỉnh và chuyển dịch nền kinh tế Thủ đô theo hướng hội nhập, hiện đại và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)