Kinh nghiệm của Trung Quốc và thủ đô Bắc Kinh

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 56)

Chính sách đối ngoại kinh tế của Trung Quốc giai đoạn cải cách mở cửa

được thể hiện ở việc chuyển hướng tập trung vào tự do hóa môi trường kinh doanh trong nước, tạo thông thoáng và cởi mở để kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài; tập trung phát triển một số đặc khu kinh tế vùng ven biển giành cho các nhà đầu tư

quốc tế; coi trọng chính sách thu hút Hoa kiều và kiều hối; đẩy mạnh ngoại thương và hoạt động xuất nhập khẩu, lấy thị trường thế giới làm động lực tăng trưởng, biến Trung Quốc thành “công xưởng” của thế giới,... Dưới đây xin nêu một số chính sách đối ngoại kinh tế của Trung Quốc đã thực hiện đạt được kết quả tốt, hỗ trợ cho hiện đại hóa và góp phần đưa Trung Quốc vươn lên dần trở thành một cường quốc kinh tế.

- Chính sách tự do hoá sản xuất, đầu tư và phát triển các khu kinh tế mở (hay đặc khu kinh tế): Tự do hoá sản xuất và đầu tư đóng vai trò quan trọng trong

chương trình cải cách của Trung Quốc, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp chế

tạo. Những đặc khu kinh tế (SEZ) được tách biệt khỏi nền kinh tế chịu sự quản lý của Nhà nước, đồng thời được miễn phần lớn các rào cản xuất nhập khẩu. Những

đặc khu này thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào sản xuất chế

biến hàng xuất khẩu, qua đó giúp Trung Quốc tiếp cận với công nghệ nhập khẩu, mạng lưới marketing toàn cầu, tạo thêm nhiều việc làm mới cũng như đào tạo lực lượng lao động cho Trung Quốc. SEZ được mở rộng thành các đặc khu chuyên biệt về công nghệ cao, khu thương mại tự do, khu ngoại quan nhằm phát triển hoạt động chế xuất. Hiện hoạt động chế xuất chiếm tới 40% ngoại thương (xuất khẩu và nhập khẩu) của Trung Quốc. Các ưu đãi về thuế đã thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài (FIEs), tuy nhiên những ưu đãi này đã chấm dứt vào năm 2008 khi Trung Quốc hợp nhất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các FIE và các doanh nghiệp trong nước. FIEs hiện chiếm 50% thương mại của Trung Quốc và tới 84% hoạt động chế xuất.

- Chính sách phát triển kinh tế hướng vào xuất khẩu: Trung Quốc liên tục điều chỉnh các chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp với bối cảnh quốc tế

và tình hình trong nước. Sau nhiều năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế mở

cửa, đến nay hàng hoá của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường thế giới nhất là ở

phân khúc hàng tiêu dùng phổ biến. Từ chỗ chỉ xuất khẩu các mặt hàng truyền thống có hàm lượng khoa học kỹ thuật và giá trị gia tăng thấp, đến nay Trung Quốc

đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn như ô tô, điện tử, thiết bị y học, hàng tiêu dùng cao cấp... Cán cân thương mại của Trung Quốc từ

nhập siêu đã chuyển sang xuất siêu dài, tạo điều kiện cho tích lũy ngoại tệ của Trung Quốc ngày càng lớn, trở thành nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới với hơn 3.000 tỷ USD.

- Chính sách tự do hóa ngoại thương: Trung Quốc cũng thực hiện cắt giảm

đáng kể thuế quan và các rào cản đối với nhập khẩu. Thuế suất MFN bình quân đơn giản được giảm từ 50% vào đầu những năm 1980 xuống còn 15,6% vào năm 2001 và 9,5% vào năm 2009. Năm 2009, thuế quan chiếm 2,5% tổng doanh thu từ thuế. Hạn ngạch nhập khẩu được xóa bỏ từ năm 2005. Cơ chế xuất khẩu đã được đơn giản hoá nhưng vẫn phức tạp và còn tồn tại nhiều biện pháp quản lý đối với một số

mại của Trung Quốc, đặc biệt là các rào cản nhập khẩu, đồng thời củng cố vị trí của Trung Quốc trong hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật định bằng những thành tựu trong tăng trưởng xuất khẩu. Xuất nhập khẩu hàng hóa chiếm tới 44% GDP năm 2009, tăng mạnh so với mức dưới 10% năm 1978. Trung Quốc coi việc ký kết các hiệp định song phương và khu vực là biện pháp hữu hiệu khi tham gia hệ thống thương mại đa phương, góp phần vào việc mở rộng và đa dạng hoá thương mại. Quá trình tự do hoá thương mại và FDI đã khuyến khích cạnh tranh trong nền kinh tế và góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong nước. Từ giữa những năm 1990, Chính phủ bắt đầu tư nhân hóa và thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (SOE), khuyến khích phát triển các doanh nghiệp tư nhân. FDI đã tạo điều kiện phát triển của khối tư nhân cũng như thúc đẩy quá trình cổ

phần hóa doanh nghiệp nhà nước (SOE). Mặc dù Chính phủ vẫn giữ vai trò “định hướng” phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế nhưng vai trò của thị trường ngày càng gia tăng và khu vực tư nhân hiện chiếm tới hơn 60% GDP.

- Áp dụng các công cụ, biện pháp linh hoạt khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu:

như miễn giảm thuế xuất khẩu, hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu, miễn thuế đầu vào nhập khẩu cho chế biến xuất khẩu, tài trợ và xúc tiến xuất khẩu, chính sách tỷ giá xuất khẩu thấp… Trung Quốc hỗ trợ xuất khẩu chủ yếu thông qua hỗ trợ tài chính của Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (EXIM), bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Tập đoàn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu Trung Quốc (SINOSURE) và thông qua các hội chợ triển lãm, hỗ trợ thông tin thị trường và xúc tiến xuất khẩu. Các hỗ trợ xuất khẩu khác bao gồm cung cấp thông tin trực tuyến của Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu, tổ chức hội chợ thương mại (do Trung tâm thương mại nước ngoài Trung Quốc (trực thuộc MOFCOM thực hiện), các dịch vụ tư vấn do Hội đồng Nhà nước về xúc tiến ngoại thương (CCPIT) và Quỹ khai thác thị trường quốc tế do MOFCOM và MOF thực hiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs tham gia triển lãm nước ngoài.

Khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu và thâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới. Hỗ trợ vượt rào cản phi thuế quan và rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu: Thông qua hệ thống thương mại đa phương của WTO và các thỏa thuận thương mại tự do khu vực và song phương mà Trung Quốc ký kết và tham gia, chính phủ Trung Quốc đã tạo điều

kiện tiếp cận thị trường rộng lớn cho hàng hóa, dịch vụ và các doanh nghiệp Trung Quốc. Triển khai một chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu toàn diện, hiệu quả, lâu dài trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh các thị trường trọng điểm Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Đông Á, ASEAN, SNG và Đông Âu, Trung Quốc nỗ lực thâm nhập các thị trường tiềm năng Mỹ La Tinh và Châu Phi.

- Để hỗ trợ cho chính sách kinh tế mở, Trung Quốc đồng thời thực hiện chính sách ngoại giao chính trị mềm mỏng, linh hoạt, thực dụng, nhằm thêm bạn bớt thù và gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Đặc biệt, Trung Quốc từ thời kỳ Đặng Tiểu bình đã thực hiện cải thiện các mối quan hệ với phương Tây, điển hình là thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ, đồng thời đàm phán với Anh và Bồ Đào Nha trong vấn đề trả lại Hồng Công và Ma Cao. Nhưng khi nền kinh tế bùng nổ và nguồn tài nguyên của Trung Quốc đã trở nên thiếu hụt trầm trọng vào đầu những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu tìm nguồn cung cấp năng lượng tại các nơi khác. Để đáp ứng các yêu cầu năng lượng của mình, Trung Quốc đang hướng tới các nhà cung cấp mới ở Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á đặc biệt là những nước chính phủ chuyên chế, không gần gũi với phương Tây, bị phương Tây gây áp lực về các vấn đề về dân chủ, nhân quyền. Trung Quốc tăng cường quan hệ và viện trợ cho các nước ở châu Phi, Iran, Trung Á và châu Mỹ Latinh – những nước giàu tài nguyên, cách trở vềđịa lý và bất ổn về chính trị nhằm đảm bảo nguồn lực tài nguyên cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế.

Tại châu Phi, Trung Quốc đã cung cấp các gói viện trợ phát triển dành cho xây dựng đường sắt, đập nước, trường học, đường sá, bệnh viện và các mạng lưới cáp quang mà không có điều kiện ràng buộc và không có câu hỏi về nhân quyền

được đặt ra. Kể từ tháng 3/2007, Trung Quốc ký các thảo thuận với Chính phủ Sri Lanka, cung cấp cho Sri Lanka tất cả viện trợ cần thiết, kể cả vũ khí và sự ủng hộ

ngoại giao, để đè bẹp các phiến quân Những con hổ giải phóng Tamin. Trung Quốc cũng đầu tư xây dựng cảng biển tại những nước có quan hệ như Pakixtan, Mianma. Tháng 3/2009, Trung Quốc ký thỏa thuận trị gia 2,9 tỷ USD với Mianma xây dựng

đường ống dẫn dầu để chuyển dầu thô từ Trung Đông và châu Phi tới Trung Quốc qua Mianma, tránh phải đi qua eo biển Malacca không đảm bảo an ninh và dễ va chạm với các tàu biển nhiều nước. Nhìn chung, chính sách đối ngoại kinh tế của

Trung Quốc chịu ảnh hưởng lớn bởi nhu cầu năng lượng khổng lồđể nuôi nền kinh tế khổng lồ của mình.

Trung Quốc cũng nỗ lực gây ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác, ngay cả với những nền kinh tế mà một số bộ phận dân chúng vẫn coi là kẻ thù như Nhật Bản và Hàn Quốc. Trung Quốc đóng góp vào tăng trưởng GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc và

Đông Nam Á. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực ngày càng tăng lên. Nhưng trong khi ảnh hưởng về kinh tế giúp Trung Quốc cân bằng lợi ích về ngoại giao, nó cũng gây ra hồi chuông cảnh báo với những nước trong khu vực, đặc biệt là những nước nhỏ trong khu vực ASEAN mà phần lớn đang bị Trung Quốc lôi vào về vấn đề Biển Đông.

- Chính sách thu hút Hoa kiều tham gia xây dựng đất nước: Một chính sách

đối ngoại kinh tế rất thành công của Trung Quốc là vận động, khuyến khích Hoa kiều khắp nơi trên thế giới đóng góp xây dựng đất nước. Lực lượng Hoa kiều trên thế giới rất hùng hậu với hơn 60 triệu người, có mặt ở hầu hết các nước. Khi GDP của Trung Quốc mới chỉ hơn 1000 tỉ USD, tổng số vốn của người Hoa hải ngoại đã là khoảng 3000 tỉ USD. Hoa kiều từng được ví nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Chính sách khuyến khích Hoa kiều của Trung Quốc được đẩy mạnh sau khi tiến hành cải cách kinh tế. Đối với Hoa kiều ở Đài Loan, Hồng Công và Macao, Trung Quốc sử dụng biện pháp hòa hợp dân tộc. Khi cách mạng Trung Quốc thành công, quân đội Trung Quốc không đánh vào Hồng Công và Ma Cao mà để hai nơi này như là cửa ngõ nối Trung Quốc với thế giới bên ngoài và với người Hoa hải ngoại. Song song với tăng cường giao thương giữa Đài Loan và đại lục, Trung Quốc cũng đang tìm mọi cách hòa hợp dân tộc với Đài Loan trên cơ sở tình cảm, huyết thống.

Trung Quốc còn thành lập Kiều vụ, chuyên phụ trách vấn đề người Hoa hải ngoại, và ngày càng có nhiều chính sách ưu đãi, ưu tiên cho trí thức và doanh nhân Hoa kiều. Trung Quốc có chính sách thu hút chất xám Hoa kiều gồm các nhà nghiên cứu và giảng dạy, các nhà quản lý cấp cao, những người có tài năng đặc biệt.v.v… thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho họ về nước sinh sống và công tác, đưa ra hàng loạt các biện pháp ưu đãi như hỗ trợ việc chuyển giao bản quyền, bí quyết sản xuất đặc biệt cũng như các thành tựu khoa học công nghệ bằng cách cho phép những cá nhân hải ngoại trở về nắm giữ cổ phiếu hoặc thành lập những doanh

nghiệp mới được tạo điều kiện về thuế, vốn, nhân sự... Trung Quốc còn tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho Hoa kiều về nước làm ăn., Chính quyền địa phương từ Bắc Kinh đến Quảng Châu đều cung cấp cho nhà đầu tư Hoa kiều mọi

ưu đãi từ tiền thuê rẻ đến các khoản thuế thấp để khuyến khích họ quay về quê hương. Ngoài những ưu đãi về mặt thuế, Trung Quốc còn giúp Hoa kiều tuyển dụng

được những lao động có trình độ cao hay hợp tác với các doanh nghiệp “chất lượng cao” trong nước.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại kinh tế trong thời kỳ hội nhập – nghiên cứu tại Hà Nội (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)