tác phát triển kinh tế
Chính sách mở rộng và thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế.
Tiếp tục tạo dựng, hoàn thiện những khuôn khổ hợp tác dài hạn và chiến lược cho quan hệ kinh tế - thương mại giữa Hà Nội và các đối tác quốc tế. Hiện Hà Nội có gần 100 quan hệ hữu nghị, kết nghĩa với các tỉnh/thành của hơn 60 nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Thông qua các mối quan hệ truyền thống và các khuôn khổ hợp tác quốc tế và khu vực sẵn có, Hà Nội nên tìm cách để khai thác hiệu quả
những quan hệ này theo hướng mang lại những kết quả thiết thực, cụ thể hơn cho phát triển bền vững của các bên tham gia, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở
rộng thương mại và đầu tư. Với những địa phương, đối tác mà nước ta chưa có quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại, các địa phương có thểđóng góp thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu và đề xuất hình thành những mô hình, kiểu mẫu hợp tác phù hợp giữa nước ta và các đối tác này, bảo đảm vừa phát huy được thế mạnh của hai bên vừa góp phần vào nỗ lực chung của từng quốc gia trong quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Mở rộng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Hà Nội với các Thủ đô, tỉnh thành phố lớn trên thế giới. Phát huy vị thế của mình và danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, thành phố cần chủđộng đẩy mạnh các hoạt động hữu nghị, hòa bình với các thủ đô, thành phố của các nước trên thế giới. Thường xuyên tổ chức các hoạt
động giao lưu hữu nghị giữa Hà Nội với các Thủđô, thành phố lớn.
Hợp tác giữa Hà Nội với các địa phương và tổ chức nước ngoài đã tạo lập các quan hệ chính thức, cần xúc tiến nâng tầm và đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, xây dựng kế hoạch hợp tác hằng năm và dài hạn, hướng đến triển khai các chương trình thực chất, hiệu quả; tăng cường hợp tác toàn diện, trao đổi kỹ thuật và công nghệ, tranh thủ sự hỗ trợ của phía đối tác trong việc giúp quảng bá, xúc tiến
đầu tư, thương mại và du lịch ở nước ngoài.
Thành phố cần mở rộng hơn nữa việc tham gia vào các Hiệp hội, tổ chức quốc tế nhằm phát triển các mối quan hệ giữa Hà Nội với các thành phố khác trong các tổ chức này. Thường xuyên tiến hành trao đổi, học tập kinh nghiệm và cửđoàn sang thăm và làm việc nhằm học hỏi các kinh nghiệm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế Thủđô cũng như tăng cường mở rộng mối quan hệđối ngoại.
Thiết lập cơ chế hợp tác chính thức giữa Hà Nội với các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế trên địa bàn Thành phố.
Cần sớm thiết lập các cơ chế hợp tác giữa Hà Nội với các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ trên địa bàn nhằm tăng cường các mối quan hệ sẵn có, mở rộng các mối quan hệ mới thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Thủđô và thành phố và các tổ chức quốc tế.
Hoàn thiện các quy chế phối hợp giữa các cơ quan của Thành phố với các tổ
hoạt động mang tính chất ngoại giao, đón tiếp, chào xã giao…; cần chủ động các hoạt động tiếp xúc, trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm và các chương trình kế
hoạch hợp tác; các nội dung hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giao thông đô thị, công nghệ thông tin, môi trường.
Sở Ngoại vụ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố và các sở ngành khác trong nghiên cứu xây dựng các dự án tiền khả
thi nhằm tranh thủ các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động ở Hà Nội tài trợ giúp Thành phố trong các lĩnh vực phát triển kinh tế đối ngoại, y tế, giáo dục, khoa học và công nghệ…
Đối với các tổ chức phi chính phủđang hoạt động trên địa bàn Hà Nội, ngoài quy chế về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ của Trung ương, Thành phố
cần có quy định cụ thể các nội dung về phối hợp giữa Thành phố với Trung ương, về cấp phép, thực hiện các thủ tục trình duyệt đúng thứ tự và tuân thủ pháp luật,
đảm bảo điều kiện vừa thông thoáng vừa quản lý chặt chẽ các hoạt động của các tổ
chức này trên địa bàn thành phố.
Hằng năm, thành phố tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài để xúc tiến quan hệ hợp tác theo hướng đưa nội dung kinh tế, tập trung xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, hợp tác khoa học kỹ thuật, giáo dục làm trọng tâm. Tăng cường phối hợp với các cơ quan trung ương để lãnh đạo thành phố tham gia các đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước thăm và làm việc tại các quốc gia có tiềm năng hợp tác.
Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các định chế tài chính lớn, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các tổ chức quốc tếđa phương, cơ quan hợp tác phát triển và ngân hàng hợp tác quốc tế. Chú trọng thiết lập quan hệ với các tập đoàn kinh tế lớn, các quỹđầu tư từ các nước phát triển.
Tích cực tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế, các hiệp hội thành phố
lớn trên thế giới. Phát huy vai trò thành viên của các mạng lưới Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC), hợp tác giữa các nước thuộc Tiểu vùng sông Mêkông mở
rộng (GMS), Mạng lưới khu vực các chính quyền địa phương quản lý dân cư
(CITYNET), Trung tâm thông tin đô thị châu Á tại Kobe (AUICK), Diễn đàn các thành phố thế giới, Diễn đàn các thành phố châu Á - Thái Bình Dương...
Thành phố Hà Nội cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn thực hiện đối ngoại kinh tế. Hoàn thiện các văn bản pháp lý, đặc biệt là nội dung về mở
hội nhập quốc tế và khu vực. Trước mắt tập trung hoàn thiện dự thảo Nghị định trình Chính phủ, đồng thời chuẩn bị dự thảo các thông tư hướng dẫn cụ thể thực hiện Luật thủđô.