Chính sách và chính sách công:
Chính sách theo quan niệm phổ biến, là phương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại. Chính sách xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Chúng vạch ra phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Bằng cách đó, các chính sách hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện các mục tiêu chung của tổ chức.
Chính sách công là tập hợp các chủ trương, biện pháp khuyến khích các đối tượng phụ thuộc vào chính sách để nhằm đạt được mục đích của chủ thểđề ra chính sách. Chính sách mà chúng ta đề cập ởđây hàm ý nói chính sách quản lý nhà nước hay chính sách công. Nhà nước, bao gồm nhà nước Trung ương và địa phương, là chủ thể đại diện cho quyền lực của nhân dân, hoạch định và ban hành chính sách công để thực hiện chức năng quản lý và mưu cầu lợi ích cho xã hội. Trong các nền kinh tế thị trường, Nhà nước thường sử dụng cơ chế chính sách vận hành tương
đồng với các quy luật khách quan để quản lý điều hành các quá trình kinh tế - xã hội. Xuất phát từ sự cần thiết phối hợp giữa Nhà nước với thị trường, Paul Samuelson cho rằng: “Chính sách còn là sự thoả hiệp của Chính phủ đối với nền kinh tế, ngay cả khi không ban hành chính sách”[67;105]. Theo nghĩa tổng quát, chính sách công là tổng thể các quan điểm phát triển, những mục tiêu tổng quát và những phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu phát triển của đất nước”[15,22].
Như vậy, có thể thấy chính sách là những tác động chủđộng và có tính toán của Nhà nước để đối phó với những vấn đề nảy sinh trong xã hội theo hướng đồng tình hay phản đối. Lại có quan điểm cho rằng, chính sách công trước hết là phải hướng tới phục vụ sốđông và lợi ích chung xã hội dù là trực tiếp hay gián tiếp, chứ
không thể hướng tới một cá nhân nào. Như vậy, dù tiếp cận theo cách nào thì những tác động của Nhà nước thông qua chính sách công đều mang những nét chung, đó là: i, chính sách phải thể hiện rõ định hướng chính trị của Nhà nước trong mỗi giai
đoạn; ii, cơ chế tác động của chính sách phải hướng tới cộng đồng; Tác động của chính sách là những tác động có mục tiêu (dù ngắn hạn hay dài hạn); iii, tác động
bằng quyền lực và nguồn lực Nhà Nước; iv, mục tiêu chính sách cần có sựổn định trên cơ sở thống nhất với lợi ích chung xã hội. Từ những đặc trưng cơ bản nêu trên, có thể nêu khái niệm về chính sách công như sau: Chính sách công là những hành động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và phù hợp với quy luật khách quan, nhằm thúc đẩy xã hội phát triển. Chính sách công là quyết định của các chủ thể quyền lực nhà nước, nhằm quy định mục đích, cách thức và chếđịnh hành động của những đối tượng liên quan, để giải quyết những vấn đề nhất định mà xã hội đặt ra.
Chính sách là công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước đối với các lĩnh vực
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Chúng rất đa dạng, có thể phân loại chính sách theo các tiêu chí khác nhau:
• Xét theo phạm vi ảnh hưởng của chính sách (quy mô tác động), có thể
phân chia chính sách công thành các loại: (i) Chính sách vĩ mô là những chính sách
được xây dựng nhằm vận hành xã hội chung, có tác động đến những cân đối tổng thể, chi phối nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia và lợi ích của đông
đảo nhân dân; (ii) Chính sách trung mô là những chính sách có quy mô tác động lên những bộ phận hay phân hệ của xã hội; (iii) Chính sách vi mô là những chính sách tác động lên các chủ thể xã hội cụ thể (các tổ chức hay một nhóm người trong xã hội).
• Xét theo thời gian phát huy tác dụng, có thể phân chia chính sách công thành các loại: (i) Chính sách dài hạn,được áp dụng lâu dài nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược, dài hạn của đất nước; (ii) Chính sách trung hạn, có thời gian thực hiện từ ba đến bảy năm, thường tập trung vào các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến
đời sống xã hội, được giải quyết trong trung hạn; (iii) Chính sách ngắn hạn, được áp dụng trong khoảng thời gian ngắn (dưới ba năm) nhằm vào những vấn đề ngắn hạn.
• Xét theo cấp độ của chính sách, có thể phân chia chính sách công thành: (i) Chính sách quốc gia do Quốc hội ra quyết định; (ii) Chính sách của Chính phủ; (iii) Chính sách của địa phương do chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân) quyết định.
• Xét theo lĩnh vực tác động, chính sách công có thểđược phân chia thành các nhóm sau: (i) Chính sách kinh tế, điều tiết các mối quan hệ và quá trình phát
triển kinh tế (như các chính sách tài chính, tiền tệ - tín dụng, phân phối, kinh tếđối ngoại, cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế, chính sách cạnh tranh,…); (ii) Chính sách xã hội, điều tiết các mối quan hệ xã hội (như các chính sách lao động và việc làm, dân số và kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ sức khỏe toàn dân, xóa đói giảm nghèo…); (iii) Chính sách văn hóa, điều tiết lĩnh vực văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần, là động lực phát triển xã hội (như các chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, bảo tồn và phát huy di sản và truyền thống dân tộc…); (iv) Chính sách đối ngoại, điều tiết các mối quan hệđối ngoại của một đất nước với các quốc gia trên thế giới; (v) Chính sách an ninh, quốc phòng, nhằm tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Chính sách đối ngoại kinh tế:
Theo khái niệm về chính sách công và khái niệm đối ngoại kinh tế trình bày
ở trên, Luận án đề xuất khái niệm chính sách đối ngoại kinh tế như sau: “CSĐNKT là tổng thể các quan điểm, biện pháp, công cụ và các quy định mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các đối tượng và hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại kinh tế, phù hợp với quy luật kinh tế khách quan, nhằm đạt được những mục tiêu và lợi ích của quốc gia, của địa phương, tổ chức, doanh nghiệp và người dân”.
Như vậy, CSĐNKT phải thể hiện nhất quán quan điểm, đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cầm quyền về phát triển KT-XH nói chung và trong lĩnh vực ĐNKT nói riêng, phải phù hợp với pháp luật và các quy luật kinh tế khách quan, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế. Nguyễn Văn Phúc (2012) cho rằng “chính sách đối ngoại kinh tế là tổng hợp các chính sách với nội dung, phương pháp, công cụ, phương thức nhằm thực hiện các chiến lược, các kế hoạch và các hoạt động cụ thể theo các mục tiêu đối ngoại kinh tế cũng như huy động các phương tiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu đó”[40].
Về nội dung, CSĐNKT với tư cách là một bộ phận của chính sách đối ngoại, phục vụ mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, là chính sách song hành và hỗ trợ cho các chính sách kinh tế cụ thể về ngoại thương, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, v.v.. CSĐNKT cụ thể hóa
đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa và đa phương hóa, nhằm hỗ trợ mở đường, khai thác các lợi thế từ bên trong và bên ngoài, các yếu tố tích cực của hội nhập và toàn cầu hóa cho sự phát triển kinh tế đất nước. Chính sách đưa ra những cơ chế, quy định và biện pháp nhằm khai thác các cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ quá trình toàn cầu hóa. Quốc gia có chính sách đối ngoại kinh tế đúng
đắn có thể giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển đất nước.
CSĐNKT có thểđược ban hành bởi các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung
ương hoặc địa phương theo thẩm quyền, cụ thể hóa thông qua các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chức năng và các cơ quan nghiệp vụ, và nó phải được cụ thể
hóa thông qua các chương trình, kế hoạch và các hành động cụ thể của các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp trung ương đến cơ sở, thậm chí thông qua hoạt động của các cá nhân hoặc nhóm cá nhân. Các chính sách được cụ thể hóa thông qua các chương trình và các kế hoạch hành động cụ thể, các quy định pháp lý
độc lập hoặc những quy định có liên quan đến hoạt động đối ngoại kinh tế trong các quy định về các vấn đề có liên quan (những quy định có liên quan đến đối ngoại kinh tế trong hệ thống các văn bản về đầu tư, về phát triển kinh tế-xã hội, về xuất nhập khẩu, v.v..).
CSĐNKT phải đáp ứng được những yêu cầusau:
(i) Hệ thống, tức là cần được xây dựng đồng bộ, thống nhất với các chính sách có liên quan khác nhằm đạt được mục tiêu đề ra;
(ii) Hợp hiến, tức là CSĐNKT phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật của đất nước và chuẩn mực quốc tế;
(iii) Hấp dẫn, tức là CSĐNKT phải có tính kích thích, khuyến khích và thoả
mãn được các đối tượng mục tiêu (nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, các chủ thể trong nước và nước ngoài);
(iv) Đảm bảo hài hòa lợi ích các chủ thể tham gia, trước hết là lợi ích, chủ
quyền, an ninh quốc gia, có đảm bảo giữ vững môi trường quốc tế hòa bình và hợp tác cho phát triển đất nước.
(v) CSĐNKT cũng đảm bảo tính phù hợp: Phù hợp với đường lối, chủ
trương, chính sách của chính Đảng cầm quyền; Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế quốc tế, của từng nước, từng địa phương trong mỗi giai đoạn.