Đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 103)

chóng nhu cầu của khách hàng

Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng là đòn bẩy, là một trong những giải pháp cốt lõi góp phần phát triển hoạt động bán lẻ và tăng cƣờng hơn nữa sức cạnh tranh của BIDV. Việc hiện đại hóa công nghệ phải đảm bảo phục vụ việc đa dạng hóa và đa năng sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, giảm chi phí lao động, quản trị tốt rủi ro, tăng cƣờng công tác Marketing, tăng sức cạnh tranh và phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý. Do đó, đầu tƣ phát triển công nghệ ngân hàng là yêu cầu rất cấp thiết nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ của BIDV. Một số giải pháp phát triển công nghệ BIDV cần thực hiện trong thời gian tới nhƣ sau:

Thứ nhất, BIDV cần tiếp tục đầu tƣ hiện đại hóa ngân hàng theo hƣớng trở thành một định chế tài chính đa năng hiện đại, đầu tƣ có trọng tâm vào công nghệ mới, đảm bảo việc phát triển và ứng dụng công nghệ phải có yếu tố đột phá, đón đầu, hạn chế sự lạc hậu nhanh do công nghệ phát triển.

Định hƣớng các chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ mới phải dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, có khả năng tích hợp, bổ sung thêm nhiều tiện ích phong phú nhằm hƣớng đến đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Đặc biệt, BIDV cần gia tăng ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin mới để hỗ trợ cho các hoạt động dịch vụ đạt tốc độ và hiệu quả cao hơn, làm cơ sở phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng, có khả năng hỗ trợ kiểm soát và quản trị rủi ro một cách hiệu quả khi mạng lƣới của BIDV ngày càng đƣợc mở rộng. Do vậy, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng truyền thống có thế mạnh lâu nay, BIDV phải nhanh chóng phát triển song song với nâng cao chất lƣợng của những dịch vụ ngân hàng điện tử và các kênh phân phối tự động mà hiện nay vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu cũng nhƣ kỳ vọng của khách hàng nhƣ: Mobile banking, Internet banking,

89

VnTopup; tiến hành nâng cấp hệ thống SIBS core banking; tăng cƣờng giao dịch từ xa qua fax, điện thoại, internet; và tăng cƣờng thêm tiện ích thanh toán của dịch vụ thẻ đồng bộ với phát triển ATM/POS…

Thứ hai, phát triển hệ thống công nghệ phải đi đôi với giải pháp an ninh, bảo mật, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Nên tiến hành đánh giá hiện trạng an ninh thông tin để có giải pháp hoàn thiện, cần thiết kế và xây dựng các chính sách và quy trình về an ninh thông tin, xây dựng giải pháp an ninh tổng thể, tiến đến áp dụng chuẩn an toàn thông tin quốc tế để đảm bảo chất lƣợng SPDV khi cung cấp cho khách hàng.

Thứ ba, tăng cƣờng kỹ thuật xử lý tự động trong tất cả quy trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định thông tin, xử lý nghiệp vụ, giảm thiểu các giải pháp quản lý hành chính, đẩy nhanh tốc độ phục vụ và rút ngắn thời gian phục vụ xuống mức tối ƣu nhất trong khả năng có thể trong giao dịch, cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Thứ tƣ, tăng cƣờng nghiên cứu, áp dụng các phần mềm hỗ trợ nhằm phục vụ công tác báo cáo, quản lý điều hành nhằm hạn chế các báo cáo thống kê thủ công, tăng cƣờng công cụ hỗ trợ bán hàng nhằm giúp các cán bộ quản lý khách hàng có nhiều thời gian hơn để tiếp thị và tƣ vấn các sản phẩm dịch vụ bán lẻ khác.

Thứ năm, xây dựng kế hoạch dài hạn cho đầu tƣ và phát triển công nghệ, vì công nghệ nói chung và công nghệ ngân hàng nói riêng có đặc điểm rất dễ lạc hậu so với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, chính vì vậy mà hoạt động đầu tƣ phát triển, cập nhật đổi mới trang thiết bị và công nghệ ngân hàng cần phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 103)