Kiểm định Cronbach’s Alpha

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 80)

Hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu. Theo đó, những biến có hệ số tƣơng quan biến tổng phù hợp (Corrected Item-Total Correlation) từ 0.3 trở lên, đồng thời có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên mới đƣợc xem là chấp nhận đƣợc và thích hợp để đƣa vào phân tích những bƣớc tiếp theo. Theo kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha (Reliability Analysis – Scale) trong phụ lục 3, chúng ta có thể thấy đƣợc kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo nhƣ sau:

- Yếu tố SỰ TIN CẬY: cả 5 biến quan sát đều có hệ số tƣơng quan biến tổng > 0.3. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.844 nên thang đo thỏa điều kiện.

- Yếu tố SỰ THUẬN TIỆN: cả 3 biến quan sát đều có hệ số tƣơng quan biến tổng > 0.3. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.866 nên thỏa điều kiện.

- Yếu tố DANH MỤC DỊCH VỤ: tất cả 3 biến quan sát đều có hệ số tƣơng quan biến tổng > 0.3. Cronbach’s Alpha = 0.7696 nên thỏa điều kiện.

- Yếu tố SỰ HỮU HÌNH: cả 4 biến quan sát đều có hệ số tƣơng quan biến tổng > 0.3. Cronbach’s Alpha = 0.842 nên thỏa điều kiện.

- Yếu tố HIỆU QUẢ PHỤC VỤ: tất cả 3 biến quan sát đều có hệ số tƣơng quan biến tổng > 0.3. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.858 nên thỏa điều kiện.

- Yếu tố HÌNH ẢNH NGÂN HÀNG: cả 3 biến quan sát đều có hệ số tƣơng quan biến tổng > 0.3. Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.737 nên thỏa điều kiện.

Nhƣ vậy, tất cả 23 biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu khi kiểm định độ tin cậy của thang đo, do đó phù hợp để thực hiện bƣớc phân tích nhân tố tiếp theo.

66

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 80)