Tăng cường nguồn nhân lực và thiết lập bộ máy phục vụ cho việc quản lý thương hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp định vị thương hiệu của trường tiểu học dân lập đoàn thị điểm (Trang 88)

b. Chương trình đào tạo và mở rộng nâng cao

3.4.1.3. Tăng cường nguồn nhân lực và thiết lập bộ máy phục vụ cho việc quản lý thương hiệu

lý thương hiệu

Bên cạnh sự đầu tư về tài chính, việc đầu tư về nguồn nhân lực và đầu tư xây dựng bộ máy để điều hành, quản lý việc định vị thương hiệu cũng được xem là không thể thiếu được. Trong bất kỳ một trường nào, bản sắc thương hiệu sẽ được duy trì lâu

dài nếu như nó là một nét văn hoá của nhà trường. Điều đó chỉ xảy ra khi lãnh đạo cấp cao của nhà trường nhấn mạnh đến tính tổng thể của thương hiệu và khi Ban lãnh đạo nhà trường giao phó trách nhiệm duy trì đặc tính thương hiệu cho một hoặc một số người có năng lực và để cho họ có quyền thực hiện trách nhiệm của mình. Nói tóm lại, việc định vị thương hiệu là một hoạt động đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn sâu sắc, tổng hợp và phức tạp, đòi hỏi phải chuyên nghiệp vì vậy phải có đội ngũ chuyên về định vị thương hiệu.

Thực trạng nhà trường cũng như so sánh với việc thực hiện các biện pháp thông tin tuyên truyền của các cơ sở GD tiên tiến trên thế giới cho thấy rằng, trường THDL Đoàn Thị Điểm còn hạn chế trong công tác Marketing và QHCC để định vị thương hiệu. Đây là tiền đề dẫn đến việc khẳng định thương hiệu trường THDL Đoàn Thị Điểm chưa được nâng cao dù đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cũng như nỗ lực nâng cao chất lượng ĐT của nhà trường. Nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là nhận thức về vấn đề định vị thương hiệu của các CBQL còn hạn chế, kéo theo nhận thức hạn chế của toàn bộ CBGV trong hệ thống. Do đó, kinh phí đầu tư cho các phương pháp định vị này còn eo hẹp, các chiến lược tuyên truyền còn tự phát, chưa chuyên nghiệp, tiềm lực định vị thương hiệu chưa được tận dụng triệt để.

Do tính chất mới mẻ của khái niệm định vị thương hiệu GD, biện pháp Marketing và QHCC nhằm khẳng định và giữ vững thương hiệu GD, nên mặc dù các giải pháp đề ra được đánh giá là rất khả thi nhưng vẫn cần một bước đổi mới triệt để trong tư duy và nhận thức của các CBQL, đặc biệt là ban giám hiệu và hội đồng quản trị nhà trường.

Theo nhiệm vụ và mục tiêu của luận văn cũng như hạn chế về thời gian, luận văn mới chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản trong công tác định vị thương hiệu bằng các biện pháp Marketing và QHCC. Tác giả đă cố gắng làm rõ các khái niệm, nội dung cơ bản của các biện pháp, thực trạng và phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng các biện pháp Marketing và QHCC, qua đó đề ra các giải pháp giải quyết thực trạng đã được đánh giá là khả thi. Tuy nhiên, để áp dụng khả thi và triệt để các biện pháp còn phải ứng dụng phù hợp với từng hoàn cảnh khách quan cụ thể của nhà trường. Đây là công

việc cần có thời gian và lực lượng tương xứng, chỉ có thể thực hiện được khi nhà trường có chủ trương áp dụng các biện pháp này.

Một phần của tài liệu Giải pháp định vị thương hiệu của trường tiểu học dân lập đoàn thị điểm (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w