Tăng cường nhận thức và hiểu biết về định vị thương hiệu trong nhà trường

Một phần của tài liệu Giải pháp định vị thương hiệu của trường tiểu học dân lập đoàn thị điểm (Trang 86)

b. Chương trình đào tạo và mở rộng nâng cao

3.4.1.1 Tăng cường nhận thức và hiểu biết về định vị thương hiệu trong nhà trường

3.4 Một số kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị đối với nhà trường

3.4.1.1 Tăng cường nhận thức và hiểu biết về định vị thương hiệu trong nhà trường trường

Sự thuận lợi do gia nhập WTO đem lại cũng song hành cùng những thách thức đối với nền GD nước ta. Sự cạnh tranh tăng sẽ khiến các thương hiệu GD vốn đã rất bền vững của nước ta trở nên suy yếu do xuất hiện những đối thủ cạnh tranh trên thị trường GD hội nhập cũng như sự gia tăng nhu cầu của XH. Để đạt được những điều trên, thương hiệu GD Việt Nam nói chung và thương hiệu trường THDL Đoàn Thị Điểm nói riêng nhất thiết cần phải được giữ vững và giữ vững. Có như vậy, nhà trường mới có thể tham gia vào sự cạnh tranh quốc tế và thu hút sự chú ý của công chúng. Vấn đề khẳng định vị thế trường THDL Đoàn Thị Điểm cũng như thu hút tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi bước vào cấp học đầu tiên đến học tập tại trường đang là một mục tiêu mà nhà trường đặt ra. Muốn giải quyết được vấn đề này, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp định vị thương hiệu của nhà trường. Thương hiệu trường THDL Đoàn Thị Điểm được khẳng định và giữ vững sẽ có những tác động trực tiếp sau:

- Tỷ lệ học sinh đăng ký tuyển sinh tăng lên, chất lượng đầu vào sẽ được cải thiện, qua đó chất lượng giáo dục của nhà trường cũng sẽ tăng đáng kể.

- Cơ hội học tập tại các trường danh tiếng ở cấp học tiếp theo cho học sinh tốt nghiệp sẽ tăng lên.

- Giúp cho công tác xã hội hoá giáo dục được hiệu quả. Hiện nay, các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho giáo dục tập trung theo hướng: ngân sách của nhà nước, đóng góp của người học, nguồn lực của cơ sở ĐT, nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nguồn vốn nước ngoài. Nếu thương hiệu của trường THDL Đoàn Thị Điểm được khẳng định và giữ vững, các đối tượng trên sẽ quan tâm và tác động nhiều hơn đến GDTH, nhờ đó nhà trường sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn hơn trong công tác xã hội hoá giáo dục.

Để định vị thương hiệu GD, hai biện pháp lớn nhất có quan hệ biện chứng với nhau cần được song song đẩy mạnh để đồng thời hỗ trợ cho nhau là: xây dựng trường học chất lượng cao (nâng cao chất lượng đào tào và địch vụ đào tạo kèm theo) và biện pháp thông tin tuyên truyền.

Thứ nhất, tăng cường biện pháp giáo dục qua nhiều kênh khác nhau một cách thường xuyên liên tục. Chẳng hạn như: tổ chức toạ đàm trao đổi về thương hiệu của các trường tiểu học, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về thương hiệu của nhà trường, đưa nội dung định vị thương hiệu vào trong mọi diễn đàn, mọi hoạt động của nhà trường: như tổng kết hàng năm, các đợt học tập chính trị, chiến lược xây dựng phát triển nhà trường, huy động sức lực, trí tuệ, phát huy sáng kiến của mọi người vào việc khẳng định và giữ vững thương hiệu của nhà trường, thường xuyên tổ chức đánh giá thực trạng về sức mạnh thương hiệu của nhà trường và thông báo công khai để mọi người cùng biết.

Thứ hai, ở mức độ cao hơn và quyết liệt hơn phải xem việc định vị thương hiệu trở thành quy định bắt buộc đối với mọi thành viên, mọi cấp trong bộ máy quản lý của nhà trường. Cụ thể là: (1) Phải xem việc giữ vững thương hiệu là một trong những nhiệm vụ của tất cả các bộ phận trong bộ máy tổ chức của nhà trường (2) phải xem việc giữ vững và khẳng định thương hiệu là một hoạt động chuyên môn của mọi thành viên trong nhà trường (3) Kết quả đóng góp vào việc định vị thương hiệu của mọi cán bộ công nhân viên trở thành tiêu chuẩn xét khen thưởng/kỷ luật từng học kỳ, từng năm.

Ngoài ra, đề nghị trường THDL Đoàn Thị Điểm thiết lập phòng Marketing/QHCC chuyên biệt để thực hiện việc định vị thương hiệu này. Mức độ khả thi của các biện pháp cũng như kết quả định vị thương hiệu sẽ được nhận định qua công tác kiểm tra, đánh giá để từ đó rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Giải pháp định vị thương hiệu của trường tiểu học dân lập đoàn thị điểm (Trang 86)