Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp định vị thương hiệu của trường tiểu học dân lập đoàn thị điểm (Trang 72)

b. Chương trình đào tạo và mở rộng nâng cao

3.1.2. Những hạn chế

Thứ nhất, quá trình định vị thương hiệu hầu như chưa có kế hoạch. Có rất nhiều biểu hiện cụ thể chứng tỏ mặt khiếm khuyết này như sau:

- Nhà trường chưa có một chương trình, quy trình xây dựng và định vị thương hiệu một cách tổng thể và tổng lực trên nhiều phương diện và trên nhiều mặt hoạt động.

- Về phương thức và phuơng pháp tiến hành đa số là không theo kế hoạch. Thứ hai, Còn có những hoạt động tạo lập giá trị và sự thoả mãn cho cha mẹ học sinh và học sinh cần thiết phải làm nhưng chưa được quan tâm đúng mức và thậm chí được hiện theo chiều hướng tiêu cực.

- Ở đây, trước hết phải kể đến hoạt động tạo lập giá trị từ yếu tố nhân sự hay còn gọi là giá trị nhân sự. Thông thường giá trị nhân sự tuỳ thuộc vào trình độ hiểu biết, tinh thần trách nhiệm và sự tôn trọng của đội ngũ giáo viên, cán bộ, công nhân viên của nhà trường. Đối với nhóm giáo viên: như đã phân tích ở trên, xét về mặt năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ này, nhìn chung là tương đối bảo đảm. Tuy nhiên, về khía cạnh tinh thần phục vụ, không phải mọi CBGV của nhà trường đều tốt. Đặc biệt, trong điều kiện quy mô đào tạo quá lớn và trong tình trạng quá tải, nguy cơ về sự suy giảm tinh thần phục vụ, về thái độ, về cách ứng xử có tính chất tiêu cực của đội ngũ này sẽ gia tăng. Đối với nhóm CBCNV còn lại (đặc biệt là đội ngũ nhân viên phục vụ khối hành chính), trong một trường học, nếu đội ngũ CBGV được coi là những người đứng ở tuyến đầu, trực tiếp và thường xuyên đối mặt với học sinh thì đội nhân viên phục vụ được coi là đội quân nằm ở phía sau. Tuy nhiên, những giá trị do đội ngũ này tạo ra cùng với mức độ ảnh hưởng không kém phần

quan trọng khi quan tâm tới bữa ăn giấc ngủ của các em học sinh. Nhưng nhà trường chưa quan tâm tới đội ngũ này đúng mức, chưa có những khuyến khích động viên làm cho đội ngũ này đôi khi có những tiêu cực không đáng có.

- Bên cạnh hoạt động tạo lập giá trị nhân sự, hoạt động đánh giá người học hiện cũng đang gây nhiều bức xúc. Dưới đây là một số những mặt hạn chế, tiêu cực của hoạt động này:

+ Hệ thống đánh giá chưa cho phép đảm bảo các kết quả đánh giá là khách quan, trung thực và chính xác. Hệ thống đánh giá ở đây bao gồm một loạt các yếu tố như quan điểm, mục tiêu, phương pháp đánh giá cho đến con người và bộ máy đánh giá. Các yếu tố này hiện nay đang còn có nhiều vấn đề phải làm. Và vì hệ thống đánh giá chưa chuẩn nên kết quả đánh giá chưa có độ tin cậy cao.

Với hệ thống đánh giá như vậy, một xu hướng chung là kết quả đánh giá mang tính chất màu hồng, lạc quan biểu hiện một thái độ đánh giá dễ dãi, thậm chí có phần thiếu trách nhiệm. Nhìn chung, kết quả đánh giá người học tại trường đang chạy theo xu hướng thành tích, đang mắc phải căn bệnh thành tích tràn lan, kéo dài đến mức Bộ GD&ĐT phải coi đây là một hiện tượng cần kiên quyết ngăn chặn và xoá bỏ, một ví dụ thực tế: một lớp học có 50 em học sinh thì trong đó có 49 em học lực giỏi và 1 em học lực khá gây ra nhiều sự hoài nghi của các bậc phụ huynh.

+ Với hệ thống đánh giá như vậy, còn xuất hiện những hiện tượng tiêu cực mà điển hình là tình trạng mua bán điểm mà xã hội thường quan niệm là bệnh "thương mại hoá" đào tạo.

- Còn thiếu những hoạt động tạo lập giá trị và sự thoả mãn cho khách hàng cần phải được thực hiện nhưng vẫn chưa được tiến hành. Dưới đây là một số hoạt động chủ yếu trong số đó:

+ Hoạt động thu thập thông tin phản hồi từ phía người học

Trên thực tế, nhận thấy đây là một hoạt động cần thiết, nó giúp cho nhà trường biết được suy nghĩ của các em về cách giảng dạy của thầy cô từ đó CBGV có những điều chỉnh hợp lý để đảm bảo hiệu quả học tập cho các em học sinh . Tuy nhiên, cho đến nay hoạt động thu thập thông tin phản hồi từ phía người học về quá

trình đào tạo vẫn chưa được thực hiện. Và đương nhiên, hoạt động thu thập thông tin phản hồi từ phía người học, từ phía cha mẹ phụ huynh học sinh trên nhiều mặt hoạt động khác của nhà trường cũng vẫn còn để ngỏ.

+ Một số hoạt động khác có ý nghĩa chăm sóc khách hàng

- Các hoạt động đã làm vẫn chưa hoàn thiện, chưa có chiều sâu và còn nhiều khiếm khuyết.

Xung quanh việc phát triển số lượng và cơ cấu các hoạt động giảng dạy và hoạt động ngoại khóa đáp ứng nhu cầu khách hàng của nhà trường có thể dễ dàng nhận thấy một số khiếm khuyết: nhiều chương trình đào tạo vẫn chưa đảm bảo tính khoa học, chưa hợp lý và chưa thiết thực, thời lượng quá lớn, số môn học quá nhiều. Thứ ba, trên từng hoạt động của quá trình khẳng định và giữ vững thương hiệu còn rất nhiều công việc cần thiết nhưng chưa được tiến hành. Xâu chuỗi toàn bộ những phân tích ở phía trước có thể thấy một việc rất quan trọng để khẳng định và giữ vững vị trí thương hiệu vẫn chưa được làm là thiếu một tổ chức, một bộ máy chuyên trách về công tác định vị thương hiệu trong cơ cấu tổ chức của nhà trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp định vị thương hiệu của trường tiểu học dân lập đoàn thị điểm (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w