Quản lý chương trình học tập tại trường

Một phần của tài liệu Giải pháp định vị thương hiệu của trường tiểu học dân lập đoàn thị điểm (Trang 80)

b. Chương trình đào tạo và mở rộng nâng cao

3.3.3.2Quản lý chương trình học tập tại trường

- Mục tiêu môn học: bên cạnh mục tiêu tổng thể, cụ thể từng bài học, từng giờ học lại có các mục tiêu chi tiết khác. Các mục tiêu đều hướng đến thiết lập, bổ sung kiến thức cho các em học sinh khi bước vào cấp học tiểu học, cấp học nền tảng để các em có thể tiếp tục trong các cấp học tiếp theo.

- Nội dung, tài liệu học tập: phải theo sát với mục tiêu, đảm bảo chất lượng giảng dạy giúp cho học sinh đạt kết quả cao, Trường có chương trình học cơ bản được học theo chương trình và sách giáo khoa của Bộ giáo dục và Đào tạo, ngoài ra trường còn có chương trình đào tạo mở rộng và nâng cao: chương trình bổ trợ các môn Toán và tiếng Việt, ngoại ngữ, phát triển năng khiếu, hoạt động ngoài giờ và kỹ năng sống giúp các em học sinh có một nền tảng kiến thức tốt cả trong học tập và xã hội.

- Hình thức tổ chức dạy và học, phương pháp dạy và học, kiểm tra và đánh giá thường xuyên: là một yếu tố kép trong hệ thống quy trình dạy - học. Yếu tố này cũng do mục tiêu dạy và học chi phối.

- Kiểm tra, đánh giá tổng kết:

+ Việc chuẩn hoá đánh giá học sinh phải dựa trên các căn cứ:

• Mục tiêu, thời gian học tập của môn học, học phần, các chương, các bài học

• Các bộ công cụ đánh giá hoặc bộ câu hỏi do các cấp ban hành. + Việc đánh giá học sinh phải:

• Đo lường được mức đạt mục tiêu học tập của từng học sinh (Tính giá trị)

• Đạt kết quả đánh giá/ đo lường đối với mỗi thí sinh ổn định, khách quan và thống nhất (Tính tin cậy).

- Đối với chương trình ngoại khóa, cần cho các em học sinh tham gia tích cực giúp phần rèn luyện kỹ năng của các em, giúp cá em tự tin hơn trong giao tiếp và học tập. Mặt khác nhà trường cần coi các giờ hoạt động ngoại khóa như một giờ học bình thường cũng tính điểm cho các em như các môn học khác để các em tích cực tham gia và đều được hoạt động như nhau. Các em tham gia những hoạt động ngoại khóa từ thiện cũng chính là đang tham gia khẳng định hình ảnh ngôi trường của mình là ngôi trường giàu lòng nhân ái. Vì vậy nhà trường tiếp tục phát huy những hoạt động này để tiếp tục giữ gìn hình ảnh của nhà trường.

- Đối với phương pháp giảng dạy, nhà trường cần hoàn thiện phương pháp giảng dạy, để học sinh có thể tiếp thu tốt hơn trong quá trình học tập. Việc hoàn thiện phương pháp giảng dạy ở nhà trường như sau:

+ Phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, phải biết quá trình đào tạo từ chỗ bị đào tạo đến chỗ tự đào tạo.

+ Tăng cường sự đối thoại thay cho độc thoại

Nhà trường cần sử dụng một số phương pháp giảng dạy sau:

+ Phương pháp thuyết trình và giới thiệu các vấn đề lý thuyết. Trong đó, thời lượng dành cho việc giảng dạy lý thuyết phải được rút đi rất nhiều chỉ chiếm tối đa là 30-40% tổng thời lượng của môn học

+ Làm các loại bài tập, trong đó đặc biệt quan tâm đến các bài tập tình huống.

+ Thảo luận tổ nhóm, viết các bài luận, tập trình bày diễn thuyết.

nguyên lý "học mà chơi, chơi mà học".

Một phần của tài liệu Giải pháp định vị thương hiệu của trường tiểu học dân lập đoàn thị điểm (Trang 80)