Tăng cường đầu tư cho định vị thương hiệu của trường

Một phần của tài liệu Giải pháp định vị thương hiệu của trường tiểu học dân lập đoàn thị điểm (Trang 87)

b. Chương trình đào tạo và mở rộng nâng cao

3.4.1.2. Tăng cường đầu tư cho định vị thương hiệu của trường

Để cho bất kỳ một hoạt động, một công việc nào trở thành hiện thực, một trong những điều kiện tất yếu phải có là sự đầu tư. Xung quanh việc định vị thương hiệu, giường như toàn bộ những giá trị đầu tư sẽ được tích tụ, tập trung và được phản ánh vào giá trị hiện tại và tương lai của thương hiệu. Bởi vậy, muốn khẳng định và giữ

vững thương hiệu mạnh nhà trường phải tăng cường đầu tư. Đặc biệt theo quan điểm kinh doanh hiện đại - kinh doanh thương hiệu, đầu tư vào thương hiệu sẽ là con đường mang lại hiệu quả kinh doanh cao và bền vững. Điều này lại càng đòi hỏi nhà trường phải ý thức rất rõ về việc đầu tư cho thương hiệu. Dưới đây là một số kiến nghị chủ yếu của chúng tôi về vấn đề này.

Thứ nhất, việc đầu tư cho thương hiệu phải được tiến hành thường xuyên.

Điều này có nghĩa là không phải việc đầu tư cho thương hiệu chỉ được tiến hành một lần là xong mà phải tiến hành nhiều lần, phải được tiến hành qua hàng năm, hàng tháng. Quá trình khẳng định và giữ vững vị trí thương hiệu phải được thực hiện một cách lâu dài và bền bỉ. Muốn vậy, hạng mục đầu tư xây dựng thương hiệu phải là một hạng mục chính thức trong kế hoạch phát triển nói chung và kế hoạch tài chính hàng năm của nhà trường.

Thứ hai, phải đầu tư cho việc định vị thương hiệu ở tất cả các hoạt động trong quá trình định vị thương hiệu.

Mỗi hoạt động trong quá trình định vị thương hiệu đều có vai trò khác nhau trong việc định vị thương hiệu mạnh và đều đòi hỏi phải có sự đầu tư. Bởi vậy, khi đầu tư cho việc định vị thương hiệu nhà trường phải chú ý đầu tư cho các hoạt động nói trên một cách thoả đáng. Nếu không hiệu quả tổng thể của việc định vị hiệu mạnh sẽ không được như mong muốn, thậm chí là còn có thể bị triệt tiêu hoặc.

Thứ ba, việc đầu tư vào định vị thương hiệu mạnh phải có trọng điểm.

Trong khi quán triệt yêu cầu đầu tư cho tất cả các hoạt động của quá trình định vị thương hiệu, các trường cũng luôn phải chú ý đến yêu cầu đầu tư có trọng điểm. Đầu tư có trọng điểm có nghĩa là đầu tư không dàn trải, tập trung vào hoạt động nào có hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp định vị thương hiệu của trường tiểu học dân lập đoàn thị điểm (Trang 87)