Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trƣờng

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 99)

9. Kết cấu luận văn

3.2.Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trƣờng

tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình

Quản lý XĐMT làng nghề là một nội dung tất yếu của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, muốn thực hiện tốt phải nâng cao hiệu lực công tác QLNN đối với bảo vệ môi trường làng nghề. Hiện nay làng nghề đang phát triển theo hướng chưa bền vững bởi công tác BVMT chưa được quan tâm đúng mức, nhìn chung môi trường ở các làng nghề đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn, XĐMT có xu hướng ngày càng tăng. Để duy trì phát triển bền vững trong làng nghề, để quản lý có hiệu quả các XĐMT thì trong các định hướng phát triển, các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế

xã hội của làng nghề phải coi quản lý môi trường là một nội dung quan trọng xuyên suốt, lợi ích về môi trường phải cân đối với các lợi ích khác. Các điều chỉnh về chính sách, biện pháp quản lý nhà nước đối với bảo vệ môi trường làng nghề phải xuất phát và phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường của làng nghề, đồng thời phải nhất quán, phù hợp với các chính sách, giải pháp phát triển bền vững của địa phương. Bảo vệ môi trường phải thực sự được coi là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm của toàn xã hội, mà trong đó trách nhiệm trước hết thuộc về chính những người dân trong cộng đồng làng nghề, các cấp uỷ đảng, chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội ở làng nghề. Quản lý XĐMT làng nghề là vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài. Các biện pháp, chính sách của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, phải coi phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái là chính, đồng thời phải trở thành những công cụ hữu hiệu cho việc xử lý các vi phạm, giảm thiểu tác động xấu của tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường ở các làng nghề.

Chỉ thị 36 -CT/ TW của Bộ Chính trị đã đưa ra quan điểm: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước". Làm tốt công tác dự báo và theo dõi diễn biến các xung đột môi trường thì mới thực hiện được nguyên tắc cơ bản của quản lý bảo vệ môi trường là "coi phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.

Để giải quyết vấn đề xung đột môi trường nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường thì sự tham gia của người dân là rất cần thiết. Hầu hết người dân đều cho rằng cần có sự tham gia của các nhóm xã hội trong làng để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường. Bởi vì vấn đề môi trường

không phải của riêng ai, không thể để lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài, nếu không sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống của người dân trong làng vì vậy sự tham gia của cộng đồng ở mức độ nào đó sẽ tạo nên sự đồng thuận chung trong cách giải quyết vấn đề, có thể thỏa mãn lợi ích bảo vệ môi trường, lợi ích phát triển kinh tế, quản lý và lợi ích của cộng đồng.

Các biện pháp nêu ra ở đây đều mong muốn người dân có thể đưa ra những ý kiến đánh giá của mình nhằm mục tiêu làm giảm xung đột mâu thuẫn nhằm bảo vệ môi trường.

Bảng 3.3. Nhận định của ngƣời dân về các biện pháp đƣa ra bảo vệ môi trƣờng tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ (ĐVT: %) Tiêu chí Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không có hiệu quả Không biết 1. Xẻ đá, chế tác đá...trong xưởng có máy hút bụi ngầm, 75.5 21 0.7 0 2.8

2. Xây dựng tiếp khu sản xuất tách biệt hẳn khỏi khu dân cư, xây dựng khu sản xuất đúng tiêu chuẩn...

78.3 16.8 0.7 2.1 2.1

3. Xây dựng quỹ phòng chống ô nhiễm môi trường do Ban quản lý làng nghề quản lý để đầu tư cho xử lý ô nhiễm

64.3 16.8 12.6 4.9 1.4

4. Hỗ trợ kinh phí và kiến thức để

các hộ xử lý ô nhiễm 74.8 16.1 4.9 2.8 1.4

5. Tuyên truyền kiến thức về tác hại của nguyên liệu làm nghề đến sức khoẻ người dân

65 18.1 9.1 5.6 1.4

6. Duy trì thường xuyên việc kiểm tra xử lý các hộ gây ô nhiễm. Hoặc xử lý thật nghiêm những hộ gây ô nhiễm

Tiêu chí Rất hiệu quả Hiệu quả Ít hiệu quả Không có hiệu quả Không biết

7. Ưu tiên cho các hộ sản xuất xử lý ô nhiễm môi trường thuê đất, vay vốn...

78.3 17.5 2.8 0.7 0.7

8. Phát triển văn hoá làng nghề,

tăng cường đoàn kết cộng đồng 66.4 23.8 7.7 0 2.1

9. Hoàn thiện bộ máy quản lý môi

trường 76.4 11.0 9.1 2.8 0.7

10. Giải quyết chất thải rắn từ làm

nghề 64.3 16.8 10.5 7 1.4

11. Đưa tiêu chí sản xuất đảm bảo không ô nhiễm môi trường vào tiêu chí để cấp giấy phép kinh doanh, sản xuất

64.3 18.2 8.4 7.7 1.4

12. Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào tiêu chí xét khu dân cư tiên tiến

64.3 21 11.9 1.4 1.4

(Nguồn: Điều tra thực tế) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng số liệu trên ta thấy người dân đánh giá cao biện pháp xây dựng tiếp khu sản xuất tách biệt hẳn khỏi khu dân cư, xây dựng khu sản xuất đúng tiêu chuẩn (đạt 78.3%). Bởi vì hiện nay khu sản xuất tách biệt nếu được quy hoạch đồng bộ và đúng theo quy hoạch thì sẽ rất có hiệu quả trong việc quản lý tốt môi trường. Vị trí của khu sản xuất cũng hợp lý không nằm ở đầu nguồn nước và đều cách sông và ruộng nên không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Theo ý kiến của người dân việc quy hoạch làng nghề sẽ có hiệu quả nếu thực hiện được một số yêu cầu.

Bảng 3.4. Đánh giá của ngƣời dân về việc cần làm để thực hiện thành công việc xây dựng khu sản xuất nghề tách biệt khỏi dân cƣ

Nội dung Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%)

1. Tạo sự đoàn kết, nhất trí của người dân

làng nghề 65 45.5

2. Hỗ trợ kinh phí cho các hộ sản xuất chưa

có điều kiện chuyển ra 99 69.2

3. Quy hoạch đồng bộ 64 44.8

4. Huy động được sự hỗ trợ về kinh phí, công

nghệ từ cấp trên 26 18.2

5. Khác 4 2.8

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Theo Điều 36, khoản 4 của Luật Bảo vệ môi trường và thông tư số 42/2006/TT-BNN ngày 1/6/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường của các hộ đang sản xuất nằm trong khu dân cư nếu không thể đầu tư áp dụng các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia về môi trường tương ứng thì phải phải di dời vào khu làng nghề tập chung hoặc nếu không di dời thì phải chấm dứt hoạt động trước ngày 01/01/2017. Vì vậy một trong những lý do mà người dân nêu ra đó chính là việc hỗ trợ kinh phí cho các hộ sản xuất chưa có điều kiện chuyển ra. Vì hầu hết các cơ sở sản xuất đang còn sản xuất trong khu dân cư chủ yếu là hộ mang tính cá thể, tự phát chưa được cấp giấy phép kinh doanh nên họ không có đủ kinh phí để thuê mặt bằng và xây dựng hệ thống nhà xưởng phù hợp. Ngoài ra việc tạo sự đoàn kết, nhất trí của người dân làng nghề cũng là một trong những điều kiện giúp cho việc quy hoạch làng nghề giai đoạn tiếp theo thành công (chiếm 45,5%). Một yêu cầu nữa đó chính là việc quy hoạch đồng bộ khu quy hoạch. Phải thiết kế đúng theo bản

thiết kế, phải có hệ thống cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và làm nghề, có hệ thống xử lý nước thải hợp lý và hệ thống điện đủ cung cấp. Ngoài ra phải tăng cường việc trồng cây xanh tại mỗi hộ sản xuất…

Tiếp theo là ưu tiên cho các hộ sản xuất xử lý ô nhiễm môi trường thuê đất, vay vốn (chiếm 78.3%) bởi vì hiện nay việc không thuê được mặt bằng trong khu quy hoạch nên nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng diện tích đất nhà để sản xuất ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của chính các hộ gia đình cũng như của người dân sống xung quanh.

Theo ý kiến của người dân thì các hoạt động sau cũng sẽ giúp cho các nhà quản lý sẽ quản lý tốt hơn vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như quản lý xung đột môi trường. Như: duy trì thường xuyên việc kiểm tra xử lý các hộ gây ô nhiễm. hoặc xử lý thật nghiêm những hộ gây ô nhiễm. Nếu chính quyền xử lý nghiêm các hộ gây ô nhiễm thì sẽ có tác động mạnh hơn đến các hộ sản xuất khác. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra công tác vệ sinh của các cơ sở sản xuất. Nếu thực hiện được điều này đòi hỏi phải có cán bộ chuyên trách về vấn đề môi trường và một hệ thống quản lý chặt chẽ. Ngoài ra còn có các ý kiến như yêu cầu các hộ sản xuất trong việc xẻ đá, chế tác đá, những công đoạn đó phải được thực hiện trong xưởng đảm bảo theo tiêu chuẩn môi trường. Hỗ trợ kinh phí và kiến thức để các hộ xử lý ô nhiễm như việc nhân rộng mô hình xử lý ô nhiễm được áp dụng tại 2 cơ sở sản xuất năm 2010 tuy nhiên bên cạnh đó là sự hỗ trợ kinh phí để có thể nhân rộng mô hình.

Bên cạnh đó, khi đưa vấn đề có nên có tiêu chí sản xuất đảm bảo không ô nhiễm môi trường vào tiêu chí để cấp giấy phép kinh doanh, sản xuất để trao đổi với các cán bộ quản lý làng nghề thì được biết: Hiện nay các doanh nghiệp chuyên xẻ đá cung cấp phôi đá cho các cơ sở thì khi cấp giấy phép kinh doanh đều có giấy cam kết bảo vệ môi trường. Còn đối với các doanh nghiệp hay những tổ hợp sản xuất thì tiêu chí này chưa được quan tâm nhiều.

Như vậy qua những ý kiến đóng góp của người dân cũng qua phỏng vấn sâu đối với các cán bộ quản lý tại địa phương về việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và xung đột môi trường, tác giả xin đưa ra một số giải pháp về chính sách nhằm giải quyết hạn chế đối với vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân như sau:

+ Chính sách về đất đai, khuyến khích xã hội hoá trong lĩnh vực môi trường, bố trí đảm bảo quỹ đất cho các dự án môi trường. Cụ thể đó là việc dành quỹ đất để xây dựng quy hoạch làng nghề giai đoạn II nhằm đảm bảo 100% các cơ sở sản xuất có mặt bằng sản xuất không còn tình trạng sản xuất trong khu dân cư. Tuy nhiên trong quá trình quy hoạch giai đoạn II cần xây dựng hoàn thiện trước một số các công trình xử lý nước thải, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh và tăng cường trồng cây xanh; Đảm bảo tính công bằng trong quá trình phân đất cho thuê. Cần phải có cam kết giữa chính quyền địa phương và các cơ sở sản xuất khi cho thuê đất đó là phải đảm bảo các tiêu chí sản xuất theo quy định

+ Chính sách tài chính: cần phải xây dựng cụ thể hơn chính sách hỗ trợ đầu tư về tài chính như xây dựng cơ chế ưu đãi thuế cho các cơ sở sản xuất xây dựng các hệ thống xử lý bụi, nước thải tại chỗ đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường; Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, quản lý môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế khi thực hiện các giải pháp này Ngoài ra cũng cần xây dựng chính sách hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, khuyến khích áp dụng các công đoạn sản xuất sạch hơn cho các mô hình trình diễn và cho vay ưu đãi với các cơ sở áp dụng nhân rộng mô hình;Cần có chính sách hỗ trợ tài chính đối với cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn và trường thôn để động viên các cán bộ này hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác BVMT.

+ Xây dựng chính sách khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ sản xuất sạch phù hợp với đặc thù làng nghề để BVMT.

+ Về quản lý

- Các cơ quan có thẩm quyền cần hoàn thiện các hệ thống các văn bản về BVMT làng nghề địa phương như các quy định về BVMT, các quy định cụ thể về đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT đối với làng nghề; lồng ghép BVMT làng nghề vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương:

1. Xây dựng quy định phân cấp trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến BVMT làng nghề. Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, tạo sự thống nhất trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm. Đề ra chương trình hành động riêng của xã và được sự nhất trí của UBND huyện trong đó có sự tham gia của các ban ngành đoàn thể trong việc xử phạt hoặc trong việc ngăn chặn việc ô nhiễm môi trường do các hoạt động làm nghề gây ra.

2. Xây dựng hướng dẫn các thông số môi trường cần quan trắc đối với loại hình sản xuất của làng nghề và các quy chuẩn môi trường cần đáp ứng;

3. Đưa tiêu chí phải thực hiện tốt việc BVMT như phải có hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn, có áp dụng các giải pháp giảm thải lượng chất thải thoát ra môi trường vào điều khoản công nhận làng nghề;

4. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích (khen thưởng, ưu đãi cho vay vốn…) đối với các cơ sở ở làng nghề tuân thủ tốt các quy định về BVMT;

- Hoàn thiện bộ máy quản lý môi trường cấp phường, xã, thị trấn: Lấy quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường các làng nghề, vì tại cấp xã, các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý. Với hướng tiếp cận như trên, cần thiết phải xây dựng, bổ sung chức năng, nhiệm vụ về BVMT cho các tổ chức, bộ phận chuyên môn có liên quan ở cấp xã và cấp thôn. Hệ thống quản lý môi trường của xã mang tính chuyên trách thay cho kiêm nhiệm như hiện nay.

Huy động sự tham gia của Ban Quản lý làng nghề và Hiệp hội làng nghề vào việc bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó phát huy vai trò của đội ngũ quản lý môi trường, đội ngũ thanh thiếu niên của xã phối hợp với các ban ngành khác như đoàn thanh niên, hội Phụ nữ, Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi của thôn/xóm vào việc làm sạch môi trường từ gia đình, ngõ xóm, đường làng, nơi công cộng.

- Tăng cường giám sát môi trường đối với các cơ sở sản xuất phát triển mở rộng tại các làng nghề. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về BVMT của các cơ sở sản xuất trong làng nghề. Tăng cường các hoạt động kiểm tra và xử lý những hành vi vi phạm quy định của địa phương gây ô nhiễm môi trường. Trước hết cần duy trì hoạt động kiểm tra về giữ gìn vệ sinh môi trường, cần có các hình thức xử lý nghiêm khắc để hạn chế việc sản xuất gây ô nhiễm và việc lấn đường giao thông của các cơ sở sản xuất. Ngoài kiểm tra và xử lý các vi phạm về ô nhiễm cần tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định, đảm bảo tính công bằng trong việc phân đất, sử dụng đất tại điểm quy hoạch giai đoạn II. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 99)