Xung đột môi trường giữa các hộ làm nghề với nhau

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 68)

9. Kết cấu luận văn

2.3.3. Xung đột môi trường giữa các hộ làm nghề với nhau

Xung đột môi trường giữa các hộ làm nghề với nhau theo đánh giá của người dân là không phổ biến (chiếm 29,0%). Trong 26 người là chủ các cơ sở sản xuất hoặc các doanh nghiệp được phỏng vấn thì có 5 người (19,2%) và có 8/15 người làm thuê tại nhà chủ cho rằng có xảy ra xung đột trong nhóm làm nghề với nhau. Mâu thuẫn này chủ yếu xuất phát từ việc ô nhiễm môi trường và từ một số hoạt động của nghề như bức xúc về không gian, đất đai sản xuất, lao động, tiền lương…

“… Hôm trước mình cũng phải nhắc nhở anh ấy là nên xây hoặc làm tấm chắn hướng nhà tôi, chứ nhà anh ấy dùng máy xẻ công suất lớn lại không che chắn cao nên mỗi khi xẻ đá bụi bay mù mịt, công nhân làm bên này kêu quá. Kinh phí đầu tư lớn quá nên cũng phải mất thời gian lâu anh ấy cũng bắn tấm tôn từ đấy cũng đỡ hẳn…” [Nam- 33 tuổi – GĐ Cty TNHH].

“…mâu thuẫn không nhiều đâu, đôi khi chỉ là bức xúc vì vấn đề giá cả

hàng hoá hoặc trả tiền công cho lao động thôi. Nhiều cơ sở “phá giá” nên mình mất lao động hoặc nhiều khi là do để nguyên liệu không tập trung dẫn đến việc lấy nhầm đá nguyên liệu, chứ khách hàng thì không có hiện tượng tranh giành nhau, mỗi người có thị trường, khách hàng riêng của mình, ai cũng bí mật mà, đến ngay cả anh em họ hàng cũng không được biết ấy…”

[Nam – 33 tuổi - Chủ doanh nghiệp].

Ngoài ra việc được thuê, chia đất và sử dụng không gian, sử dụng đất đai cũng là nguyên nhân dẫn đến xung đột trong nhóm làm nghề. Nhiều ý kiến phản hồi cho rằng việc chia đất để cho thuê trong khu quy hoạch làng nghề chưa phù hợp nên nhiều cơ sở sản xuất có nhu cầu nhưng lại không được chia đất nên họ vẫn phải sản xuất trong khu dân cư. Bên cạnh đó việc lấn chiếm đất để tăng diện tích sử dụng cũng ảnh hưởng đến cơ sở sản xuất khác.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc mâu thuẫn giữa các hộ làm nghề đó chính là việc lấy nhầm phôi liệu. Như phần trên đã phân tích, các hộ làm nghề thường để phôi liệu và sản phẩm rất lộn xộn nên việc lấy nhầm phôi liệu đối khi xảy ra giữa các hộ với nhau nên dẫn đến tình trạng xung đột. Nhưng họ đều giải quyết trên cơ sở thoả hiệp và tự hoà giải với nhau.

Như vậy có thể thấy cũng như xung đột môi trường giữa nhóm làm nghề với nhóm không làm nghề cũng được giải quyết như trong nhóm làm nghề với nhau đó là sự giải quyết trên cơ sở hoà giải, nói chuyện giữa hai bên với nhau hoặc có sự can thiệp của lãnh đạo thôn xóm. Bởi vì trong làng đá mỹ nghệ thì hầu hết người sản xuất hay không sản xuất họ đều có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ kinh tế với nhau. Họ thông cảm lẫn nhau và cùng nhau đạt mục tiêu về kinh tế của mình hoặc họ hàng mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)