Lịch sử làng nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 48)

9. Kết cấu luận văn

2.1.4. Lịch sử làng nghề

Đối với Ninh Vân nghề thủ công truyền thống chạm khắc đá cũng đã có từ lâu đời. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào khẳng định chính xác về thời gian xuất hiện của nghề ở đây. Do vậy, vấn đề xác định cụ thể nguồn gốc của nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân là rất khó. Qua khảo cứu cho thấy có

hai cứ liệu quan trọng là truyền thuyết về vị Tổ nghề và qua các di chỉ khảo cổ học và các công trình về đá.

Thứ nhất, dựa trên truyền thuyết về vị Tổ nghề. Theo các bậc cao niên ở Ninh Vân cho biết, vị Tổ nghề đá của Ninh Vân tên huý là Hoàng Sùng, gốc người Thanh Hoà do loạn lạc phải bôn ba đến đây để sinh cơ lập nghiệp. Cụ Hoàng Sùng vốn là một thợ chế tác đá rất giỏi nên khi đến đây sinh sống, lập nghiệp đã truyền dạy nghề chạm khắc đá cho người dân địa phương.

Thứ hai, dựa trên các di chỉ khảo cổ và đặc biệt là các công trình về đá có tuổi đời hàng trăm năm thậm chí cả ngàn năm và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Như cột kinh do Đinh Liễn con trai cả của vua Đinh cho chạm khắc để “sám hối” đến các sản phẩm đá ở động Thiên Tôn, hay tác phẩm Long Sàng ở cửa đền vua Đinh… như vậy rõ ràng nghề chạm khắc đá ở kinh đô Hoa Lư thời Đinh và Tiền Lê đã phát triển

Qua đây ta thấy, nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân là một vùng nghề đá đặc sắc còn lưu tồn đến nay, ít nhiều đã có từ thời ấy.

Với lịch sử hình thành lâu đời như thế, làng nghề đá Ninh Vân cũng có một quá trình phát triển lâu dài gắn liền với những thăng trầm của lịch sử nước nhà.

Trước Cách mạng tháng Tám: đây là giai đoạn khá dài từ thời phong kiến kéo dài đến thời thuộc Pháp và trước cách mạng tháng Tám. Ở giai đoạn này, nghề chạm khắc đá mang tính chất là nghề phụ nông nghiệp, hình thức hoạt động của làng nghề chủ yếu là từ các hộ gia đình có nghề truyền thống và sản phẩm chủ yếu phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.

Giai đoạn 1954 – 1975: trong bối cảnh lịch sử đất nước còn chia cắt, miền Bắc vừa khôi phục kinh tế vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa là hậu phương vững chắc của miền nam. Thời kỳ này chính sách thành lập các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và tổ sản xuất đã thu hút được một bộ phận không

nhỏ thợ thủ công vào các hình thức sản xuất chuyên biệt. Với hình thức này thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp.

Giai đoạn 1975 – 1985: Ngoài mô hình sản xuất tập thể đã xuất hiện thêm các hình thức mới như sản xuất hộ cá thể, hộ liên doanh tập thể. Các cơ sở bắt đầu tự hoạch toán kinh doanh. Tuy nhiên trong bối cảnh cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp, nghề sản xuất đá mỹ nghệ có một số khó khăn như năng suất lao động và giá trị ngày công của thợ thấp, tính năng động của người thợ bị hạn chế, thi trường không mở rộng…chính vì vậy nghề đá thời kỳ này rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Giai đoạn sau Đổi mới đến nay: với nhiều chính sách mở cửa nhiều chiến lược phát triển kinh tế mới được áp dụng. Các hình thức sản xuất theo hướng cơ chế thị trường được phát triển. Làng nghề đá Ninh Vân cũng nhanh chóng phục hồi và phát triển. Từ quy mô sản xuất nhỏ lẻ với chỉ một vài cơ sở chế tác đã dần dần xuất hiện thêm nhiều hình thức sản xuất như các công ty liên doanh, các doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở sản xuất hộ gia đình. Đặc biệt hình thức sản xuất theo mô hình doanh nghiệp tư nhân xuất hiện nhiều hơn. Bên cạnh đó thị trường của làng đá mỹ nghệ không còn bó hẹp phạm vi trong nước nữa mà đã vươn ra thị trường nước ngoài.[16]

Trải qua quá trình hình thành và phát triển với bề dày lịch sử hàng trăm năm, mỗi giai đoạn phát triển của làng chạm khắc đá Ninh Vân là mỗi nốt thăng trầm. Tuy nhiên bằng tinh thần dân tộc và lòng yêu nghề, với khối óc và bàn tay tinh hoa, những người thợ đá Ninh Vân đã không ngừng tiếp nối truyền thống cha ông lưu giữ và phát huy giá trị to lớn của một làng nghề chạm khắc vô cùng độc đáo.

2.1.5. Quy mô và vai trò của nghề đá mỹ nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư

Tính đến cuối năm 2003, toàn xã có 30 cơ sở chạm khắc đá của các hộ gia đình, 10 tổ hợp sản xuất và 7 doanh nghiệp tư nhân. Đến cuối năm 2007, ở

Ninh Vân có 12/13 thôn làm nghề chế tác đá với 453 hộ nghề với khoảng 1.100 lao động và 35 doanh nghiệp tư nhân [23]

Đặc biệt tại hai thôn Hệ và Xuân Thành hầu như trong gia đình nào cũng có thợ thủ công làm việc trong các hộ nghề, các cơ sở doanh nghiệp tư nhân tại địa phương. Con số này tiếp tục gia tăng đáng kể và hiện nay ở Ninh Vân có gần 500 hộ gia đình sản xuất đá mỹ nghệ trong đó có 76 doanh nghiệp tư nhân với hơn 2 nghìn lao động và 13/13 thôn làm nghề chế tác đá mỹ nghệ. Đặc biệt trong số 84 doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn xã thì có tới 76 doanh nghiệp chế tác đá chiếm 91,6% chỉ có 6 doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề khác như thêu ren, xăng dầu và cơ khí.

Hiện nay trên địa bàn xã Ninh Vân có 76 doanh nghiệp làm đá mỹ nghệ lớn nhỏ, 600 hộ gia đình chế tác đá, 4 công ty khai thác đá lớn. Trong năm 2012, nghề chế tác đá mỹ nghệ là nghề mang lại nguồn thu lớn nhất cho toàn xã. Với tỷ trọng 86,1% trong cơ cấu kinh tế, ngành tiểu thủ công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với nông nghiệp (chiếm 13,9%). Trong đó, nghề chế tác đá mỹ nghệ đạt doanh thu hơn 113 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế là 20,8%. Sở dĩ có sự tăng trưởng khá như vậy là bởi vì ngành chạm khắc đá được chú trọng đầu tư phát triển hệ thống. Sự ra đời của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh đã tạo động lực lớn cho nghề thủ công truyền thống phát triển khởi sắc, đi vào sản xuất hàng hoá lớn. Do đó sản lượng chạm khắc đá và giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng cao và ổn định, từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở đây.

2.1.6. Thực trạng hoạt động sản xuất tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Để làm ra một tác phẩm đá mỹ nghệ từ một phiến đá thô sơ, người nghệ nhân phải thực hiện rất nhiều khâu. Từ nổ mìn lấy đá thô, dùng máy xẻ tạo thành những tấm đá có dạng khối (đá xẻ) đến các công đoạn như: băm,

đục, đẽo, khắc, chạm từng hoa văn… Như vậy để làm ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ cho đời sống, người thợ đá làng nghề Ninh Vân phải thực hiện nhiều công đoạn và họ vẫn đang ngày ngày phải làm trong điều kiện sản xuất còn hạn chế.

- Vốn đầu tư: Hầu hết các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về vốn.

Theo Ông Nguyễn Quang Diệu - Trưởng Ban quản lý làng nghề cho biết để có được điều kiện sản xuất như hiện nay, các cơ sở sản xuất đều phải vay vốn từ các nguồn vay khác nhau song chủ yếu là từ các ngân hàng và quỹ tín dụng. Với nghề làm đá, mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần một số vấn rất lớn để xây dựng xưởng, đầu tư máy móc, thuê nhân công…

- Cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất: Khó khăn về vốn nên việc đầu tư cho xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; xây dựng nhà xưởng; mở rộng mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất còn hạn chế. Phần lớn họ làm việc dưới điều kiện không có mái che, có chăng chỉ là những mảnh bạt dựng tạm bợ, dưới thì các tấm đá xếp không gọn gàng, các vỉa đá vụn vứt lởm chởm.

Có nhiều thôn, dân trong xã đã lấn chiếm đường giao thông, đất công, tận dụng đất trống trong khu dân cư để làm mặt bằng sản xuất và trưng bày sản phẩm gây nên tiếng ồn và thải ra một lượng bụi lớn gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân.

- Quy trình công nghệ và thiết bị máy móc: Quy trình sản xuất tuy đã

được cải tiến, một số công đoạn đã dùng máy công nghiệp thay cho thủ công trước kia như: máy băm, tiện, cắt, rút lỗ… Tuy nhiên với trình độ kỹ thuật còn hạn chế, các máy móc này vẫn còn nhiều nhược điểm, trong khi tiến hành các thao tác trên đá bằng các công cụ này tạo ra một lượng bụi lớn gấp chục lần so với làm thủ công như trước kia. Do thiếu vốn để cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Do đó các máy móc thiết bị cũ, máy móc thô sơ không có các thiết bị che chắn hay hút bụi vẫn còn sử dụng nhiều gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động.

- Các yếu tố phục vụ: Hiện nay nguồn nước ở đây rất hạn chế do mực

nước ngầm sâu, lại có lớp đá cứng nên việc khoan giếng gặp khó khăn. Nguồn nước sản xuất chủ yếu được lấy từ các giếng nhân tạo, sau đó tuần hoàn tái sử dụng.

Ngoài ra nguồn điện ở đây không ổn định và không đủ cho nhu cầu sản xuất. Hệ thống điện cũng chưa được thiết kế an toàn, dây điện ngổn ngang, chằng chịt khiến nguy cơ tai nạn do điện giật là rất có thể xảy ra.

- Điều kiện lao động: Hầu hết lao động trong các cơ sở chế tác chưa

được đầu tư các trang thiết bị bảo vệ cá nhân như giày, ủng, gang tay, kính…một số ít chủ động đeo khẩu trang khi làm việc nhưng cũng chỉ là những khẩu trang vải. Ngoài ra họ chỉ đội hoặc đeo kính là những loại thông thường không đảm bảo an toàn. Lý do họ không sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động là chúng gây vướng và cản trở trong công việc. Do máy móc thô sơ, không có các thiết bị che chắn hay hút bụi nên người lao động có nguy cơ tai nạn lao động khi làm việc rất cao. Tuy nhiên cả người lao động và chủ cơ sở cũng chưa nhận thức được sự nguy hiểm của việc không tự trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho lao động của mình.

2.2. Hiện trạng xung đột môi trƣờng tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình

Nghiên cứu về xung đột môi trường trước hết cần tìm hiểu xem trong cộng đồng dân cư đó có tồn tại mâu thuẫn, tranh cãi, xung đột không?

Qua điều tra thực tế tại địa phương, trong 143 người tham gia trả lời thì chỉ có 55 người (chiếm 38,5%) cho rằng trong cộng đồng dân cư vẫn tồn tại những mâu thuẫn, xung đột, có 83 người trả lời là không có (chiếm 58%) và có 5 người trả lời là không biết (chiếm 3,5%).

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của ngƣời dân về mức độ mâu thuẫn, xung đột trong làng nghề đá mỹ nghệ xã Ninh Vân

(ĐVT: %)

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Trong số 55 người cho rằng có tồn tại xung đột mâu thuẫn thì có 26 người là chủ các cơ sở sản xuất, 15 người là lao động làm thuê tại nhà chủ, 9 người là lao động làm cho người khác tại nhà mình và có 5 người là không làm nghề. Như vậy qua đây ta thấy xung đột môi trường có tồn tại trong cộng đồng dân cư của làng nghề đá mỹ nghệ.

Có 50,9 % người dân được hỏi thì họ cho rằng mức độ của mâu thuẫn đó là không nghiêm trọng, 18 người (chiếm 32,7%) cho rằng mức độ xung đột ít nghiêm trọng, chỉ có 16,4% cho là nghiêm trọng và không có ai cho rằng mức độ rất nghiêm trọng.

Những xung đột này chỉ dừng lại ở phạm vi là phàn nàn và nói chuyện thẳng thắn giữa các cá nhân hoặc chỉ phản ánh đến lãnh đạo thôn hoặc ban quản lý làng nghề. Có nhiều trường hợp họ cho rằng họ không làm gì.

“…có xảy ra mâu thuẫn nhưng cũng chỉ dừng lại là giữa hai nhà thôi,

đôi khi cảm thấy khó chịu thì sang nói, đôi khi cũng mặc kệ vì quen mất rồi, đây là làng nghề truyền thống mà tránh sao khỏi được những vấn đề đó, nhà nào tự có biện pháp để phòng thôi, như nhà tôi lắp cửa kính đóng cả ngày, nước thì phải mua bình lọc…” [Nữ - 65 tuổi – không làm nghề].

Lý do để giải thích cho việc mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư có nhưng không rõ nét và không phải là vấn đề nổi cộm thì có nhiều ý kiến cho rằng: Những năm gần đây nghề đá phát triển rầm rộ nhu cầu lao động tăng, phần lớn lao động trong xã tham gia làm nghề đá vì vậy hầu hết các gia đình cũng đều có người thân làm nghề đá và nghề đá cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình họ vì vậy nhiều gia đình họ cũng ngại va chạm với các cơ sở sản xuất. Mọi vấn đề bức xúc đều được họ giải quyết thẳng với nhau hoặc phản ánh đến cán bộ thôn/xóm thông qua các buổi họp của thôn/xóm hoặc trao đổi trực tiếp.

Theo ý kiến khác của cán bộ xã và một số người dân cho rằng: trước những năm 2000 thì toàn xã mới chỉ có hơn 40 đến 50 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh về đá nên lực lượng lao động chưa nhiều, các cơ sở sản xuất chủ yếu mang tính gia đình nhiều hơn, còn dân cư chủ yếu làm nông nghiệp hoặc thêu ren xuất khẩu thì lúc đó mâu thuẫn hay xung đột rõ nét hơn, đôi khi cãi nhau vì tiếng ồn và bụi nhưng đến nay thì phát triển rầm rộ thì lại xảy ra ít hơn. Không phải là không bụi và ồn nữa mà vì “miếng cơm manh áo chung”. Nhiều hộ gia đình chuyển sang làm đá nhiều hơn và mượn nhiều nhân công ngoài hộ gia đình nhiều hơn…

Lý do nữa đó là trước đây các lao động trong làng đá chủ yếu sử dụng các dụng cụ thô sơ để xẻ, đục đẽo đá. Tuy nhiên đến nay các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và bản thân người lao động cũng đã trang bị cho mình những thiết bị hiện đại để vừa đảm bảo an toàn lao động lại vừa giảm độ bụi, tiếng ồn. Ví dụ trong việc xẻ đá làm phôi thì trước đây các doanh nghiệp trang bị những

máy của trung quốc vừa rẻ lại chi phí thấp nhưng độ an toàn và xử lý bụi kém đến nay các doanh nghiệp xẻ đá khi đăng ký hoạt động họ phải đảm bảo tiêu chí đảm bảo môi trường nên các chủ doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư các giàn máy hiện đại, có hệ thống phun nước để giảm độ bụi khi xẻ. Hay đối với các thợ trực tiếp đục đẽo, trạm trổ họ đã sử dụng những máy cầm tay của Nhật và cải tiến có bộ phận phun nước để tránh bụi phát tán thay cho những chiếc búa đục hay những chiếc vồ thô sơ vừa đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất lao động và bảo vệ sức khoẻ.

Còn đối với 5 người trả lời không biết trong cộng đồng dân cư có xảy ra mâu thuẫn không thì phần lớn họ là người ở làng đi làm ăn xa thi thoảng mới về nên họ không biết rõ.

Theo đánh giá của người dân, mâu thuẫn xung đột có tồn tại nhưng không nghiêm trọng và không diễn ra thường xuyên, những mâu thuẫn này

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)