Hiện trạng xung đột môi trƣờng tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 53)

9. Kết cấu luận văn

2.2.Hiện trạng xung đột môi trƣờng tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ

nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình

Nghiên cứu về xung đột môi trường trước hết cần tìm hiểu xem trong cộng đồng dân cư đó có tồn tại mâu thuẫn, tranh cãi, xung đột không?

Qua điều tra thực tế tại địa phương, trong 143 người tham gia trả lời thì chỉ có 55 người (chiếm 38,5%) cho rằng trong cộng đồng dân cư vẫn tồn tại những mâu thuẫn, xung đột, có 83 người trả lời là không có (chiếm 58%) và có 5 người trả lời là không biết (chiếm 3,5%).

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của ngƣời dân về mức độ mâu thuẫn, xung đột trong làng nghề đá mỹ nghệ xã Ninh Vân

(ĐVT: %)

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Trong số 55 người cho rằng có tồn tại xung đột mâu thuẫn thì có 26 người là chủ các cơ sở sản xuất, 15 người là lao động làm thuê tại nhà chủ, 9 người là lao động làm cho người khác tại nhà mình và có 5 người là không làm nghề. Như vậy qua đây ta thấy xung đột môi trường có tồn tại trong cộng đồng dân cư của làng nghề đá mỹ nghệ.

Có 50,9 % người dân được hỏi thì họ cho rằng mức độ của mâu thuẫn đó là không nghiêm trọng, 18 người (chiếm 32,7%) cho rằng mức độ xung đột ít nghiêm trọng, chỉ có 16,4% cho là nghiêm trọng và không có ai cho rằng mức độ rất nghiêm trọng.

Những xung đột này chỉ dừng lại ở phạm vi là phàn nàn và nói chuyện thẳng thắn giữa các cá nhân hoặc chỉ phản ánh đến lãnh đạo thôn hoặc ban quản lý làng nghề. Có nhiều trường hợp họ cho rằng họ không làm gì.

“…có xảy ra mâu thuẫn nhưng cũng chỉ dừng lại là giữa hai nhà thôi,

đôi khi cảm thấy khó chịu thì sang nói, đôi khi cũng mặc kệ vì quen mất rồi, đây là làng nghề truyền thống mà tránh sao khỏi được những vấn đề đó, nhà nào tự có biện pháp để phòng thôi, như nhà tôi lắp cửa kính đóng cả ngày, nước thì phải mua bình lọc…” [Nữ - 65 tuổi – không làm nghề].

Lý do để giải thích cho việc mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư có nhưng không rõ nét và không phải là vấn đề nổi cộm thì có nhiều ý kiến cho rằng: Những năm gần đây nghề đá phát triển rầm rộ nhu cầu lao động tăng, phần lớn lao động trong xã tham gia làm nghề đá vì vậy hầu hết các gia đình cũng đều có người thân làm nghề đá và nghề đá cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình họ vì vậy nhiều gia đình họ cũng ngại va chạm với các cơ sở sản xuất. Mọi vấn đề bức xúc đều được họ giải quyết thẳng với nhau hoặc phản ánh đến cán bộ thôn/xóm thông qua các buổi họp của thôn/xóm hoặc trao đổi trực tiếp.

Theo ý kiến khác của cán bộ xã và một số người dân cho rằng: trước những năm 2000 thì toàn xã mới chỉ có hơn 40 đến 50 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh về đá nên lực lượng lao động chưa nhiều, các cơ sở sản xuất chủ yếu mang tính gia đình nhiều hơn, còn dân cư chủ yếu làm nông nghiệp hoặc thêu ren xuất khẩu thì lúc đó mâu thuẫn hay xung đột rõ nét hơn, đôi khi cãi nhau vì tiếng ồn và bụi nhưng đến nay thì phát triển rầm rộ thì lại xảy ra ít hơn. Không phải là không bụi và ồn nữa mà vì “miếng cơm manh áo chung”. Nhiều hộ gia đình chuyển sang làm đá nhiều hơn và mượn nhiều nhân công ngoài hộ gia đình nhiều hơn…

Lý do nữa đó là trước đây các lao động trong làng đá chủ yếu sử dụng các dụng cụ thô sơ để xẻ, đục đẽo đá. Tuy nhiên đến nay các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và bản thân người lao động cũng đã trang bị cho mình những thiết bị hiện đại để vừa đảm bảo an toàn lao động lại vừa giảm độ bụi, tiếng ồn. Ví dụ trong việc xẻ đá làm phôi thì trước đây các doanh nghiệp trang bị những

máy của trung quốc vừa rẻ lại chi phí thấp nhưng độ an toàn và xử lý bụi kém đến nay các doanh nghiệp xẻ đá khi đăng ký hoạt động họ phải đảm bảo tiêu chí đảm bảo môi trường nên các chủ doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư các giàn máy hiện đại, có hệ thống phun nước để giảm độ bụi khi xẻ. Hay đối với các thợ trực tiếp đục đẽo, trạm trổ họ đã sử dụng những máy cầm tay của Nhật và cải tiến có bộ phận phun nước để tránh bụi phát tán thay cho những chiếc búa đục hay những chiếc vồ thô sơ vừa đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất lao động và bảo vệ sức khoẻ.

Còn đối với 5 người trả lời không biết trong cộng đồng dân cư có xảy ra mâu thuẫn không thì phần lớn họ là người ở làng đi làm ăn xa thi thoảng mới về nên họ không biết rõ.

Theo đánh giá của người dân, mâu thuẫn xung đột có tồn tại nhưng không nghiêm trọng và không diễn ra thường xuyên, những mâu thuẫn này chủ yếu chỉ xuất hiện khi có những trường hợp đặc biệt, như trong những “ngày vụ” (theo cách gọi của nghề đá) đó là vào những tháng cuối năm (bắt đầu từ tháng 8 âm lịch), lúc đó nguồn hàng lớn, nhiều cơ sở doanh nghiệp tăng giờ làm để có thể kịp giao hàng cho khách. Đôi khi họ làm suốt đêm, không chấp hành giờ quy định của thôn/xóm.

Qua phần phân tích trên cho thấy có sự mâu thuẫn đó là nghề đá càng phát triển thì mâu thuẫn xung đột môi trường có tồn tại nhưng không phải là nổi bật và nghiêm trọng, phải chăng nghề đá không ảnh hưởng nhiều đến môi trường làng nghề hay kiến thức của người dân về vấn đề ô nhiễm môi trường còn hạn chế. Hay XĐMT đang bị “ràng buộc” bởi lý do nào đó mà không thể hiện rõ?Lý giải điều này qua những phần phân tích tiếp theo.

Khi được hỏi ý kiến người dân về môi trường sống có bị ô nhiễm không thì 100% cho rằng môi trường bị ô nhiễm trong đó có 44,8% cho rằng bị ô nhiễm nặng và nguyên nhân chỉ ra sự ô nhiễm môi trường đó là: do bụi (có thể do cả hoạt động làm nghề và do khói thải nhà máy xi măng). Điều này

nhận rõ nhất khi đi thực địa, bụi ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của người dân, bụi có ở khắp nơi, phủ kín đến mọi thứ; nguyên nhân thứ hai đó là tiếng ồn của máy móc và tiếng đục đẽo đá; nguyên nhân thứ ba đó là nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều hộ gia đình không dám dùng nước mưa, giếng, ao hồ để sử dụng vì lượng cặn rất lớn, họ thường phải lọc qua bình lọc rồi sử dụng .. (Phần này được trình bày rõ hơn trong phần thực trạng môi trường làng nghề ). Như vậy ta thấy các hoạt động làng nghề có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như môi trường của người dân, trong khi đó người dân cũng như chính người sản xuất họ cũng nhận thức được tầm quan trọng của một môi trường sống trong lành đối với sức khoẻ của họ, chính sự quan tâm này đã tạo ra những xung đột trong các nhóm xã hội với sự khác nhau về nhận thức, mục tiêu và lợi ích.

Nhận diện được bản chất của vấn đề xung đột môi trường sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 53)