Xung đột môi trường giữa nhóm làm nghề và nhóm không làm nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 65)

9. Kết cấu luận văn

2.3.1.Xung đột môi trường giữa nhóm làm nghề và nhóm không làm nghề

Xung đột giữa các hộ làm nghề và các hộ không làm nghề là xung đột nổi trội nhất và dễ dàng nhận thấy nhất.

“Cùng là người trong làng, cũng có cháu có con đi làm đá nhưng nhiều lúc cũng bức xúc lắm vì bụi và tiếng ồn. Nhất là những ngày nhà có giỗ chạp, muốn có một chút yên tĩnh cũng khó, chỉ biết sang phàn nàn với bác trưởng thôn thôi…”[Nữ - không làm nghề - 50 tuổi].

“Khi vào ngày vụ của người làm đá, có khi cả đêm không ngủ được vì tiếng máy họ làm suốt đêm, có quy định rồi đấy nhưng vì miếng cơm manh áo của mỗi nhà nên cũng đành thông cảm, nhiều khi cũng có sang nói với chủ nhưng sau đâu cũng vào đấy. Đôi khi trong các buổi họp cũng có ý kiến nhưng rồi cũng thôi, sống lâu cũng thành quen …” [Nam - nghỉ hưu – 70 tuổi]

Cũng có nhiều xung đột diễn ra do nguyên nhân như trong quá trình vận chuyển đá hoặc các sản phẩm đá xe cẩu hoặc các xe vận tải làm đổ tường hoặc các mảnh vụn đá, vỉa đá ảnh hưởng đến cây trồng, ruộng của nhà dân.

Những thông tin định tính thu được cho thấy những mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các nhóm làm nghề và không làm nghề diễn ra chủ yếu dưới dạng xung đột lợi ích và xung đột mục tiêu. Các hộ làm nghề vì mục tiêu kinh tế, lợi nhuận nên nhận nhiều hàng, khi có nhiều hàng bắt buộc họ phải sản xuất cho kịp thời hạn giao hàng nên nhiều khi các hộ sản xuất phải sản xuất cả ngày lẫn đêm, gây tiếng ồn và bụi ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những hộ không làm nghề. Về mặt lý thuyết, các hộ làm nghề và các

hộ không làm nghề đều có quyền hưởng thụ môi trường sống trong lành, tuy nhiên do đánh giá lợi ích thu nhập cao hơn nên các hộ làm nghề đánh đổi sức khoẻ trước hết của chính mình, gia đình mình và của người khác để sản xuất và như phần phân tích các dạng xung đột môi trường thì vì mục tiêu và lợi nhuận nên giữa hai nhóm xã hội này mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên mọi xung đột, thắc mắc đều được giải quyết trong phạm vi các gia đình hoặc nhờ cán bộ thôn giúp đỡ chứ cũng không có đơn khiếu kiện hoặc vũ lực xảy ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 65)