Lý thuyết về xung đột xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 42)

9. Kết cấu luận văn

1.2.6.Lý thuyết về xung đột xã hội

Xung đột là chủ đề quan trọng của nhiều ngành khoa học khác nhau và nhiều học giả nổi tiếng đã viết về chủ đề này như Karl Marx, Max Weber, George Simmel, Rolf Dahrendorf, Lewis Coser. Mỗi tác giả đều có cách nhìn nhận khác nhau về xung đột.

Karl Marx (1818 – 1883) đã đưa ra lý thuyết xung đột giai cấp, theo đó với sự phát triển của sự phân công lao động và sử hữu về tư liệu sản xuất sẽ hình thành các giai cấp khác nhau bên trong một xã hội; sự bất bình đẳng của các giai cấp này dựa trên vị thế khác nhau cảu họ trong quá trình sản xuất của xã hội, nhưng trước hết là chiếm hữu hay không chiếm hữu các phương tiện sản xuất như nguyên liệu, máy móc hay đất đai. Nó trở thành lý do cho sự quan tâm khác nhau và đối kháng tới việc nên giữ hay phải thay đổi những dạng thống trị và sở hữu tồn tại, nhưng quyền lợi đối kháng này có thể và sẽ thể hiện thành các cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp thống trị và sở

Chính phủ

(các biện pháp kiểm soát - hướng dẫn)

Thành phần gây ô nhiễm

Thị trƣờng

Các BP kinh tế mang tính thị trường” trường)

Cộng đồng

hữu với giai cấp những người lao động bị loại ra khỏi quyền lực và sở hữu. [15;41]

Trên nền tảng lý thuyết của Max Weber, xung đột xã hội có ý nghĩa khác nhau tuỳ theo chúng dựa trên quyền lợi giai cấp do thị trường môi giới, nhu cầu cách biệt các cộng đồng xã hội hay quyền lợi, quyền lực của các đảng phái. Weber cho rằng nguồn gốc dẫn đến xung đột xã hội là do bất bình đẳng về cơ hội xã hội. Trong xã hội có nhóm người có uy tín xã hội cao hơn so với nhóm khác, vì thế họ giành được những ưu thế do địa vị xã hội mang lại. Bất bình đẳng về chính trị, cụ thể là những người giữ quyền hành cao trong thang bậc quản lý xã hội, đảng phái chính trị, cầm quyền chiếm được ưu thế so với đảng phái khác [15;53].

Sự phát triển của thuyết xung đột gắn liền với thuyết thống trị và xung đột của Dahrendorf. Dahrendorf đã phát triển một cương lĩnh lý thuyết xung đột coi xã hội là các quyền hạn được công nhận, là đòi hỏi những người khác phải phục tùng. Khi đó, mỗi hiệp đoàn xã hội hoàn chỉnh đều thể hiện sự bất bình đẳng cơ bản giữa kẻ thống trị và người bị trị, từ đó nảy sinh ra những hoàn cảnh quyền lợi trước việc duy trì hay thay đổi thể chế thống trị hiện hành. Thống trị, xung đột và biến đổi không bao giờ ngừng. Thống trị và xung đột là đặc trưng phổ biến của mọi dạng xã hội. Đồng thời theo Dahrendorf, nguyên nhân cho thống trị và xung đột được đặt bởi các quá trình thể chế hoá và đặt chuẩn mực mà không phải qua những quan hệ ép buộc giản đơn. Ông cũng chỉ ra tính hai mặt của hiệp đoàn thống trị là tính thông thường của xung đột và sự cần thiết của thể chế hoá. Theo ông, để giải quyết xung đột có thể hướng xung đột theo chiều hướng định sẵn có kế hoạch. Muốn giải quyết hoặc làm giảm bớt xung đột không được bưng bít thông tin. [15;185].

Vận dụng lý thuyết xung đột được đề tài vận dụng để lý giải những mâu thuẫn đang tồn tại trong mối quan hệ xã hội giữa các nhóm xã hội ở làng

nghề trong khi các nhà quản lý vừa muốn duy trì sự cân bằng và ổn định xã hội vừa muốn thu hút sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định và thực thi quyết định. Người làm nghề hướng đến mục tiêu lợi nhuận và một môi trường ổn định để phát triển, còn người không làm nghề muốn được sống trong môi trường lành mạnh, đảm bảo tốt cho cuộc sống và sức khoẻ của họ.

CHƢƠNG 2.

NHẬN DIỆN XUNG ĐỘT MÔI TRƢỜNG GIỮA CÁC NHÓM XÃ HỘI TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ XÃ NINH VÂN,

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 42)