Lý thuyết về mô hình “tam giác’ trong quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 40)

9. Kết cấu luận văn

1.2.5. Lý thuyết về mô hình “tam giác’ trong quản lý môi trường

Ngày nay với việc phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) công tác quản lý bảo vệ môi trường cũng đang dần chuyển từ mô hình quản lý truyền thống theo kiểu “quả đấm” với việc kết hợp các biện pháp kiểm soát bằng mệnh lệnh (các quy chế, luật định) với các biện pháp kinh tế (như các hình thức phạt, lệ phí) sang mô hình quản lý mới theo kiểu “tam giác” (delta) với việc áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ của ICT trong quản lý bảo vệ môi trường. Trong mô hình quản lý môi trường mới này (Sơ đồ 1.1) thì cả 3 thành phần cơ bản là (1): các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; (2) là thị trường và (3) cộng đồng đều được huy động để tham gia một cách tích cực và hiệu quả trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Trong đó:

Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm: xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn nhằm điều tiết ô nhiễm và quản lý bảo vệ môi trường, đưa ra các quyết định quản lý dựa vào việc áp dụng các biện

pháp kinh tế và củng cố các hoạt động nhằm thực thi hiệu quả hệ thống các văn bản pháp luật liên quan.

Thị trường với chức năng tạo nên những cơ chế hoạt động kinh doanh, tiếp thị sẽ giúp tạo ra những ảnh hưởng tích cực nhằm làm thay đổi hành vi của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các dự án xây dựng… hay những thành phần kinh tế khác gây ô nhiễm thông qua tất cả các hoạt động như sản xuất, tiêu dùng và đầu tư.

Cộng đồng có vai trò tích cực trong việc cùng tham gia và hợp tác trong quản lý bảo vệ môi trường như giám sát việc thực thi luật và các hành vi gây ô nhiễm.

Và đặc biệt quan trọng là, mô hình này chỉ có thể vận hành được và hoạt động có hiệu quả nếu như “thông tin về môi trường” được chia sẻ và trao đổi một cách thông suốt giữa 3 thành phần chủ chốt trên.

Trong mô hình quản lý mới này, một mối quan hệ tương hỗ có tác động qua lại được hình thành giữa 3 thành phần cơ bản: các cơ quan quản lý của Chính phủ, thị trường và cộng đồng thông qua việc trao đổi và giao lưu thông tin. Đối với các nhà quản lý môi trường, thông tin thực sự cần thiết để họ có thể thu nhận và hiểu được những tác động của cơ chế quản lý mà họ áp dụng. Thông tin chính xác và phong phú thật sự là yếu tố cần thiết và hữu dụng đối với các cơ quan quản lý để họ có thể đưa ra các quyết định chính sách một cách hợp lý, chính xác và có căn cứ khoa học. Thông tin cũng thực sự cần thiết đối với thị trường để có thể điều tiết hiệu quả hành vi của các nhà sản xuất và tiêu dùng về mặt môi trường. Hơn thế nữa, thông tin cũng còn là biện pháp hiệu quả giúp người tiêu dùng có thể xác định và giám sát các hành vi của các đối tượng liên quan nhằm gây áp lực bắt họ phải áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường.

Sơ đồ 1.1. Mô hình quản lý BVMT theo kiểu tam giác [4;7]

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)