Tổ chức quản lý môi trường tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 84)

9. Kết cấu luận văn

3.1.1.Tổ chức quản lý môi trường tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư

Hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường ở nước ta hiện nay được chia làm bốn cấp, cơ quan quản lý chuyên môn về môi trường giúp việc Chính phủ ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường; cấp tỉnh/thành phố là Sở Tài nguyên và Môi trường; cấp huyện/thị xã là Phòng Tài nguyên và Môi trường và cấp xã/phường có cán bộ địa chính giúp việc UBND thực hiện chức năng này.

Phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong quản lý môi trường làng nghề:

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan giúp việc UBND tỉnh/thành phố quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường. Tham mưu xây dựng các quy định liên quan tới bảo vệ môi trường địa phương và trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành.

- UBND huyện và xã: Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, UBND các cấp tỉnh, huyện, xã về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn; Lựa chọn, bố trí khu tập kết rác thải; đưa ra các biện pháp xử lý hành chính cụ thể với những hành vi đổ rác bừa bãi ra môi trường trên cơ sở thực hiện nghị định của chính phủ về xử phạt hành chính.

- Bộ phận chuyên trách về tài nguyên và môi trường huyện và xã: Tham mưu xây dựng các văn bản, lập kế hoạch cấp huyện, xã; kết hợp với các bộ phận chuyên trách khác xây dựng kế hoạch hàng năm về bảo vệ môi trường xã; phối hợp với cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn trong việc hướng

dẫn thực hiện, theo dõi, kiểm tra … việc thực hiện luật bảo vệ môi trường, có quy định bảo vệ môi trường trong xã; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, đoàn thể và nhân dân trong xã.

- Trưởng thôn, cán bộ phụ trách vệ sinh môi trường thôn: xây dựng cụ thể hoá các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thôn dưới dạng hương ước, quy ước, quy định bảo vệ môi trường; lập báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình bảo vệ môi trường thôn cho xã; tham gia tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân trong thôn…

- Tổ vệ sinh môi trường thôn: Thu gom rác thải ở thôn tới bãi tập kết xã, nạo vét kênh mương, cống rãnh thoát nước…

- Hộ sản xuất ở làng nghề: Có quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường ở cơ sở sản xuất; tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của các cấp; áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn; xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do cơ sở mình gây ra, đóng phí môi trường do nhà nước quy định; đóng góp nhân lực và kinh phí trong bảo vệ môi trường thôn;

- Hộ gia đình: Tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường của thôn, xã. - Ban quản lý làng nghề tham gia công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức vệ sinh môi trường của nhân dân trong thôn; tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường của thôn.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu hệ thống quản lý môi trƣờng ở xã Ninh Vân

UBND tỉnh

(Sở Tài nguyên & Môi trường)

UBND huyện

(Phòng Tài nguyên & Môi

trường)

UBND xã

(Phó chủ tịch UBND xã) Cán bộ chuyên

môn tài nguyên môi trường xã Các ban ngành của xã (Kinh tế, XDCB, thuỷ lợi…) Lãnh đạo thôn (Trưởng thôn)

Tổ CB chuyên môn VSMT thôn

(Vệ sinh viên và cán bộ MT) Ban quản lý làng nghề

(Cán bộ quản lý làng nghề)

Hộ gia đình thuần nông (sống trong

khu dân cư)

Hộ gia đình sản xuất gia đình

(trong khu dân cư)

Cơ sở sản xuất nhỏ (cụm gia đình)

Cơ sở SXTB

Các cơ sở sản xuất tập trung ngoài khu dân cư

Hiện nay, các làng nghề thuộc các thôn của xã đặt dưới sự quản lý của Uỷ ban nhân dân xã Ninh Vân, thuộc hệ thống quản lý nhà nước gồm 4 cấp: ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường; cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường; cấp huyện là Phòng Tài nguyên và Môi trường. Theo Thông tư 46/2011/TT-BTNMT về quy định bảo vệ môi trường làng nghề của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định chức năng, vai trò nhiệm vụ của các bên tham gia (trách nhiệm của cơ sở, trách nhiệm của tổ chức bảo vệ môi trường, trách nhiệm của UBND các cấp) trong việc chung tay bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hoạt động của hệ thống quản lý môi trường cấp xã hiện nay còn nhiều hạn chế và vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.

Tại xã Ninh Vân hiện nay chưa có cán bộ phụ trách riêng về các vấn đề môi trường. Vấn đề môi trường liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau. Có một phó chủ tịch xã phụ trách Kinh tế, Tài nguyên và Môi trường, ban văn hoá thông tin liên quan đến công tác tuyên truyền lối sống, Trạm Y tế xã phụ trách các vấn đề vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ. Ngoài ra có cán bộ địa chính phụ trách về đất đai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra ở xã Ninh Vân đã thành lập được Ban quản lý làng nghề, ngoài nhiệm vụ quản lý làng nghề thì ban quản lý còn có nhiệm vụ cùng với các ban ngành đoàn thể từ cấp xã đến thôn đảm bảo vệ sinh môi trường do hoạt động làm nghề gây ra. Quản lý việc sản xuất đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó các thôn cũng đã thành lập được các tổ vệ sinh môi trường. Tuy nhiên tổ vệ sinh này chủ yếu đi thu gom rác thải sinh hoạt. Các tổ vệ sinh này do trưởng thôn phụ trách.

Việc giải quyết mâu thuẫn chung giữa các hộ khi có phản ánh và sự việc xảy ra được thực hiện theo pháp lệnh về hoà giải tại cơ sở. Ban hoà giải tại địa bàn gồm các đại diện của tổ chức Đảng cơ sở, đại diện của UBND xã, đại diện các tổ chức chính trị xã hội như Ban Mặt trận tổ quốc của thôn/xóm, chi hội Người cao tuổi, Phụ nữ, Nông dân…

Nhìn chung, hệ thống tổ chức, quản lý môi trường làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân đang được áp dụng giống như hệ thống, quản lý môi trường làng nghề nói chung.

3.1.2. Một số biện pháp quản lý xung đột môi trường và quản lý môi trường đã được thực hiện tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư

Quản lý XĐMT hay là việc sử dụng các thiết chế xã hội, hệ thống pháp luật và chính sách để thiết chế lập lại trật tự mới trong việc khai thác và sử dụng tác tài sản môi trường, làm giảm đi sự bất bình đẳng xã hội trong phân bố các tài sản môi trường phải là quản lý “một quá trình” xung đột ngay từ giai đoạn tiềm ẩn chứ không phải đến mức độ gay gắt nghiêm trọng mới giải quyết.

Mục tiêu của giải quyết XĐMT nhằm hướng tới phát triển bền vững là điều hoà những vị trí đối lập làm cho quản lý xung đột thành một bộ phận liên kết (không thể tách rời) của quản lý môi trường, liên kết tất cả những người tham gia, đối tác.

Trong xã hội ngày nay, các biện pháp quản lý XĐMT có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác. Dưới đây là mô hình mô hình nguyên tắc xử lý xung đột đã được nhiều người giới thiệu, áp dụng: Theo mô hình này có 5 cách giải quyết xung đột là: Cạnh tranh; Hợp tác; Lảng tránh; Nhượng bộ; Thoả hiệp. Mỗi phương pháp có cách thức vài điều kiện để áp dụng. Như đối với Phương pháp cạnh tranh được áp dụng khi vấn cần được giải quyết nhanh chóng, Biết chắc mình đúng, Vấn đề nảy sinh đột xuất không lâu dài và Bảo vệ nguyện vọng chính đáng…Đối với phương pháp nhượng bộ được áp dụng khi: Cảm thấy chưa chắc chắn đúng; vấn đề quan trọng với người khác hơn mình; cần mối quan hệ cho vấn đề sau quan trọng hơn; vấn đề không bị loại bỏ…

Nguyên tắc chung

• Không thể sử dụng tất cả các phương pháp • Áp dụng các phương pháp theo hoàn cảnh

Nguồn: http://my.opera.com/nnliinfor/info

+ Nếu vấn đề là quan trọng cho dài hạn Hợp tác

+ Nếu duy trì mối quan hệ Nhượng bộ, hoà giải

là quan trọng hợp tác, lẩn tránh

+ Nếu cần giải quyết vấn Cạnh tranh, nhượng bộ

đề nhanh chóng hoà giải

Như vậy, để giải quyết xung đột trong làng nghề cần áp dụng linh hoạt các phương pháp nêu trên tuy nhiên, cần xác định phương pháp hiệu quả và nên sử dụng chủ yếu là phương pháp hợp tác, tiếp đến là phương pháp thoả hiệp, phương pháp cạnh tranh có thể sử dụng trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định để thu được kết quả nhanh chóng.

Trong các biện pháp quản lý xung đột môi trường, các nhà xã hội học quan tâm tới quan hệ cộng tác giữa các nhóm, sự đồng thuận xã hội trong việc chia sẻ quyền lợi, tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ hủy hoại môi trường và cách thức tự hòa giải môi trường là một trong những cách thức rất quan trọng và được ưu chuộng trên thế giới. Tác giả Binghan gọi chung đó là “phương pháp cho phép các nhóm đối mặt trực tiếp nhằm cố gắng đạt được

một giải pháp chấp được từ các phía để giải quyết xung đột”. Quan niệm chính là xây dựng sự nhất trí, giải quyết những vấn đề chung và đàm phán giữa các bên đương sự. Mục tiêu của đàm phán là thay đổi sự đối đầu thắng – thua bằng những nỗ lực giải quyết vấn đề chung. Trong quá trình đàm phán, cố gắng hướng tới phương án “tất cả cùng có lợi”. Đó là giải pháp thuyết phục được tất cả các nhóm cho rằng, họ có thể hy vọng phần được lợi nhiều hơn phần bị mất. Giải pháp “tất cả cùng có lợi” phụ thuộc vào mỗi bên tham gia xung đột tạo ra cách thỏa mãn nhu cầu của chính họ đồng thời đáp ứng nhu cầu của đối thủ. Điều này đòi hỏi nhóm hợp tác thậm chí đấu tranh với chính lợi ích của mình. Để đạt được kết quả quá trình đàm phán phải dựa trên sự tự nguyện của mỗi bên tham gia.

Xung đột môi trường tại làng nghề đá mỹ nghệ có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau. Trong đó thì cơ bản nhất vẫn là giữa các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình. Các mâu thuẫn này đôi khi được bộc lộ công khai thể hiện qua việc phàn nàn, báo cáo với chính quyền thôn để có thể giải quyết.

Khi được hỏi khi xảy ra xung đột mâu thuẫn người dân thường có những hành động gì? Thì có đến 41,8 % người lựa chọn phương án phản ánh với cán bộ thôn hoặc phản ánh trực tiếp với các cơ sở chiếm 34,5%, có đến 20% người dân cho rằng họ sẽ không làm gì. Các hình thức tổ chức khiếu kiện lên cấp cao hơn và dung vũ lực là hình thức không được lựa chọn.

Đây là thực tế đúng tại xã Ninh Vân, khi trao đổi với cán bộ của Chi cục Môi trường tỉnh cho biết: Ninh Vân là một làng nghề phát triển mạnh, tuy nhiên thì vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng. Nhưng một đặc điểm nổi bật đó chính là không có các mâu thuẫn trong làng với nhau và không có đơn khiếu kiện và đề nghị về vấn đề ô nhiễm của làng.

Phần phân tích này cũng đúng với phần phân tích trong chương 2, lý do mà người dân giải thích lý do không có xung đột gay gắt là vì họ ngại va chạm do có mối quan hệ huyết thống hoặc vì lợi ích kinh tế nào đó.

Bảng 3.1 : Các hành động diễn ra khi có xung đột môi trƣờng tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ

STT Hành động Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%) 1 Không làm gì 11 20

2 Phản ánh trực tiếp với các hộ gia đình 19 34.5

3 Có hành động đe doạ 2 3.6

4 Phản ánh với cán bộ thôn 23 41.8

5 Thông báo và đề nghị xã giải quyết 9 16.4

6 Tổ chức khiếu kiện lên cấp cao hơn 0 0

7 Dùng vũ lực 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Khác 0 0

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Như vậy có thể thấy rằng cách thức xử lý xung đột môi trường ở làng nghề là rất linh hoạt, nguyên tắc chủ yếu được sử dụng để giải quyết các xung đột là thỏa hiệp – hòa giải giữa các hộ gia đình. Các phương pháp khác như đối đầu, đối thoại, nhượng bộ, né tránh được sử dụng tùy từng hoàn cảnh, tình hình cụ thể. Vận dụng với phương pháp lảng tránh bởi vì theo họ hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại, theo họ người thứ 3 có thể giải quyết vấn đề tốt hơn. Ngoài ra còn áp dụng phương pháp nhượng bộ bởi vì các nhóm trong cộng đồng quan tâm đến mối quan hệ cho vấn đề sau quan trọng hơn, tiếp tục đấu tranh sẽ có hại, vấn đề không thể bị loại bỏ. Bởi vì ở làng nghề cũng giống như bao làng nghề khác vấn đề thu nhập và phát triển kinh tế dường như là rào cản đối với việc làm giảm đi các mâu thuẫn giữa các hộ gia đình.

Theo Báo cáo tình hình KT- XH năm 2012 của UBND xã Ninh Vân cho thấy, trong năm 2012 trong công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư: trong năm 2012 đã tiếp 29 lượt công dân, tiếp nhận 28 đơn thư. Trong đó có 07 đơn có nội dung khiếu nại liên quan đến lĩnh vực đất đai. 05 đơn tố cáo: 01 đơn về quan hệ kinh tế, 03 đơn về đất đai và 01 đơn về hành chính. Ngoài ra liên quan đến vấn đề hôn nhân và gia đình. Trong năm UBND xã cũng đã tổ chức

10 hội nghị giải quyết về vấn đề lấn chiếm đất đai trên địa bàn xã. Vì vậy hầu hết các đơn thư khiếu nại không liên quan đến vấn đề xung đột môi trường, mà chủ yếu đến việc phân chia đất đai và việc lấn chiếm đất đai.

Bên cạnh đó chính quyền xã và thôn có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn xung đột trong làng nghề. Tuy nhiên theo đánh giá của nhiều người dân thì hiệu quả của các hoạt động hòa giải xung đột chưa thực sự tốt và chưa có tính bền vững. Nhiều hộ gia đình có mâu thuẫn với nhau xong khi được giải quyết thì chỉ một thời gian sau lại có phản ánh và mâu thuẫn vẫn tồn tại. Lý do là các hộ vẫn tiếp tục sản xuất ngoài giờ quy định, không đầu tư hệ thống nhà xưởng đảm bảo quy cách vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của người sống xung quanh. Do đó việc hòa giải các mâu thuẫn, xung đột môi trường trong làng nghề chỉ mang tính chất tạm thời, về lâu dài cần những biện pháp quản lý phù hợp hơn để giảm sự ô nhiễm môi trường.

3.1.3. Các biện pháp quản lý môi trường ở làng đá mỹ nghệ

Hoạt động quản lý môi trường cũng là một trong những biện pháp để điều tiết, quản lý xung đột môi trường. Hoạt động quản lý môi trường thực hiện tốt sẽ giảm hiện tượng xung đột môi trường trong cộng đồng làng nghề. Hoạt động quản lý môi trường ở làng nghề đá mỹ nghệ đặt dưới sự quản lý chung của UBND xã mà trực tiếp là các trưởng thôn, phó trưởng thôn. Ngoài ra trong năm 2010, UBND xã Ninh Vân đã thành lập được Ban chỉ đạo vệ sinh môi trường do đồng chí Phó chủ tịch làm trưởng ban và giao cho một cán bộ công chức giao thông thủy lợi phụ trách công tác bảo vệ môi trường (nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác về bãi tập kết rác ở các thôn). Các hoạt động quản lý môi trường cũng như quản lý xung đột môi trường trong những năm qua chủ yếu thực hiện là công tác tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân về các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, những hậu quả của ô nhiễm môi trường, ngoài ra còn có

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 84)