Hiện trạng môi trƣờng tại làng nghề chế tác đá

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 72)

9. Kết cấu luận văn

2.4. Hiện trạng môi trƣờng tại làng nghề chế tác đá

Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình

Năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2010/NĐ-CP với chủ trương duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống thông qua nhiều biện pháp như quảng bá sản phẩm; phổ biến truyền dạy kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu; hỗ trợ việc duy trì và phục hồi các nghề thủ công truyền thống bằng các chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật; có chính sách ưu đãi về vốn và thuế …

Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết đại hội cũng đã xác định “phát triển mạnh các ngành nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp bao gồm chế tác đá mỹ nghệ, chế biến cói, thêu ren…..” và trong Đại hội Đảng bộ huyện Hoa Lư lần thứ XIX cũng đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế của địa phương trong đó tập trung vào việc phát triển mạnh mẽ sản xuất thủ công nghiệp phát triển có hiệu quả tiềm năng của từng địa phương coi đây là hướng làm giàu của huyện. Thực hiện những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Ninh Vân lần thứ XX đã đặt ra nhiệm vụ đối với kinh tế tiêu thủ công nghiệp đó là phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp chuyên nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; đầu tư trí tuệ và công sức để phát triển tiểu thủ công

nghiệp, nghề thủ công truyền thống coi đây là thế mạnh, mũi nhọn là hướng làm giàu của xã nhà.

Đặc biệt trong quá trình xây dựng chương trình Nông thôn mới năm 2012 nhân dân và cán bộ xã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2012. Trong năm 2012 đã hoàn thành thêm 3 tiêu chí đưa số tiêu chí đạt lên 10 tiêu chí và 4 tiêu chí cơ bản đạt. Tuy nhiên xã Ninh Vân đang phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường.

Ngay trong Báo cáo tình hình triển khai nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 17 tháng 4 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cũng đã đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường của tỉnh Ninh Bình nói chung và tại làng nghề đá Ninh Vân, Hoa Lư nói riêng. Đây là một bài toán khó giải quyết. Không thể giải quyết trong “một sớm một chiều”.

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của ngƣời dân về mức độ ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề hiện nay

(ĐVT: %). Nghiêm trọng 34% R ất nghiêm trọng 45% K hông nghiêm trọng 1% B ình thườ ng 20%

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Biểu đồ 2.2 cho thấy trong số 143 người được phỏng vấn thì có đến 64 người (chiếm khoảng 44,8%) cho rằng môi trường tại làng nghề đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng; 48 người (chiếm 33,6%) cho rằng môi trường bị ô

nhiễm nghiêm trọng và 29 người (chiếm 20,3%) chỉ có 2 người (chiếm 1,4%) cho rằng không nghiêm trọng. Không có người nào được hỏi trả lời là không bị ô nhiễm.

Theo quan sát đường dẫn vào xã Ninh Vân dẫu đã được bê-tông hóa, rộng rãi nhưng không thoát khỏi tình trạng bụi bặm do xe tải chạy rầm rầm suốt ngày đêm. Hai bên đường, những bãi đá ngổn ngang, những sản phẩm từ đá, những pho tượng đã hoàn thành cũng được trưng ra. Ðiều dễ thấy với mỗi ai khi đến đây là một mớ hỗn tạp âm thanh chát chúa. Nào là tiếng máy xẻ, cưa, mài, đục, đẽo, tiếng nhà máy nghiền đá, tiếng nổ mìn khai thác đá... và một bầu không khí ngột ngạt bởi cả trăm "lò xả bụi". Quan sát từ trên cao, vùng quê này đã biến thành một "đại bản doanh" sản xuất vật liệu xây dựng.

Theo nghiên cứu của Phạm Viết Duy – Bộ Tài nguyên và Môi trường được trình bày trong luận văn đã chứng minh được môi trường làng nghề đối mặt với vấn đề ô nhiễm.

Theo kết quả phân tích môi trường không khí cho thấy: Nồng độ bụi lơ lửng tại 12 điểm đo vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,59 – 2,29 lần. Kết quả đo tiếng ồn tại làng nghề đá cho thấy: khu sản xuất tập trung ngoài khu dân cư là khu vực trực tiếp sản xuất, độ ồn tác động trực tiếp lên người công nhân đang làm việc. Nhìn chung, do hoạt động sản xuất diễn ra liên tục nên độ ồn của khu vực này là rất lớn, độ ồn trung bình vào giờ làm việc cao điểm (9g- 11g và 13g – 19g) vào khoảng 90dB vượt QCVN 26:2010 BTNMT tới 20dB, chưa kể, độ ồn tối đa có lúc vượt quá 100dB. Vào các khung giờ khác, độ ồn tuy có giảm nhưng vẫn vượt quy chuẩn cho phép, vào thời điểm 23g – 1g độ ồn vẫn vượt quá quy chuẩn cho phép 10dB do nhiều khi vào thời vụ nên hoạt động sản xuất vẫn chưa chấm dứt. Độ ồn chỉ giảm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép vào khung giờ ban đêm.

Nguồn nước: Tác động của sản xuất làng nghề đến môi trường không chỉ dừng lại ở môi trường không khí mà nguồn nước ở Ninh Vân cũng đã có những dấu hiệu bị ảnh hưởng. Kết quả phân tích 12 mẫu nước mặt, 12 mẫu

nước sinh hoạt và 12 mẫu nước thải tại một số địa điểm được lựa chọn cho thấy: Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) và cặn hoà tan (TDS) trong mặt nước ở Ninh Vân là rất lớn. Lượng cặn lơ lửng lên tới 105 mg/l gấp 5,25 lần quy chuẩn cho phép. Hàm lượng kim loại nặng và BOD5, COD chưa thấy có dấu hiệu ô nhiễm.

Nước sinh hoạt chưa thấy có dấu hiệu bị ô nhiễm.

Nước thải tại một số địa điểm cho thấy dấu hiệu bị ô nhiễm: nước thải có pH hợp kiềm, lượng cặn lơ lửng và cặn hoà tan cao, cặn lơ lửng lên tới 134mg/l, vượt 2,68 lần quy chuẩn cho phép.

Chất lượng đất: Hàm lượng đạm trong đất ở mức trung bình (N = 0,104%), nghèo lân (P2O5 = 0,040%), giàu kali (K2O= 2,398%). Hàm lượng Ca, Mg trong đất cao. Các mẫu đất đều chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm, tuy nhiên mẫu đất bị ô nhiễm kim loại nặng đó là tại thôn Xuân Thành, mẫu đất này bị ô nhiễm Asen với hàm lượng As tầng đất mặt lên tới 19,90mg/kg, vượt 1,66 lần quy chuẩn cho phép. Như vậy qua các số liệu phân tích đánh giá chất lượng môi trường tại làng nghề đá mỹ nghệ xã Ninh Vân cho thấy: Môi trường không khí ở đây bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn trầm trọng. Môi trường nước có pH trung tính đến hơi kiềm, hàm lượng cặn lơ lửng cao, vượt quy chuẩn cho phép, đất có hàm lượng Ca, Mg cao. [7]

Như vậy nhận định của người dân tại làng nghề đúng với những gì mà tác giả đã tiến hành đo đạc nghiên cứu thực địa.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm qua các nguồn lây nhiễm làng nghề có rất nhiều các nhân tố khác nhau. Biểu đồ 2.3 cho thấy có đến 122 người (chiếm 85,3%) cho rằng nguyên nhân gây ô nhiễm do bụi/khí do làm nghề; 70 người (chiếm 48,9%) cho rằng cũng do khói thải/bụi của nhà máy xi măng; 80 người (chiếm 55,9%) cho rằng do tiếng ồn của việc làm đá như tiếng xẻ, đục đẽo đá, 83 người chiếm 58,0% là do ý thức bảo vệ môi trường sống của người dân chưa cao và chỉ có 9 người chiếm 6,3% cho rằng do nước thải do làm nghề, 7 người (chiếm 4,9%) cho rằng do rác thải sinh hoạt.

Biểu đồ 2.3. Đánh giá của ngƣời dân về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng tại làng nghề đá mỹ nghệ xã Ninh Vân

(ĐVT: %) 6.3 85.3 55.9 48.9 4.2 58.0 4.9 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 1. Nướ c thải do làm nghề 2. B ụi, khí do làm nghề 3. Tiếng ồn c ủa máy móc 4. K hói thải/B ụi c ủa nhà máy x i măng 5. Nguyên vật liệu để làm nghề 6. Ý thức bảo vệ môi trườ ng s ống c ủa ngườ i dân c hưa c ao 7. R ác thải từ đờ i s ống s inh hoạt

(Nguồn: Điều tra thực tế)

Theo quan sát dọc tuyến đường chính từ Cầu Yên đi vào khu làng nghề hay cả trong khu dân cư, trong các cơ sở sản xuất, cơ sở khai thác hay bất kỳ nơi nào trong xã nơi nào cũng có bụi, bụi trắng đường, trắng cửa nhà, trắng cỏ cây. Người dân ở đây sống chung với bụi.

Nhiều người dân khi được hỏi cho rằng “mỗi buổi sáng dậy quét sân bao giờ họ cũng hốt được rất nhiều bụi, lúc sau quét lại vẫn thế…” “ở đây hầu hết nhà nào cũng phải sử dụng máy lọc nước, không chỉ để uống mà để cả nấu và để tránh bụi hầu hết nhiều nhà có điều kiện họ lựa chọn phương pháp là làm cửa kính…” [Nữ - không làm nghề - 65 tuổi].

"Cứ đi đến đầu xã đã thấy bụi cuốn, rồi xa xa ngoài cánh đồng, nhiều chỗ đã bị đá lấn, về đến nhà thì bụi” [Nam – làm nghề đá - 32 tuổi].

Đặc biệt vào các cơ sở sản xuất quan sát những người thợ trực tiếp mài, xẻ đá mới thấy hết được nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm môi trường chính là bụi do quá trình xẻ, mài đá. Khi thao tác mài xẻ đá nếu họ không dùng nước giảm bụi thì lượng bụi bắn ra rất nhiều trắng xóa, đôi khi không nhìn rõ được người đang thao tác. Toàn thân tất cả người thợ đang cắm cúi làm việc đều phủ một lớp bụi đá trắng xóa, mặt mũi nhem nhuốc.

(Hình ảnh thợ làm đá tại xưởng)

Bên cạnh đó, tiếng ồn của máy cũng đang là những nguyên nhân gây nên ô nhiễm cho làng nghề. Vào khu làng nghề (trong khu sản xuất quy hoạch) hay đối với cả các cơ sở sản xuất còn trong khu dân cư thì dù đứng cạnh nhau để nói chuyện cũng rất khó nghe, luôn luôn có tiếng các máy xẻ đá và máy mài, cắt đá. Mọi việc giao tiếp đều phải được “to” như nói to, vặn tiếng tivi to, tiếng đài to… thì mới đáp ứng được việc giao tiếp của người dân…

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của ngƣời dân về sự ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng đến sức khỏe ngƣời dân

(ĐVT: %) 0% 43% 8% 3% 46% 1. R ất c ó hại c ho s ức khoẻ 2. C ó hại c ho s ức khoẻ 3. Ả nh hưở ng không đáng kể 4. K hông c ó hại gì 5. K hông biết

Qua biểu đồ ta thấy có đến 65 người (chiếm 45,5%) cho rằng việc ô nhiễm môi trường tại làng nghề có ảnh hưởng rất có hại cho sức khỏe; 62 người (chiếm 43,4%) cho rằng có hại cho sức khỏe người dân trong làng và không có ai trả lời là không có hại gì cho sức khỏe người dân trong làng. Trong đó chỉ có 4 người (chiếm 2,8%) trả lời là không biết việc ảnh hưởng của ô nhiễm đến sức khoẻ của người dân bởi vì hầu hết họ là những người đi làm xa, lâu không về nên họ không thể đánh giá được việc ảnh hưởng của môi trường.

Khi được hỏi ông bà có thấy người dân xung quanh phàn nàn do ô nhiễm môi trường mà mắc các bệnh nào? Thì có đến 131 người (chiếm 91,6%) cho rằng là có và chủ yếu các bệnh liên quan đến đường hô hấp, 53 người (chiếm 37,1%) cho là bệnh ung thư, bệnh đau mắt là 13,3% và bệnh suy nhược cơ thể chiếm 12,6%, bệnh tiêu chảy và tỷ lệ trẻ em mắc các dị tật bẩm sinh chỉ có 0,7% và 1,4%. Còn lại là 7,7% cho rằng họ thấy người dân trong làng phàn nàn gì về các bệnh.

“…Do thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn và bụi bẩn, nhất là hôm nào cầm máy mài hoặc máy cắt nhiều thì tối về thấy khó thở, thậm chí bị ho cả tuần và thường xuyên mắc các bệnh ngoài da. Làm ở đây chúng tôi phải tự lo mọi trang bị bảo hộ từ kính, mũ cho đến khẩu trang…”. [Nam – làm nghề - 42 tuổi].

Biểu đồ 2.5: Các bệnh thƣờng gặp theo phản ánh của ngƣời dân (ĐVT: %)

Theo ông Nguyễn Yên Bình – Trạm trưởng trạm yế xã Ninh Vân cho biết: Người dân làng nghề chủ yếu mắc phải các bệnh về đường hô hấp do bụi đá và các nguồn ô nhiễm khác gây ra. Ước tính mỗi năm có khoảng 10.000 người dân trong xã đến khám và điều trị tại Trạm Y tế, trong đó có khoảng 30% bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mặc dù nồng độ bụi đá đã giảm nhưng cần có biện pháp xử lý triệt để vì để lâu về dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhân dân trong làng nghề.

Theo thống kê của Trạm Y tế xã Ninh Vân, trung bình mỗi tháng trạm có từ 600 – 700 lượt khám. Các bệnh thông thường người dân mắc phải là viêm da dị ứng, viêm kết mạc, viêm họng hạt, viêm xoang mũi.

Từ năm 2004 đến 2012, Ninh Vân có 109 người chết vì ung thư. Năm 2008, tỉ lệ tử vong do ung thư chiếm đến 32,7% tổng số người chết trong xã. Tuy có giảm nhưng năm 2010, tỉ lệ này vẫn còn 31,3%. Bình quân trong 9 năm gần đây, tỉ lệ chết do ung thư ở đây lên đến 25,5%.

Bảng 2.3 : Tình hình mắc các bệnh hô hấp và ung thƣ ở xã Ninh Vân từ năm 2008 – 2013 STT Số ngƣời khám Bệnh hô hấp Bệnh ung thƣ Số ngƣời mắc Tỷ lệ Số ngƣời mắc Tỷ lệ 2008 9829 2948 30,0 18 0,18 2009 11314 3933 34,8 8 0,07 2010 9466 2486 26,3 16 0,17 2011 9915 3193 32,2 16 0,16 2012 9368 2583 27,6 13 0,14 2013 8984 2649 29,5 16 0,18

Bảng 2.4: Tình hình mắc các bệnh hô hấp và ung thƣ ở xã Ninh An từ năm 2008 – 2013 STT Số ngƣời khám Bệnh hô hấp Bệnh ung thƣ Số ngƣời mắc Tỷ lệ Số ngƣời mắc Tỷ lệ 2008 3241 136 4.2 5 0.15 2009 3659 164 4.48 4 0.11 2010 4695 214 4.56 9 0.19 2011 4275 242 5.6 6 0.12 2012 3901 287 7.9 6 0.15 6/2013 2513 196 7.8 9 0.35

(Nguồn: Trạm Y tế xã Ninh An, huyện Hoa Lư)

Qua bảng số liệu thống kê về tình hình mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp và ung thư trong những năm gần đây ở làng nghề chế tác đá xã Ninh Vân và xã thuần nông Ninh An (đối chứng) có thể nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh hô hấp ở làng nghề đá cao gấp khoảng 7 – 8 lần so với xã Ninh An. Tuy nhiên đối với bệnh ung thư giữa 2 xã không thấy có sự khác biệt rõ về tỷ lệ người mắc bệnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)