Xung đột mục tiêu

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 59)

9. Kết cấu luận văn

2.2.2.Xung đột mục tiêu

Xung đột mục tiêu khi xảy ra sự xung khắc giữa các bên liên quan do có sự khác biệt giữa mục tiêu đã định và kết quả đạt được. Trong làng có nhóm làm nghề, nhóm không làm nghề, nhóm quản lý… Mỗi nhóm có những mục tiêu khác nhau và cách thức để đạt mục tiêu khác nhau.

Nhóm người không làm nghề có mục tiêu được sống trong một môi trường trong lành, an toàn, đảm bảo cho sức khoẻ và các hoạt động nghề nghiệp của mình, trong khi nhóm làm nghề thì mục tiêu của họ là lợi nhuận và môi trường sống trong lành còn với các nhà quản lý mục tiêu của nhóm quản lý là vừa phát triển làng nghề vừa phải đảm bảo tính ổn định, bền vững về mọi mặt trong xã hội.

Như vậy với mỗi nhóm với mục tiêu khác nhau có thể dẫn đến sự đối lập và tác động đến nhau.

Trong nhóm làm nghề mục tiêu của họ chính là lợi nhuận vì vậy họ đã cố gắng tiết kiệm mọi chi phí đầu vào để đảm bảo đầu ra sản phẩm với chi phí thấp nhất để có thể cạnh tranh với các cơ sở khác. Vì vậy người làm nghề đặc biệt là các chủ cơ sở sản xuất, chủ các doanh nghiệp họ sẽ tiết kiệm các chi phí như thời gian làm ra sản phẩm, thời gian rút ngắn với sản phẩm thì không mất nhiều thời gian của nhân công lao động, tiết kiệm chi phí đầu tư trang bị hệ thống nhà xưởng, bãi đúng quy cách và trang bị hệ thống hút bụi hay máy phun hơi nước giảm độ bụi... nhiều cơ sở sản xuất họ tận dụng ngay diện tích sân, vườn nhà để làm xưởng bãi để giảm chi phí thuê mặt bằng...

Như vậy mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của những người không làm nghề và cả những người làm nghề đều bị ảnh hưởng. Người làm nghề ở đây vừa là người “hại” đồng thời cũng là người “bị hại”. Điều tạo nên mâu thuẫn ở đây chính là phương thức sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, diễn ra xung đột môi trường ở đây là xung đột giữa mục tiêu lợi nhuận của nhóm sản xuất với mục tiêu sức khoẻ của nhóm không sản xuất. Chính nhóm

sản xuất cũng hy sinh mục tiêu sức khoẻ của chính mình để hướng đến mục tiêu lợi nhuận vì vậy để đạt được một sự thoả hiệp giải quyết vấn đề xung đột mục tiêu giữa các nhóm xã hội sẽ gặp không ít khó khăn.

Khi được hỏi có thái độ thế nào đối với các hộ không sử dụng các biện pháp bảo vệ sức khoẻ thì hầu hết các chủ cơ sở đều cho rằng họ thông cảm chiếm 64,9% và nhóm làm thuê tại nhà mình lại chia làm 2 ý kiến: 40,7% là phản đối và 50,3% lại tỏ thái độ phản đối đối với những chủ cơ sở không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường. Như vậy hai nhóm này họ dễ thông cảm hơn đối với các cơ sở không sử dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, nhóm làm thuê tại nhà chủ và nhóm không làm nghề đều phản đối chiếm tỷ lệ tương ứng là 76,6% và 87,5%. Điều này phản ánh mâu thuẫn trong các mục tiêu của cả hai nhóm. Bên cạnh đó những người làm nghề tại nhà chủ phản đối việc các hộ không có biện pháp làm giảm tỷ lệ bụi và tiếng ồn ảnh hưởng đến môi trường, thực trạng này cho thấy vì mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của mình các hộ không làm nghề và những người làm thuê tại các xưởng phản đối những hành vi gây trực tiếp cho môi trường. Từ đó ta có nhận thấy có sự xung đột mục tiêu giữa hai nhóm là nhóm chủ cơ sở sản xuất, làm thuê cho người tại nhà mình và nhóm không làm nghề, nhóm lao động làm thuê cho người khác tại nhà chủ. Các nhóm xã hội này vì mục tiêu sức khoẻ và lợi nhuận mâu thuẫn với nhau. Đứng trước mục tiêu lợi nhuận nhóm thứ nhất sẵn sàng hy sinh mục tiêu về sức khoẻ để đạt được mục tiêu trước mắt chính là lợi nhuận, trong khi nhóm thứ hai mong muốn có được mục tiêu sức khoẻ (vì mục tiêu lợi nhuận của họ thấp hay không có nên họ không có quyền lựa chọn).

Tuy nhiên một số chủ cơ sở sản xuất cũng đã nhận thấy được những tác hại tiêu cực của một số hoạt động nghề mà không được đầu tư có thể ảnh hưởng đến môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân sống xung quanh. Quan sát trên thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp lớn đã xây dựng hệ thống nhà xưởng, lắp đặt hệ thống điện, trang bị máy móc hiện đại và đầu tư

bảo hộ lao động cho người lao động để đảm bảo an toàn lao động cho chính người lao động cũng như những hộ dân xung quanh.

Bên cạnh đó một số chủ doanh nghiệp lại lấy lý do với đặc thù là nghề chế tác đá nên việc vận chuyển từ nguyên liệu, phôi đến các sản phẩm chủ yếu sử dụng bằng cẩu hay phải đủ diện tích để có thể lắp đặt được dàn máy cắt nên yêu cầu hệ thống nhà xưởng phải đủ độ cao, rộng nên kinh phí đầu tư ban đầu rất lớn. Nhìn chung chỉ những doanh nghiệp lớn mới đầu tư được còn trên địa bàn xã hiện nay chủ yếu là các cơ sở sản xuất, tổ hợp sản xuất với quy mô nhỏ nên họ không đủ kinh phí để đầu tư.

Hiện nay để đạt quy chuẩn quốc gia về môi trường đối với cơ sở sản xuất phải đảm bảo các công đoạn sản xuất đạt tiêu chuẩn tương ứng:

+ Lắp đặt hệ thống hút bụi tại khu vực sản xuất;

+ Đầu tư trang thiết bị dẫn nước tới khu vực mài, cắt để hạn chế bụi; + Xây dựng hệ thống xử lý nước thải;

+ Che chắn khu vực sản xuất bằng lưới chắn bụi; + Hệ thống xử lý chất thải rắn;

Để đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn trên đòi hỏi các cơ sở và doanh nghiệp phải đầu tư kinh phí lớn để có thể đảm bảo các yêu cầu trên. Nhìn chung trên địa bàn xã hiện nay rất ít cơ sở đảm bảo được tất cả công đoạn sản xuất đạt tiêu chuẩn trên.

Xung đột mục tiêu không chỉ diễn ra giữa các hộ làm nghề và các hộ không làm nghề mà còn giữa các hộ làm nghề với chính quyền xã/thôn.

Mục tiêu của nhóm quản lý là hướng tới khu dân cư ổn định, đoàn kết, phát triển kinh tế địa phương, tạo môi trường đảm bảo sức khoẻ cho người dân. Vì vậy để đảm bảo mục tiêu đó Uỷ ban nhân dân xã có những quy định về vấn đề ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên mới có những quy định về thời gian làm việc, việc lấn chiếm đường giao thông, diện tích đất công chứ chưa có những quy định cụ thể để bảo vệ môi trường như thông số bảo vệ môi trường,

mức độ gây ô nhiễm, hay các tiêu chuẩn của xưởng an toàn lao động... Bên cạnh đó ban quản lý cũng đã đặt ra những hình thức xử phạt và hình thức kiểm tra thường xuyên đối với các cơ sở sản xuất. Ban quản lý làng nghề cũng đã dự thảo các bản cam kết môi trường đối với các cơ sở sản xuất hoặc các doanh nghiệp. Như tại các thôn đều có quy định trong quy định của các thôn là 22giờ là kết thúc các hoạt động sản xuất, tuy nhiên cũng như phần trên phân tích nhóm làm nghề vì muốn đảm bảo thời gian giao hàng nên các cơ sở sản xuất bất chấp cả quy định vẫn cho máy và nhân công lao động suốt đêm. Điều này ảnh hưởng đến giấc ngủ của những dân xung quanh. Hay cả thời gian nghỉ trưa các cơ sở doanh nghiệp cũng làm bất chấp quy định. Việc tận dụng diện tích đất công để giảm chi phí thuê xưởng bãi đã dẫn đến tình trạng lấn chiếm diện tích lòng lề đường họ muốn tăng diện tích mặt bằng sản xuất nên bất chấp việc kiểm tra của cán bộ quản lý. Theo người dân cho biết “...nhất là con đường Đài Loan, cứ cán bộ quản lý của xã và thôn đi kiểm tra

dẹp để lấy đường đi, lúc đấy họ chấp hành và dọn. Nhưng chỉ được mấy bữa lại đâu vào đấy...” [Cán bộ quản lý làng nghề - Nam].

Việc lấn chiếm này ảnh hưởng đến việc lưu thông trên các tuyến đường thôn/xóm gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Xung đột mục tiêu không chỉ liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường mà còn liên quan đến mỹ quan, cơ sở hạ tầng của thôn/xóm. Như vậy xung đột mục tiêu là chính, cơ bản dẫn đến các xung đột môi trường khác và hình thành nên các nhóm xung đột với nhau trong cộng đồng dân cư.

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 59)