Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 46)

9. Kết cấu luận văn

2.1.2.Tình hình kinh tế

Thực hiện những chủ trương, quan điểm phát triển đa dạng ngành nghề của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn đổi mới xã Ninh Vân đã phục hồi nhanh chóng nghề chạm khắc đá mỹ nghệ góp phần phong phú thêm ngành nghề ở địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Cơ cấu kinh tế ngày càng có sự thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng ngành tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Trước đây, nông nghiệp là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương thì ngày nay cơ cấu đã chuyển dịch dần sang khu vực phi nông nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ của nghề chạm khắc đá, là nguồn thu chủ đạo của toàn xã. Trong những năm gần đây, xã vẫn tiếp tục duy trì trồng trọt với cây trồng chính là lúa với hai vụ là chiêm xuân và vụ mùa. Tổng diện tích gieo cấy hai vụ của toàn xã là 712.64 ha, năng suất đạt 126.0 tạ/ha, sản lượng thóc là 4.696 tấn. Bên cạnh đó, xã còn phát triển thêm hoa màu với diện tích và năng suất gia tăng. Cây màu chính là rau màu, khoai lang và khoai tây. Về chăn nuôi, các hộ dân ở Ninh Vân chăn nuôi chủ yếu là quy mô chăn nuôi hộ gia đình. [21]

Ngành dịch vụ vận tải phát triển tương đối mạnh. Hiện tại trên địa bàn xã có hơn 200 phương tiện vận tải các loại. Trong đó bao gồm: 147 xe ôtô, xe kéo đá, xe cẩu các loại; 53 máy xay xát các loại; 20 phương tiện tàu thuyền vận tải đường sông; 03 cụm máy nghiền sàng đá cỡ lớn công suất trăm m3/giờ; 18 cụm máy xẻ đá cỡ lớn và hàng ngàn máy cắt bổ. Các hoạt động của ngành dịch vụ vận tải đã tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập góp phần từng bước ổn định đời sống của người dân trong xã.

2.1.3. Dân số, lao động và y tế

Theo số liệu thống kê năm 2011 xã Ninh Vân có tổng số 2.804 hộ với 10.178 nhân khẩu. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 5.113 chiếm 59.8% dân số. Tỷ lệ phát triển dân số trung bình là 0,65%/năm.

Cơ cấu lao động ở Ninh Vân cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp và giảm dần lao động nông nghiệp. Đa số hộ gia đình có nguồn thu nhập từ nhóm hoạt động kinh tế chế tác đá, làm công được trả lương hàng tháng. Hiện nay trên toàn xã Ninh Vân có 76 doanh nghiệp làm đá mỹ nghệ lớn nhỏ, 01 doanh nghiệp xây dựng, 02 doanh nghiệp cơ khí, 02 doanh nghiệp xăng dầu, 02 doanh nghiệp thương mại tổng hợp và 600 hộ gia đình làm đá với khoảng 2.000 lao động tại 13/13 khu dân cư trong toàn xã (Số liệu Sở Công thương Ninh Bình). Ngoài số lao động bản địa, nghề chạm khắc đá còn thu hút rất nhiều lao động từ các tỉnh lân cận như Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An… đến làm việc và sinh sống tại địa phương.

Giáo dục và Y tế

Xã Ninh Vân có 1 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học và trường mầm non. Bên cạnh đó trong xã còn nhiều trường mầm non tư thục khác của các hộ gia đình thành lập. Những năm qua cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường, 100% các trường cao tầng, kiên cố, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh. Hệ thống trường trung học và trường tiểu học tại Ninh Vân đều đạt tiêu chuẩn quốc gia.

Y tế

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân trong xã ngày càng được quan tâm hơn. Xã Ninh Vân có 1 trạm y tế với 1 bác sỹ, 1 dược sỹ và 3 y sỹ đảm nhiệm công tác thăm khám và điều trị sức khoẻ cho người dân. Cơ sở hạ tầng trạm y tế khang trang, sạch sẽ với 4 phòng khám và 6 giường bệnh. Nhìn chung mạng lưới y tế của xã với đội ngũ y bác sỹ nhiệt tình, tận tâm, cơ sở trang thiết bị y tế được đầu tư tốt đã đảm bảo được công tác khám bệnh, chữa bệnh ban đầu cho người dân trong xã. Tuy nhiên tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của ngành y tế đạt khoảng 76,5%, chưa đạt chuẩn theo tiêu chí Nông thôn mới (95%). Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt tương đối thấp, chỉ có 20% cũng chưa đạt so sánh với tiêu

chí Nông thôn mới là 40% (Theo số liệu của UBND huyện Hoa Lư, Quy

hoạch xây dựng nông thôn mới xã Ninh Vân). Về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất

Nguồn nước của xã Ninh Vân tương đối phong phú với nước mưa, nguồn nước ngầm, nước mặt và nguồn nước máy. Nguồn nước mưa dồi dào lượng mưa lớn nhưng do đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng Bắc bộ mưa chỉ tập trung nhiều vào các tháng 7, tháng 8 và tháng 9 do vậy việc sử dụng nguồn nước này để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất là hạn chế. Nguồn nước ngầm cũng tương đối dồi dào, tuy nhiên do đặc điểm địa hình khu vực đá vôi nên rất hạn chế trong việc khai thác nguồn nước này. Xã Ninh Vân có hệ thống sông ngòi liên hoàn chảy qua nên nguồn nước mặt rất thuận lợi, là điều kiện tốt để khai thác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Hiện tại xã Ninh Vân đã có nhà máy xử lý nước sạch đặt tại thôn Xuân Thành với nguồn nước lấy từ sông Hệ. Nhà máy nước với công suất 600m3/ngày đêm, tuy nhiên mới chỉ được đáp ứng được 71,4% số hộ sử dụng trong xã (Theo số liệu Trạm cấp nước sạch xã Ninh Vân).

Trong tương lai cần nâng cấp công suất cũng như thiết bị để đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trong xã. Trước năm 2008 các hộ gia đình chủ yếu dùng nước giếng khoan đào cho sinh hoạt và sản xuất chế tác đá. Tuy nhiên, từ khi có trạm cấp nước sạch hầu hết các hộ gia đình ở đây đều đấu nối sử dụng nguồn nước máy cho sinh hoạt ăn uống. Nguồn nước mưa, nước và nước giếng khoan/đào vẫn để dùng trong sản xuất, làm nghề.

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 46)