Xung đột môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 25)

9. Kết cấu luận văn

1.1.3.Xung đột môi trường

Khái niệm xung đột: Đã có nhiều tác giả đưa ra những khái niệm xung đột khác nhau. Bản thân từ “xung đột” (conflict) đứng riêng bao hàm nhiều nghĩa, nhiều cấp độ. Theo từ điển tiếng Anh: conflict có nghĩa là trạng thái đối lập hoặc thù địch, sự đấu tranh hay cũng có nghĩa là mâu thuẫn, bất đồng bất hoà nghiêm trọng, tranh cãi, tranh luận, sự đối lập, sự khác biệt, không tương hợp.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia quan niệm: Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột có thể là nội tại (trong bản thân) cá nhân. Khái niệm xung đột có thể giúp giải thích nhiều mặt của xã hội như sự bất đồng xã hội, những xung đột về lợi ích, những cuộc đấu tranh giữa các cá nhân, nhóm và các tổ chức. Theo thuật ngữ chính trị, "xung đột" có thể ám chỉ tới những cuộc chiến tranh, những cuộc cách mạng hay những cuộc chiến đấu khác, trong đó có thể bao gồm việc sử dụng lực lượng theo nghĩa xung đột vũ trang. Nếu không có sự điều hòa và giải pháp thỏa đáng, xung đột có thể dẫn đến stress hay căng thẳng giữa những cá nhân hay nhóm người liên quan.

Khái niệm xung đột môi trường

Thuật ngữ xung đột môi trường bắt đầu xuất hiện trên các diễn đàn và báo chí trong khoảng từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990. Cho đến nay, việc nghiên cứu về xung đột đã tương đối phổ biến. Các tác giả khác nhau đã có những quan niệm tương đối khác nhau. Như quan niệm của Libiszewski của nhóm ENCOP dẫn đầu là bởi Gunther Baechler: “Xung đột

môi trường là xung đột chính trị, xã hội, kinh tế, tôn giáo, lãnh thổ, tộc người hoặc là xung đột đối với các nguồn tài nguyên hay các lợi ích quốc gia hoặc

bất cứ loại xung đột nào. Đó là những xung đột mang tính truyền thống gây ra bởi sự suy thoái môi trường. XĐMT được đặc trưng bởi sự suy thoái môi trường qua một hoặc hơn một trong số các chiều cạnh sau: lạm dụng nguồn tài nguyên có thể tái sinh, hoặc tình trạng căng thẳng của năng lực môi trường trong việc thẩm thấu hay còn gọi là ô nhiễm. Cả hai nguyên nhân này đều dẫn đến sự xuống cấp của không gian sống” [1;124].

Theo Spillmann (1995) có ba loại XĐMT: Thứ nhất là những xung đột do thảm hoạ thiên nhiên. Đây là những biến đổi môi trường không do con người tạo ra, chẳng hạn như động đất, núi lửa, bão lũ. Thứ hai, là do những biến đổi môi trường mà con người tạo ra một cách có kế hoạch. Đây là những biến đổi môi trường do quyết định của chính phủ nhằm theo đuổi những lợi ích tổng thể đất nước. Loại xung đột thứ ba có nguyên nhân từ sự thay đổi môi trường và sự thay đổi này do con người tạo ra nhưng không mang tính kế hoạch. Sự thay đổi sinh thái này do hệ quả hành động của từng cá nhân, những hành động đó diễn ra một cách duy lý và nhiều khi là cần thiết. Tuy nhiên sự tổng hợp hậu quả hành động của từng cá nhân lại tạo ra những hệ quả tiêu cực [1; 130 - 131].

Tác giả Lê Thanh Bình trong nghiên cứu của mình đã dẫn ra ba cách hiểu xung đột môi trường của viện Khoa học Công nghệ Châu Á – AIT như sau:

- Xung đột môi trường là xung đột quyền lợi của cộng đồng, vị trí nghề nghiệp và ưu tiên chính trị; là mâu thuẫn giữa hiện tại và tương lai; giữa bảo tồn và phát triển, kết quả của xung đột môi trường có thể là xây dựng hoặc phá huỷ phụ thuộc vào quản lý xung đột.

- Xung đột môi trường là kết quả của việc sử dụng tài nguyên do một nhóm người bất lợi cho nhóm khác.

- Xung đột môi trường là kết quả của việc triển khai quá mức hoặc lạm dụng tài nguyên thiên nhiên. [12;95]

Một số nhà xã hội học môi trường lại cho rằng “Xung đột môi trường là

xung đột (mâu thuẫn) về quyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên môi trường. Nhóm này muốn được tước đoạt lợi thế của nhóm khác trong việc đấu tranh giữa các nhóm để phân phối lại lợi thế về tài nguyên”. [12;95]

Mặc dù có nhiều cách phát biểu khác nhau về XĐMT, nhưng hầu hết đều thống nhất với nhau là sự xung đột về lợi ích trong khai thác và sử dụng tài nguyên và môi trường. Sự xung đột về lợi ích có thể là giữa các cộng đồng trong xã hội, giữa các quốc gia…và giữa bảo tồn và phát triển mà đại diện là các nhóm người khác nhau trong xã hội. Vì vậy khái niệm về XĐMT được hiểu như định nghĩa mà Vũ Cao Đàm và Wertheim E (1999) đã nêu ra. Khái niệm XĐMT ở đây chủ yếu nhằm vào xung đột giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Như vậy có thể định nghĩa: “XĐMT là quá trình hình thành

và phát triển những mâu thuẫn giữa các nhóm xã hội trong khai thác và sử dụng các tài sản môi trường” [12;96]. Trong phạm vi đề tài này, tôi sử dụng

khái niệm XĐMT như trên.

Các dạng xung đột môi trường

Căn cứ vào nguyên nhân xung đột, những nghiên cứu xã hội học môi trường cho thấy có thể tồn tại những dạng xung đột sau:

Thứ nhất là xung đột nhận thức: dạng xung đột đơn giản nhất, có căn

nguyên từ sự hiểu biết khác nhau trong hành động của các nhóm, dẫn tới phá hoại môi trường.

Thứ hai là xung đột mục tiêu: mục tiêu hoạt động của các nhóm dẫn

đến xung đột. Ví dụ: Người trồng rau phun thuốc trừ sâu để đạt mục tiêu bảo vệ cây trồng, dẫn đến xung đột với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng.

Thứ ba là xung đột lợi ích: xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế

sử dụng tài nguyên. Ví dụ: cơ sở sản xuất xả chất thải xuống sông, vào ruộng của nông dân, xâm phạm lợi ích của nông dân, phá hại môi trường.

Thứ tư là xung đột quyền lực: nhóm có quyền lực mạnh hơn lấn át

nhóm khác, chiếm dụng lợi thế của các nhóm khác, dẫn đến ô nhiễm môi trường. Trên thực tế, mỗi sự kiện xung đột môi trường có thể chỉ xuất phát từ một loại xung đột, song thường tồn tại một loại và cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích: vì lợi ích vị kỷ của một nhóm hoặc vì sự thỏa hiệp lợi ích giữa các nhóm làm cho môi trường bị huỷ hoại; nhờ sự cam kết chuẩn mực môi trường hoặc sự đấu tranh giữa các nhóm mà môi trường được bảo vệ.

Trong nghiên cứu XĐMT tồn tại những dạng xung đột: xung đột nhận thức, mục tiêu và lợi ích.

Phân loại xung đột môi trường

Có thể phân loại môi trường theo nhiều tiêu chí, ngoài phân loại theo cách trên còn có thể phân loại theo một số tiêu chí khác dựa theo mức độ của xung đột như:

Không nghiêm trọng: Là loại tranh chấp, xung đột ở mức thấp, không bắt

nguồn từ các chênh lệch lợi thế về quyền lực, lợi ích đồng thời các bên đương sự đều ý thức rất rõ và nó cũng không dẫn đến tác hại quá lớn cho mỗi bên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ít nghiêm trọng: tranh chấp, xung đột giữa các chủ đầu tư đang cùng khai thác môi trường trên cùng một địa bàn. Trong chừng mực nào đó giữa họ có thể giàn xếp với nhau.

Nghiêm trọng: là loại tranh chấp, xung đột có thể dẫn đến những phản

ứng mạnh mẽ giữa các đương sự.

Rất nghiêm trọng: Loại tranh chấp, xung đột này bắt nguồn từ những

bất bình đẳng lớn về quyền lực, không chỉ về mặt tài nguyên, mà cả về mặt tài chính, chính trị và có thể dẫn đến các xung đột vũ trang phương hại đến an ninh quốc gia.

Ngoài ra, nếu phân loại xung đột, tranh chấp môi trường dựa trên quy mô của các tranh chấp có thể phân chia như sau:

Tranh chấp, xung đột trên quy mô nhỏ giữa các cá nhân, các hộ gia đình: như tranh chấp không gian phơi quần áo giữa các hộ gia đình trong các

khu tập thể, khu chung cư…

Tranh chấp, xung đột trên quy mô nhóm/tổ chức: Tranh chấp, xung đột

giữa các nhóm, những hộ gây ô nhiễm môi trường trong làng nghề với những hộ không gây ô nhiễm…

Tranh chấp, xung đột trên quy mô giữa các địa phương: Tranh chấp, xung đột nguồn nước, tranh chấp tài nguyên giữa hai địa phương.

Tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia (tranh chấp, xung đột xuyên

quốc gia, biên giới): Dạng tranh chấp, xung đột này rất nguy hiểm vì nó khó giải quyết triệt để và hoàn toàn có thể leo thang thành các xung đột vũ trang, đối đầu giữa các quốc gia. Ví dụ như tranh chấp nguồn nước, tranh chấp tài nguyên, khoáng sản, dầu lửa giữa các quốc gia [10;43].

Nguyên nhân xung đột môi trường

Theo tài liệu của Teresita Suselo - AIT, 1993, có các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến XĐMT là:

- Thiếu thông tin - bỏ qua thông tin: Những XĐMT có thể do sự khai thác quá mức hoặc lạm dụng tài nguyên môi trường và chức năng môi trường. Nguyên nhân chính trong các vấn đề tranh chấp môi trường là sự cạnh tranh nguồn tài nguyên, sự khác nhau về giá trị nhân văn liên quan đến giá trị tương đối của tài nguyên, và kiến thức hoặc hiểu biết không đầy đủ về chi phí, lợi ích và nguy cơ trong các hoạt động.

- Thiếu sự tham gia đóng góp: Khi xem xét nguyên nhân trong XĐMT

thì thiếu sự quan tâm đến ý kiến của cộng đồng dân cư là nguyên nhân cơ bản. Sự tham gia của các cộng đồng không những đảm bảo được lợi ích của các cộng đồng mà còn có thể phát huy được kiến thức bản địa của các cộng đồng phục vụ cho phát triển.

- Ý thức của con người trong việc sử dụng tài nguyên môi trường

- Các hệ thống giá trị khác nhau: Trong việc khai thác cùng một nguồn

tài nguyên môi trường thì các hệ thống giá trị khác nhau đối với các nhóm xã hội khác nhau cũng dễ dàng dẫn đến XĐMT.

- Cơ chế chính sách yếu kém cũng là nguyên nhân làm gia tăng các

XĐMT. Trong đó quyền sử dụng các tài sản môi trường không được xác định rõ là một nguyên nhân quan trọng. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự gia tăng dân số đã làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên dẫn đến gia tăng tính khan hiếm của tài nguyên. Kết quả là sự gia tăng khả năng XĐMT, đặc biệt đối với những tài nguyên mà ở đó quyền sử dụng không được xác định rõ. Đôi khi chính sách của chính phủ có thể làm tăng mâu thuẫn giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Hiện nay nhiều XĐMT xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và là kết quả tổ hợp của các loại nguyên nhân kể trên. Tuy nhiên cần phân biệt các nguyên nhân cơ bản của xung đột và các triệu chứng của nó. Trong một số trường hợp một sự xung đột có thể xuất hiện cho đến khi được giải quyết, nhưng trong thực tế thì chỉ có sự biểu hiện của xung đột được loại bỏ mà thôi. Để giải quyết xung đột một cách hợp lý, cần thiết phải xác định rõ mối quan tâm của các bên có xung đột với nhau và tìm kiếm các giải pháp nhằm tối đa hoá các lợi ích của họ trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.

Giải quyết xung đột môi trường

Hầu hết các tác giả đều cho rằng, XĐMT là một vấn đề không thể tránh khỏi. Nó nảy sinh là do các cá thể, các nhóm người có mục tiêu, lợi ích khác nhau, có nhiều bên tham gia và mong ước của họ không thể được thoả mãn đồng thời, do sự hạn chế của thế giới tự nhiên.

Theo Suselo (AIT) cùng một số tác giả đưa ra một số cách giải quyết XĐMT:

- Dự báo XĐMT: là giải pháp hữu hiệu nhất ở giai đoạn sớm nhất của quy hoạch dự án.

- Liên kết cùng giải quyết: bao gồm sự đạt được những thỏa thuận không chính thức giữa các bên tham gia liên quan nhằm khẳng định khả năng chấp thuận của những người ra quyết định.

- Hòa giải môi trường: là quá trình đàm phán chính thức hơn và ngắn gọn hơn giữa các bên đại diện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối thoại chính sách: được thực hiện thông qua các hội nghị không chính thức để thảo luận và cố vấn cho các cơ quan.

- Sự phân xử ràng buộc: là hướng giải quyết do trọng tài giải quyết - Đàm phán hoặc thương lượng: được sử dụng ở nơi mà các bên tham gia có quyền lợi xung đột nhưng đều có nhu cầu chung là đạt tới một thỏa thuận nào đó [12; 133-134].

Theo tác giả Nguyễn Quang Tuấn (Trích trong bài viết Xung đột môi trường: Nguyên nhân và giải pháp quản lý, Tạp chí Hoạt động khoa học, số 2/2001, tr 21-23), một số giải pháp áp dụng để giải quyết xung đột môi trường như sau:

+ Hình thành và phát triển các cơ chế, chính sách thích hợp chia sẻ nguồn lợi chung. Đa số các nguồn tài nguyên thiên nhiên là những tài nguyên chung cần được chia sẻ một cách bình đẳng bởi tất cả các cộng đồng. Chế độ quản lý tài sản chung phải được duy trì trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

+ Xác định rõ quyền sử dụng các nguồn tài nguyên.

+ Hoàn thiện các chính sách tài chính khuyến khích sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Rất nhiều các tài sản môi trường là những "hàng hoá công cộng". Hiện nay một nhóm người trong xã hội đang sử dụng các tài sản

môi trường để thải bỏ các chất thải của mình trong sản xuất và kinh doanh, gây ô nhiễm môi trường.

Về giải quyết xung đột môi trường trong làng nghề, theo Vũ Cao Đàm: Bản chất xã hội của việc bảo vệ môi trường chính là sự điều hoà quyền lợi giữa các nhóm xã hội. Về lý thuyết, tất cả các nhóm đều hiểu tác hại của phát thải ô nhiễm ra môi trường, nhưng vì lợi ích riêng của họ, họ sẵn sàng xâm hại hoặc tước đoạt lợi ích của cộng đồng trong việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên.

Về cơ bản có 5 khả năng để các đối tác có thể lựa chọn trong khi tìm biện pháp xử lý xung đột môi trường1: Đối đầu, đối thoại, nhượng bộ, tránh né và thoả hiệp, trong đó "đối thoại" là khả năng được đánh giá cao nhất, hướng vào việc chia sẻ quyền lợi dựa trên nguyên tắc "hai bên cùng có lợi", tiếng Anh gọi là nguyên tắc "win-win". Tuy nhiên, tuỳ mỗi tình huống cụ thể mà các nhà quản lý môi trường và các đương sự lựa chọn một giải pháp thích hợp trong 5 khả năng đã nêu trên. Bất kể tình huống nào, mọi đàm phán và thoả thuận đều cần phải căn cứ trên chuẩn mực giá trị chung về BVMT và phát triển bền vững. Đây là cơ sở cho các đối thoại, thương lượng, điều hoà và phân chia lợi ích nhằm chống lại những hành vi phá hoại môi trường. [13]

1.1.4. Khái niệm quản lý XĐMT

Khi nghiên cứu khái niệm quản lý, tác giả Vũ Cao Đàm đã tổng kết được 3 cách hiểu về quản lý. Thứ nhất, quản lý là sự kiểm soát một đối tượng bất kỳ, có thể là một nhóm người, một vật thể hoặc một sự kiện. Theo cách hiểu thứ hai, quản lý là sự kiểm soát một nhóm người trong hoạt động của họ. Theo cách hiểu thứ ba, quản lý là sự kiểm soát hay điều khiển một nhóm người (đối tượng trực tiếp) để nhóm người đó kiểm soát (các) vật thể, sự kiện (đối tượng gián tiếp). Từ ba cách hiểu này, Vũ Cao Đàm đã đưa ra định nghĩa

“quản lý là điều khiển một nhóm người (đối tượng trực tiếp) thực hiện những nhiệm vụ (đối tượng gián tiếp) nhằm đạt mục đích đã định trước” [12; 29-211].

Tác giả Vũ Cao Đàm cũng định nghĩa Quản lý xung đột môi trường là việc sử dụng các thiết chế xã hội, hệ thống pháp luật, chính sách về môi trường cũng như các chính sách xã hội có liên quan để thiết lập trật tự trong

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 25)