9. Kết cấu luận văn
2.5. Nguyên nhân của xung đột môi trƣờng
Trong các nguyên nhân gây ra xung đột môi trường tại làng nghề thì theo đánh giá của người dân nguyên nhân chính là do bức xúc về ô nhiễm môi trường do các hộ gây ra 48/55 người (chiếm 87,2%), ngoài ra các nguyên nhân khác như cạnh tranh trong sản xuất hay bất đồng quan điểm trong sản xuất hay thiếu sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng chiếm tỷ lệ thấp tương ứng 12,7%, 14,5% và 10,9%.
Bảng 2.5. Nguyên nhân dẫn đến xung đột môi trƣờng
STT Nguyên nhân Số lƣợng (Người) Tỷ lệ (%)
1 Cạnh tranh trong sản xuất 7 12,7
2 Bất đồng quan điểm trong sản xuất 8 14,5
3 Bức xúc về ô nhiễm môi trường do các hộ gây ra 48 87,2
4 Thiếu sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng 6 10,9
5 Do ghen tức về công việc/thu nhập 2 3,6
6 Khác 1 1,8
(Nguồn: Điều tra thực tế)
Theo kết quả phân tích phần trên cũng đã thấy rõ được trong mối quan hệ của các cơ sở sản xuất trong làng nghề không nổi lên nhiều những mâu thuẫn, bởi vì trong nghề có sự phân biệt rạch ròi những công đoạn chế tác nên có những doanh nghiệp chuyên xẻ đá cung cấp phôi, hay có những cơ sở sản xuất chuyên sản xuất những sản phẩm như tượng, phù điêu, tranh ảnh, mộ đá hay có những cơ sở chuyên tạo ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống như đèn vườn, ấm chén đá, bình lọ đá, cột trụ, chậu đá….tuỳ theo quy mô sản xuất của mình. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất liên kết với nhau để đáp ứng thị trường.
Như vậy qua đây có thể thấy nguyên nhân chính dẫn đến xung đột môi trường đó chính là vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động làng nghề gây ra.
Xét trong các nhóm nghề nghiệp khác nhau cho thấy hầu hết các nhóm nghề cũng trả lời nguyên nhân chính là do ô nhiễm môi trường. Trong nhóm chủ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có đến 25/26 người đồng ý, nhóm làm thuê tại nhà chủ chiếm 80,0% và trong nhóm không làm nghề chiếm 83,3%.
Như vậy qua đây ta thấy, nguyên nhân chính dẫn đến xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chủ yếu là do vấn đề ô nhiễm môi trường mà đặc biệt ở đây chính là ô nhiễm không khí và tiếng ồn do các hoạt động làm nghề.
Nhận diện xung đột môi trường giữa các nhóm xã hội tại làng chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư để thấy được mức độ ô nhiễm môi trường của làng nghề, nguyên nhân của việc xung đột và các đương sự trong xung đột môi trường. Xung đột môi trường tại làng nghề có tồn tại. Xét về các khía cạnh của xung đột thì xung đột nhận thức ở làng nghề diễn ra khá mờ nhạt và không nghiêm trọng trong khi đó thì vấn đề xung đột mục tiêu và lợi ích thể hiện rõ hơn. Đặc biệt xung đột lớn nhất là xung đột lợi ích: Vì lợi ích vị kỷ của một nhóm hoặc vì sự thoả hiệp lợi ích giữa các nhóm làm cho môi trường bị huỷ hoại mà ở đây thể hiện rõ nhất đó chính là vì lợi ích kinh tế ở cả nhóm người không làm nghề nhưng lại có mối quan hệ “huyết thống” với những người tham gia làm nghề nên giữa các nhóm gần như có sự thoả hiệp với nhau.
Nguyên nhân chính của xung đột trong các nhóm chính là do ô nhiễm môi trường do các hoạt động làm nghề gây ra chính là tiếng ồn và bụi ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và cuộc sống của cộng đồng dân cư.
2.6. Tác động của xung đột môi trƣờng
Trong quan niệm thông thường, xung đột được hiểu theo nghĩa tiêu cực. Nếu như xung đột được hiểu như một tất yếu xã hội, là nguyên nhân của phát triển thì hậu quả của xung đột cần được hiểu trên cả nghĩa tích cực và tiêu cực. Nó có thể là một giai đoạn cần thiết trong tiến trình tiến đến sự công bằng. Sự xung đột có thể kích thích các tổ chức cộng đồng, đưa ra những vấn đề quan trọng vào chương trình quốc gia và cuối cùng là giúp cho việc tạo ra những thay đổi cơ bản về xã hội và thể chế để có thể sử dụng nguồn tài nguyên công bằng hơn và bền vững hơn.
Qua quá trình tiếp xúc, phỏng vấn và tham gia thực tế tại làng nghề tôi thấy xung đột môi trường ở đây có những tác động tích cực và tiêu cực như sau:
Những tác động tích cực: Những câu hỏi liên quan đến vấn đề nguyên
nhân và nguồn gốc ô nhiễm môi trường đã được làm sáng tỏ, chính quyền và nhân dân tại làng nghề có nhận thức đúng đắn về vấn đề này, các hộ sản xuất nhận thấy những tác động xấu vào môi trường do mình gây ra là không được pháp luật chấp nhận, việc gây ra ô nhiễm là không được phép, cá nhân gây ra ô nhiễm có trách nhiệm phải khắc phục để không ảnh hưởng đến môi trường. Nhân dân đều hiểu là các cơ sở sản xuất phải có nghĩa vụ giữ gìn môi trường. Nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường từ đó mà được nhân lên rất nhiều.
Xung đột môi trường tại làng nghề đã có tác dụng tích cực trong việc tăng cường năng lực của chính quyền và việc quản lý giải quyết các vấn đề về môi trường, nên nhiều năm nay mặc dù ô nhiễm môi trường trong làng khá bức xúc nhưng không vụ việc nào có đơn kiện và phải cần đến vai trò xử lý của các cơ quan cấp trên.
Bên cạnh những tác động tích cực, xung đột môi trường tại làng nghề còn có những tác động tiêu cực như: Các cơ sở sản xuất nhận thức được việc
gây ô nhiễm của mình nên thường né tránh việc kiểm tra của các cơ quan chức năng. Khi các cơ quan chức năng yêu cầu chấp hành theo các quy định chung thì các cơ sở chấp hành mang tính đối phó, hình thức. Như việc lấn chiếm đất công, khi các cơ quan chức năng đến kiểm tra xử lý thì các cơ sở tuân thủ và không lấn chiếm nhưng thời gian sau việc này lại tiếp diễn. Ngoài ra có nhiều thông tin liên quan đến xử lý chất thải rắn hay việc xử dụng axit loãng cũng bị che dấu nên cản trở đến việc quản lý...
Quản lý xung đột chính là điều khiển quá trình xung đột, phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, hướng cả mặt tích cực và mặt tiêu cực vào mục đích thúc đẩy phát triển.
CHƢƠNG 3.
GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH NHẰM HẠN CHẾ
Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TẠI LÀNG NGHỀ CHẾ TÁC ĐÁ MỸ NGHỆ XÃ NINH VÂN, HUYỆN HOA LƢ, TỈNH NINH BÌNH 3.1. Tổ chức, quản lý môi trƣờng tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình
3.1.1. Tổ chức quản lý môi trường tại xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư
Hệ thống quản lý Nhà nước về môi trường ở nước ta hiện nay được chia làm bốn cấp, cơ quan quản lý chuyên môn về môi trường giúp việc Chính phủ ở Trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường; cấp tỉnh/thành phố là Sở Tài nguyên và Môi trường; cấp huyện/thị xã là Phòng Tài nguyên và Môi trường và cấp xã/phường có cán bộ địa chính giúp việc UBND thực hiện chức năng này.
Phân công chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân trong quản lý môi trường làng nghề:
Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan giúp việc UBND tỉnh/thành phố quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường. Tham mưu xây dựng các quy định liên quan tới bảo vệ môi trường địa phương và trình UBND tỉnh phê duyệt và ban hành.
- UBND huyện và xã: Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, UBND các cấp tỉnh, huyện, xã về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn; Lựa chọn, bố trí khu tập kết rác thải; đưa ra các biện pháp xử lý hành chính cụ thể với những hành vi đổ rác bừa bãi ra môi trường trên cơ sở thực hiện nghị định của chính phủ về xử phạt hành chính.
- Bộ phận chuyên trách về tài nguyên và môi trường huyện và xã: Tham mưu xây dựng các văn bản, lập kế hoạch cấp huyện, xã; kết hợp với các bộ phận chuyên trách khác xây dựng kế hoạch hàng năm về bảo vệ môi trường xã; phối hợp với cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn trong việc hướng
dẫn thực hiện, theo dõi, kiểm tra … việc thực hiện luật bảo vệ môi trường, có quy định bảo vệ môi trường trong xã; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các tổ chức, đoàn thể và nhân dân trong xã.
- Trưởng thôn, cán bộ phụ trách vệ sinh môi trường thôn: xây dựng cụ thể hoá các quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn thôn dưới dạng hương ước, quy ước, quy định bảo vệ môi trường; lập báo cáo định kỳ hàng năm về tình hình bảo vệ môi trường thôn cho xã; tham gia tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân trong thôn…
- Tổ vệ sinh môi trường thôn: Thu gom rác thải ở thôn tới bãi tập kết xã, nạo vét kênh mương, cống rãnh thoát nước…
- Hộ sản xuất ở làng nghề: Có quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường ở cơ sở sản xuất; tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của các cấp; áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn; xử lý chất thải để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do cơ sở mình gây ra, đóng phí môi trường do nhà nước quy định; đóng góp nhân lực và kinh phí trong bảo vệ môi trường thôn;
- Hộ gia đình: Tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường của thôn, xã. - Ban quản lý làng nghề tham gia công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức vệ sinh môi trường của nhân dân trong thôn; tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường của thôn.
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu hệ thống quản lý môi trƣờng ở xã Ninh Vân
UBND tỉnh
(Sở Tài nguyên & Môi trường)
UBND huyện
(Phòng Tài nguyên & Môi
trường)
UBND xã
(Phó chủ tịch UBND xã) Cán bộ chuyên
môn tài nguyên môi trường xã Các ban ngành của xã (Kinh tế, XDCB, thuỷ lợi…) Lãnh đạo thôn (Trưởng thôn)
Tổ CB chuyên môn VSMT thôn
(Vệ sinh viên và cán bộ MT) Ban quản lý làng nghề
(Cán bộ quản lý làng nghề)
Hộ gia đình thuần nông (sống trong
khu dân cư)
Hộ gia đình sản xuất gia đình
(trong khu dân cư)
Cơ sở sản xuất nhỏ (cụm gia đình)
Cơ sở SXTB
Các cơ sở sản xuất tập trung ngoài khu dân cư
Hiện nay, các làng nghề thuộc các thôn của xã đặt dưới sự quản lý của Uỷ ban nhân dân xã Ninh Vân, thuộc hệ thống quản lý nhà nước gồm 4 cấp: ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường; cấp tỉnh là Sở Tài nguyên và Môi trường; cấp huyện là Phòng Tài nguyên và Môi trường. Theo Thông tư 46/2011/TT-BTNMT về quy định bảo vệ môi trường làng nghề của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định chức năng, vai trò nhiệm vụ của các bên tham gia (trách nhiệm của cơ sở, trách nhiệm của tổ chức bảo vệ môi trường, trách nhiệm của UBND các cấp) trong việc chung tay bảo vệ môi trường. Tuy nhiên hoạt động của hệ thống quản lý môi trường cấp xã hiện nay còn nhiều hạn chế và vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.
Tại xã Ninh Vân hiện nay chưa có cán bộ phụ trách riêng về các vấn đề môi trường. Vấn đề môi trường liên quan đến nhiều bộ phận khác nhau. Có một phó chủ tịch xã phụ trách Kinh tế, Tài nguyên và Môi trường, ban văn hoá thông tin liên quan đến công tác tuyên truyền lối sống, Trạm Y tế xã phụ trách các vấn đề vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ. Ngoài ra có cán bộ địa chính phụ trách về đất đai.
Ngoài ra ở xã Ninh Vân đã thành lập được Ban quản lý làng nghề, ngoài nhiệm vụ quản lý làng nghề thì ban quản lý còn có nhiệm vụ cùng với các ban ngành đoàn thể từ cấp xã đến thôn đảm bảo vệ sinh môi trường do hoạt động làm nghề gây ra. Quản lý việc sản xuất đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó các thôn cũng đã thành lập được các tổ vệ sinh môi trường. Tuy nhiên tổ vệ sinh này chủ yếu đi thu gom rác thải sinh hoạt. Các tổ vệ sinh này do trưởng thôn phụ trách.
Việc giải quyết mâu thuẫn chung giữa các hộ khi có phản ánh và sự việc xảy ra được thực hiện theo pháp lệnh về hoà giải tại cơ sở. Ban hoà giải tại địa bàn gồm các đại diện của tổ chức Đảng cơ sở, đại diện của UBND xã, đại diện các tổ chức chính trị xã hội như Ban Mặt trận tổ quốc của thôn/xóm, chi hội Người cao tuổi, Phụ nữ, Nông dân…
Nhìn chung, hệ thống tổ chức, quản lý môi trường làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân đang được áp dụng giống như hệ thống, quản lý môi trường làng nghề nói chung.
3.1.2. Một số biện pháp quản lý xung đột môi trường và quản lý môi trường đã được thực hiện tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư
Quản lý XĐMT hay là việc sử dụng các thiết chế xã hội, hệ thống pháp luật và chính sách để thiết chế lập lại trật tự mới trong việc khai thác và sử dụng tác tài sản môi trường, làm giảm đi sự bất bình đẳng xã hội trong phân bố các tài sản môi trường phải là quản lý “một quá trình” xung đột ngay từ giai đoạn tiềm ẩn chứ không phải đến mức độ gay gắt nghiêm trọng mới giải quyết.
Mục tiêu của giải quyết XĐMT nhằm hướng tới phát triển bền vững là điều hoà những vị trí đối lập làm cho quản lý xung đột thành một bộ phận liên kết (không thể tách rời) của quản lý môi trường, liên kết tất cả những người tham gia, đối tác.
Trong xã hội ngày nay, các biện pháp quản lý XĐMT có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác. Dưới đây là mô hình mô hình nguyên tắc xử lý xung đột đã được nhiều người giới thiệu, áp dụng: Theo mô hình này có 5 cách giải quyết xung đột là: Cạnh tranh; Hợp tác; Lảng tránh; Nhượng bộ; Thoả hiệp. Mỗi phương pháp có cách thức vài điều kiện để áp dụng. Như đối với Phương pháp cạnh tranh được áp dụng khi vấn cần được giải quyết nhanh chóng, Biết chắc mình đúng, Vấn đề nảy sinh đột xuất không lâu dài và Bảo vệ nguyện vọng chính đáng…Đối với phương pháp nhượng bộ được áp dụng khi: Cảm thấy chưa chắc chắn đúng; vấn đề quan trọng với người khác hơn mình; cần mối quan hệ cho vấn đề sau quan trọng hơn; vấn đề không bị loại bỏ…
Nguyên tắc chung
• Không thể sử dụng tất cả các phương pháp • Áp dụng các phương pháp theo hoàn cảnh
Nguồn: http://my.opera.com/nnliinfor/info
+ Nếu vấn đề là quan trọng cho dài hạn Hợp tác
+ Nếu duy trì mối quan hệ Nhượng bộ, hoà giải
là quan trọng hợp tác, lẩn tránh
+ Nếu cần giải quyết vấn Cạnh tranh, nhượng bộ
đề nhanh chóng hoà giải
Như vậy, để giải quyết xung đột trong làng nghề cần áp dụng linh hoạt các phương pháp nêu trên tuy nhiên, cần xác định phương pháp hiệu quả và nên sử dụng chủ yếu là phương pháp hợp tác, tiếp đến là phương pháp thoả hiệp, phương pháp cạnh tranh có thể sử dụng trong những hoàn cảnh, tình huống nhất định để thu được kết quả nhanh chóng.
Trong các biện pháp quản lý xung đột môi trường, các nhà xã hội học quan tâm tới quan hệ cộng tác giữa các nhóm, sự đồng thuận xã hội trong việc chia sẻ quyền lợi, tìm tiếng nói chung để ngăn chặn nguy cơ hủy hoại môi