Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 36)

9. Kết cấu luận văn

1.2.1.Tiếp cận chính sách trong quản lý xung đột môi trường

Chính sách là một công cụ quan trọng trong quản lý xung đột môi trường. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chính sách như chính trị học, xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, quản lý học do đó cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về chính sách. Từ cách tiếp cận tổng hợp, tác giả Vũ Cao Đàm đã đưa ra khái niệm “Chính sách là một tổng hợp biện pháp đã được thể chế

hoá, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi của một nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của nhóm này, định hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” [11;26-27]

Có nhiều cách phân loại chính sách, có thể phân loại theo mục tiêu của chính sách, theo phương tiện thực hiện chính sách, theo tầm hạn quản lý, theo quy mô quản lý… Song phân loại theo tiêu chí nào thì chính sách cũng bao gồm hai nhân tố cơ bản là mục tiêu chính sách và phương tiện của chính sách. Quan hệ giữa mục tiêu chính sách và phương tiện chính sách rất quan trọng. Phương tiện có thể thúc đẩy việc đạt được mục tiêu nhưng cũng có thể là nhân tố cản trở. Điều quan trọng là chủ thể ban hành chính sách phải đưa ra được phương tiện phù hợp với mục tiêu chính sách và hiện trạng của hệ thống xã hội.

Một chính sách có thể có các phương tiện khác nhau, các phương tiện này cũng như các công cụ trong quản lý có thể là phương tiện về tài chính, các công cụ về kinh tế, công cụ về pháp lý, các mệnh lệnh hành chính hoặc

các phương tiện tuyên truyền giáo dục nhận thức…Các phương tiện chính sách được sử dụng để tác động vào các nhóm xã hội khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng là chính sách phải tác động tập trung vào nhóm có động lực hay có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện mục tiêu của chính sách. Chủ thể quản lý hoặc người hoạch định chính sách là người cần biết nhóm này để có những tác động phù hợp. Liên hệ đối với đề tài luận văn nhà quản lý cũng cần xác định rõ nhóm xã hội nào gây ra những xung đột môi trường là do đâu để có những tác động chính sách có hiệu quả.

Tác động của chính sách luôn tạo ra sự bất bình đẳng xã hội vì luôn ưu tiên một số nhóm xã hội nhất định khi thực hiện mục tiêu chính sách. Trước tác động của chính sách, cộng đồng xã hội có thể phân chia thành các nhóm xã hội khác nhau gồm nhóm hưởng lợi, nhóm bị thiệt và nhóm vô can. Cùng với nhóm này cũng có những phản ứng khách nhau với chính sách, có thể phản ứng ủng hộ, chống đối hoặc thờ ơ với chính sách. Ngoài ra, chính sách dẫn đến các tác động khác nhau có thể là: tác động dương tính (là những tác động thuận lợi cho mục tiêu), tác động âm tính (là các tác động ngược chiều) và các tác động ngoại biên (các tác động ngoài dự kiến). Do nhiều nguyên nhân khác nhau, chính sách không thể ưu tiên và tạo thuận lợi cho tất cả các nhóm xã hội, tuy nhiên để đạt được mục tiêu một cách tốt nhất, các nhà quản lý cần giảm thiểu các tác động âm tính và ngoại biên phát huy các động dương tính, phát huy vai trò của các nhóm ủng hộ, cải thiện tình trạng của nhóm bị thiệt, tăng cường sự tham gia của nhóm thờ ơ, vô can với chính sách nhằm đạt sự đồng thuận cao nhất trong xã hội. Hiện nay để có một phương pháp luận đúng đắn trong việc hoạch định chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường trước hết cần xác định được một hệ thống đồng bộ những nguyên lý, phương pháp tiếp cận và quan điểm chỉ đạo. Các nhà nghiên cứu khoa học môi trường đã đưa ra những nguyên lý và phương pháp tiếp cận cơ bản bao gồm: Nguyên lý phòng ngừa; nguyên lý phát triển bền vững; nguyên lý phân

tích theo chu kỳ sống; nguyên lý các mục tiêu chất lượng mục tiêu môi trường; nguyên lý kiểm toán môi trường. Khi quản lý môi trường đồng nghĩa với quản lý tích cực mang tính xây dựng các xung đột nghĩa là đây là một quá trình lien kết, hợp tác mà mỗi một con người tỏng cộng động đều góp phần vào quản lý môi trường. [12;227]

Một phần của tài liệu Giải pháp chính sách hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở nhận diện xung đột môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 36)